Báo Trung Quốc: NATO đủ sức chiếm Kaliningrad trong 2 ngày
Liên minh Bắc Đại Tây Dương ( NATO) có thể chiếm được tỉnh Kaliningrad trong vòng hai ngày.
Kịch bản tồi tệ nhất
Mới đây, một bài báo của Trung Quốc nhận định, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự giữa NATO và Nga ở vùng Baltic, các lực lượng liên minh sẽ có thể chiếm được tỉnh Kaliningrad trong vòng hai ngày.
Theo tác giả của bài báo, Nga sẽ tấn công năm đến tám thủ đô châu Âu trong vòng năm ngày để đáp trả, điều này sẽ tự động tăng mức độ xung đột khu vực lên xung đột toàn cầu.
Trước đó, hồi tháng 9/2019, Richard Hooker, nhà nghiên cứu cao cấp Quỹ Jamestown ở Mỹ, đã viết trong báo cáo của mình rằng, sự xâm lược của quân đội Nga đối với các quốc gia Baltic sẽ gây thiệt hại cho tỉnh Kaliningrad.
Hooker không nêu lý do cụ thể dẫn đến xung đột song ông đưa ra giả thuyết rằng, Moscow đang có kế hoạch đối với vùng Baltic.
Tư lệnh không quân Hoa Kỳ tại châu Âu Jeffrey Lee Harrigyan cũng tuyên bố với các phóng viên rằng, Hoa Kỳ đã lên kế hoạch chọc thủng các hệ thống phòng không của Nga ở vùng Kaliningrad.
Harrigyan nói rằng, các công việc cần thiết đang được thực hiện. Theo nguồn tin quân đội Mỹ, Washington đang tích cực xem xét các kế hoạch này và nếu cần thiết sẽ sử dụng chúng.
Ông không cho biết cụ thể kế hoạch như thế nào nhưng trong trường hợp Nga xâm lược các nước vùng Baltic, phản ứng của Mỹ sẽ toàn diện, nhanh chóng và hiệu quả.
Video đang HOT
Tỉnh Kaliningrad
Về phần mình, người đứng đầu tỉnh Kaliningrad, Anton Alikhanov, đã so sánh báo cáo của Hooker như một “tiểu thuyết lá cải”. Thống đốc nhấn mạnh rằng, ông đã mệt mỏi khi bình luận về những điều vô nghĩa mà Mỹ đưa ra.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng, tuyên bố của Tư lệnh không quân Hoa Kỳ tại châu Âu có vẻ kỳ lạ trong bối cảnh phòng không của Mỹ thất bại hoàn toàn ở Ả Rập Saudi.
Người đứng đầu nội các Nga nhớ lại rằng, đồng minh lớn nhất của Mỹ ở Vịnh Ba Tư là Ả Rập Saudi được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, không thể bắn hạ bất kỳ máy bay không người lái và tên lửa hành trình nào của các phiến quân Houthis tấn công vào nhà máy lọc dầu khổng lồ ở Abkeyka của Ả Rập Saudi vào đêm 14/9.
Còn theo đại biểu Duma Quốc gia Nga Alexander Sherin, kế hoạch xâm chiếm Baltic được đưa ra nhằm biện minh cho sự gia tăng ngân sách quốc phòng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
Bộ Ngoại giao Nga trước đây đã bày tỏ lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới. Theo cơ quan này, tổng chi tiêu của NATO trong năm 2019 sẽ vượt quá một nghìn tỷ đô la, chiếm hơn một nửa ngân sách quốc phòng toàn cầu và gấp hơn 20 lần ngân sách quốc phòng Nga.
Nga nói thẳng
Cuối tháng 9/2019, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa tại Kaliningrad hoàn toàn có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công trên không từ Mỹ, bao gồm cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (ám chỉ F-35, F-22).
“Vùng Kaliningrad của Nga được bảo vệ tuyệt đối khỏi mọi kế hoạch xâm lược mà các tướng lĩnh Mỹ mang đến châu Âu”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng nêu rõ.
Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra rằng, tất cả các phi công NATO tình cờ thực hiện các chuyến bay gần không phận Nga ở khu vực Baltic đều nhận thức rõ về năng lực công nghệ của lực lượng phòng không Nga tại Kaliningrad.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga bao gồm khả năng phát hiện mục tiêu sớm và nếu cần sẽ tiêu diệt chúng trước khi chúng đạt được mục đích.
“Nó (hệ thống phòng không) hoàn toàn có thể vô hiệu hóa máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ – loại máy bay vốn chỉ tàng hình đối với người dân và các khách hàng nước ngoài của Mỹ”, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Bộ Quốc phòng Nga cũng nói rằng, Lầu Năm Góc hoàn toàn có lý do để lo ngại rằng, việc Nga chuyển giao các hệ thống S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm lu mờ hình ảnh của máy bay tàng hình F-35.
“Tư lệnh Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Châu Âu và Châu Phi Jeffrey Lee Harrigyan đã thiếu suy nghĩ và tin vào một điều khá ngây thơ về kế hoạch chinh phục Kaliningrad.
Điều này sẽ tác động không tốt tới trước hết là cấp dưới của ông – những người hiểu rõ nguyên tắc quan trọng nhất trong quân đội đó là: Tất cả các kế hoạch đều hoàn hảo cho đến khi trận chiến thực sự bắt đầu”, Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo.
Trường An
Theo baodatviet
Tổng thư ký Stoltenberg: Ukraine không phải thành viên NATO, được giúp đỡ như 'bạn bè, láng giềng'
Ngoài ra, theo lời ông, NATO cũng đã tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của mình tại phần phía đông của Liên minh nhằm đối phó với "mối đe dọa Nga".
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên kênh truyền hình MSNBC, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định về mối quan hệ hiện tại giữa NATO và Ukraine, trong bối cảnh có những lo ngại rằng sự gắn bó giữa Mỹ với NATO, cũng như với các đồng minh của NATO đang bị lung lay, ít nhất là về mặt chính trị, do những vụ lùm xùm liên quan tới Ukraine.
" Tôi nghĩ cần phải hiểu như sau: Ukraine không phải là thành viên của NATO. Chúng ta hiện giờ đang hỗ trợ họ với tư cách là đối tác, bạn bè, láng giềng. Nhưng họ chưa có tư cách thành viên" - ông Stoltenberg cho biết.
Ngoài ra, theo lời ông, NATO cũng đã tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của mình tại phần phía đông của Liên minh, mà cụ thể là ở các nước vùng Baltic và Ba Lan.
Tổng thư ký Stoltenberg khẳng định Ukraine không phải là thành viên NATO, nhưng sẽ được giúp đỡ như 'bạn bè, láng giềng'. (Ảnh: Reuters)
Ông Stoltenberg giải thích rằng, việc Nga sáp nhập Crưm chính là nguyên nhân khiến NATO lần đầu tiên trong lịch sử phải triển khai các nhóm chiến thuật sẵn sàng chiến đấu đến phần phía đông của Liên minh.
Tổng thư ký NATO khẳng định Mỹ là một phần trong kế hoạch đó, đồng thời bày tỏ sự hoan nghênh trước việc Mỹ cũng đang gia tăng sự hiện diện quân sự của mình ở châu Âu và ở vùng Baltic thuộc Liên minh.
Khi được hỏi về tình hình an ninh bầu cử tại các quốc gia thành viên, ông Stoltenberg khẳng định việc can thiệp vào quá trình dân chủ của các quốc gia NATO khác nhau là hoàn toàn có thể xảy ra. " Chúng tôi đã nhận thấy có những nỗ lực như thế ở một số quốc gia" - ông nói.
Tổng thư ký NATO đặc biệt chú ý đến lĩnh vực an ninh mạng. Ông cho biết Liên minh đang thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường an ninh mạng, bảo vệ hệ thống mạng nội bộ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
" Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nỗ lực can thiệp vào các quy trình dân chủ của chúng ta thông qua các chiến dịch tung tin giả và tuyên truyền sai sự thật. Chúng ta cần phải chung tay đối phó với vấn đề này. Và tôi tin rằng việc tuyên truyền không cần phải trái ngược hoàn toàn, mà là tuyên truyền sự thật. Sự thật sẽ chiến thắng. Do đó, đưa ra sự thật chính là cách tốt nhất để đối phó với những nỗ lực thông tin sai lệch nhằm can thiệp vào các quy trình dân chủ" - ông Stoltenberg kết luận.
(Nguồn: MSNBC)
VĂN ĐỨC
Theo vietnamnet
Hải quân 18 nước NATO kéo vào Baltic "dằn mặt" Nga Khoảng 8.600 quân nhân tới từ 18 quốc gia trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tham gia cuộc tập trận hải quân BALTOPS ở biển Baltic nhằm dằn mặt Nga. Tàu chiến các nước NATO tại tập trận BALTOPS 2018. Ảnh: USNV Cuộc tập trận BALTOPS của NATO bắt đầu từ hôm nay (9-6) và dự kiến kéo dài...