Báo Trung Quốc lên giọng dòi trừng trị giới dân chủ Hồng Kông
Một tờ báo nhà nước Trung Quốc hôm nay 26/08/2014 đã kêu gọi dùng “hành động thực thi pháp luật” nhắm vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông. Lời kêu gọi được đưa ra vào lúc một ủy ban lập pháp Trung Quốc sẽ xem xét trong tuần này việc cải cách bầu cử ở thuộc địa cũ của Anh.
Đầu tháng Bảy vừa qua, hơn 500.000 người đã xuống đường tại Hồng Kông đòi hỏi quyền được tự do lựa chọn người lãnh đạo kế tiếp của vùng lãnh thổ này vào năm 2017, qua hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp.
Bắc Kinh huy động thanh niên biểu tình tại Hồng Kông ủng hộ chính quyền Trung Quốc
Những người chịu trách nhiệm chiến dịch ủng hộ dân chủ mang tên “Occupy Central” – tức là “chiếm lĩnh khu Trung tâm thành phố ” đã đe dọa sẽ huy động hàng ngàn người để làm tê liệt khu vực thương mại của Hồng Kông.
Tờ báo Trung Quốc Global Times hôm nay đã đòi có biện pháp mạnh đối với những người đòi dân chủ. Tờ báo nổi tiếng với giọng điệu dân tộc chủ nghĩa cho rằng :
“Nếu các hoạt động đó là một mối đe dọa gây chấn động tại Hồng Kông và tiếp tục gia tăng (…), thì chính phủ Hồng Kông bắt buộc phải có biện pháp cưỡng chế”.
Video đang HOT
Theo Hoàn cầu Thời báo, chính quyền cần phải xóa tan những “ảo tưởng không thực tế” của người biểu tình ủng hộ dân chủ và đánh vào các thành phần tích cực nhất trong phong trào này để “buộc họ phải trả giá cho các hành vi hung hăng và khiêu khích”.
Hiện nay, lãnh đạo của Hồng Kông, một vùng lãnh thổ Trung Quốc được hưởng quyền tự trị rộng rãi, được một hội đồng mà đa số thành viên thuộc diện thân Bắc Kinh bầu lên. Chế độ phổ thông đầu phiếu trực tiếp ở Hồng Kông đã được Trung Quốc công nhận, nhưng Bắc Kinh đã cảnh cáo rằng chỉ có các ứng cử viên “yêu nước” mới được đề cử, gây nên sự phản đối mạnh mẽ ở Hồng Kông.
Tờ Global Times hôm nay còn kêu gọi chính quyền từ chối “bất kỳ một sự thỏa hiệp nào”, cho rằng “Không được để cho Hồng Kông rơi vào phạm vi ảnh hưởng của Phương Tây”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc trong tuần này sẽ xem xét báo cáo về vấn đề này, do lãnh đạo đương nhiệm Hồng Kông đệ trình.
Kể từ khi được giao trả về Trung Quốc vào năm 1997, cựu thuộc địa của Anh Quốc vẫn được hưởng một hệ thống chính trị và pháp lý khác với Lục Địa, và một sự tự do hoàn toàn không có tại Trung Quốc. Thế nhưng người Hồng Kông ngày càng lo ngại về gọng kềm càng lúc càng chặt của Bắc Kinh.
Theo NTD/RFI
Báo Trung Quốc: Việt Nam có thể mua tàu đổ bộ, trực thăng Apache của Mỹ
Việt Nam cũng có thể mua radar giám sát từ xa và cảnh báo sớm, nâng cao khả năng trinh sát trên không ở Biển Đông.
Trực thăng tấn công AH-64 Apache do Boeing chế tạo, được quân đội nhiều nước sử dụng, trong đó có Singapore. Theo tạp chí IHS Jane's Defence ngày 20.8, Indonesia đang đàm phán mua loại trực thăng tấn công này và hy vọng Mỹ kịp giao hàng trước ngày 5.10.2014 - Ảnh: Không lực Mỹ
Trang tin Chinanews.com của Trung Quốc ngày 19.8 cho rằng Việt Nam đang muốn mua tàu đổ bộ, trực thăng tấn công Apache và máy bay diệt tăng A-10 của Mỹ một khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
Trang tin này dẫn lời chuyên gia quân sự Du Wenlong bình luận trên đài truyền hình CCTV về chuyến thăm Việt Nam vừa qua của đại tướng Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey. Ông Du nói rằng Việt Nam đang muốn có các loại vũ khí này để cải thiện khả năng phòng thủ trên biển và trên không.
Trang tin này cho biết vào năm 2007, chính quyền Bush nới lỏng một phần lệnh cấm vận vũ khí, cho phép bán vũ khí không gây sát thương cho Việt Nam. Ông Du cho rằng một khi lệnh cấm bán vũ khí sát thương được Mỹ dỡ bỏ, Việt Nam sẽ cần mua hai loại vũ khí, một loại là phòng thủ và một loại là cải thiện sức mạnh hải quân và không quân nhằm răn đe.
Theo chuyên gia này, hầu hết trực thăng của Việt Nam đều cũ, và nhiều loại là chiến lợi phẩm của Mỹ như UH-1. Nếu Việt Nam có trực thăng tấn công loại AH-64 Apache và máy bay diệt tăng A-10 thì có khả năng kiểm soát vùng trời ở độ cao thấp và gia tăng đáng kể khả năng trinh sát các vùng biển xung quanh.
Ngoài ra, nhu cầu đặc biệt về các tàu đổ bộ cũng được Việt Nam quan tâm, chẳng hạn lớp tàu đổ bộ Wasp đã cũ của Mỹ có khả năng chở trực thăng, sẽ gia tăng khả năng bảo vệ và tấn công rất nhiều.
Việt Nam cũng có thể mua radar giám sát từ xa và cảnh báo sớm, nâng cao khả năng trinh sát trên không ở Biển Đông.
Còn ông Ruan Zongze (Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc) thì cảnh báo quan hệ quân sự nồng ấm Mỹ - Việt sẽ khiến Mỹ can dự sâu hơn vào tình hình Biển Đông.
Bài báo trên trang tin chinanews.com ngày 19.8 - Ảnh chụp màn hình
Máy bay tấn công mặt đất và diệt tăng A-10 Warthog của Không lực Mỹ rời căn cứ Spangdahlem, Đức về nước ngày 17.5.2013. Quân đội Mỹ đang tìm nguồn ngân sách để thay thế các máy bay A-10 được cho là đã cũ và Quốc hội Mỹ không muốn duy trì các phiđội này nữa- Ảnh: Stars & Stripes
Tàu đổ bộ kiêm chở trực thăng lớp Wasp của Hải quân Mỹ, chiếc USS Bataan (LHD 5) đang tập huấn trên biển Ả rập ngày 21.2.2007. Loại tàu này chở quân, xe bọc thép, trên khoang có bố trí trực thăng và cả máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng loại Harrier. Hải quân Mỹ có kế hoạch thay thế lớp tàu đổ bộ đã cũ này bằng lớp tàu America hiện đại hơn - Ảnh: Hải quân Mỹ
Theo Gafin
Báo Trung Quốc: Mỹ là nơi chứa chấp quan Trung Quốc phạm tội Khoảng 18.000 quan chức và nhân viên các DNNN Trung Quốc đã đánh cắp 123 tỷ USD và chạy sang các nước như Mỹ, Canada, Australia và Hà Lan. Tờ Trung Quốc Nhật Báo trích lời một quan chức cấp cao của Bộ Công an Trung Quốc cho biết hơn 150 tội phạm kinh tế Trung Quốc, phần lớn là những quan chức...