Báo Trung Quốc lại lên giọng hiếu chiến
Hoàn Cầu thời báo tuyên bố việc Trung Quốc vừa tập trận tại biển Hoa Đông cho thấy “Bắc Kinh sẵn sàng dùng hải quân giải quyết tranh chấp biển”.
Trong một xã luận mới đây, Hoàn Cầu thời báo tự tin cho rằng cuộc tập trận chung của 11 tàu hải quân, hải giám và ngư chính nước này diễn ra vào ngày 19.10 trên biển Hoa Đông khiến truyền thông Nhật Bản bất ngờ. Thực tế, suốt thời gian vừa qua, tình hình khu vực trên liên tục căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Với giọng điệu hiếu chiến quen thuộc, tờ báo trên nhấn mạnh: “Cuộc tập trận vừa gửi thông điệp rõ ràng tới thế giới bên ngoài rằng Trung Quốc sẵn sàng dùng hải quân để giải quyết tranh chấp biển… Cuộc tập trận lần này liên quan đến hải quân, nhưng lần tới có thể mở rộng với các lực lượng tên lửa nhằm nâng cao khả năng đánh chặn”.
Những hình ảnh Trung Quốc tập trận ở biển Hoa Đông ngày 19.10 – Ảnh: Nhân Dân nhật báo
Chưa dừng lại ở đó, Hoàn Cầu thời báo kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng nhận định: “Người dân trong nước bắt đầu nghĩ rằng vài quốc gia đang đánh giá thấp hậu quả chọc giận Trung Quốc, nên Bắc Kinh cần dạy họ bài học”. Thậm chí, tờ báo này còn ngang ngược tuyên bố “Nhật Bản, Việt Nam và Philippines ngày càng gây chuyện”.
Thực tế, Bắc Kinh liên tục bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về việc gây bất ổn tại biển Đông và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Hồi tháng 7, Bắc Kinh ngang nhiên thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc lại có hàng loạt hành động trái phép như tổ chức kéo cờ kỷ niệm quốc khánh trên đảo Phú Lâm, tổ chức diễn tập tại khu vực vùng biển Hoàng Sa… Ngày 11.10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Trở lại với tình hình biển Hoa Đông, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 20.10 đưa tin 7 tàu hải quân nước này vừa vào vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư lần đầu tiên trong đợt huấn luyện kéo dài 17 ngày. Đến ngày 21.10, Lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) thông báo 4 tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục hiện diện gần quần đảo trên. Giữa lúc Bắc Kinh – Tokyo căng thẳng vì Senkaku/Điếu Ngư, Đài NHK dẫn thông báo từ JCG hôm qua cho biết vừa cứu sống 64 thủy thủ Trung Quốc khi tàu hàng của họ bốc cháy tại vùng biển gần đảo Okinawa.
Trong một diễn biến khác, Tân Hoa xã vừa dẫn thông báo từ chính quyền tỉnh Liêu Ninh cho biết sẽ xây dựng 2 căn cứ máy bay không người lái (UAV) ở khu vực đông bắc Trung Quốc để giám sát ven bờ. Trước đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng 11 căn cứ UAV phụ trách giám sát biển dọc theo bờ biển nước này vào năm 2015.
Video đang HOT
Theo TNO
Trò "phù phép" của Hoàn Cầu thời báo
Hoàn Cầu thời báo (Trung Quốc) đã lập lờ ý kiến của chuyên gia quốc tế để định hướng có lợi cho Bắc Kinh trong tranh chấp biển Đông.
Ảnh: CIL
Ngày 4.7, Hoàn Cầu thời báo (HCTB) đăng bài phỏng vấn với tựa đề China steps up moves in South China Sea (tạm dịch là: Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động trên biển Đông). Bài viết là nội dung trả lời phỏng vấn của Phó giáo sư Robert Beckman ( ảnh), Giám đốc Trung tâm luật quốc tế (CIL) của Đại học quốc gia Singapore, và ông Lưu Phong, nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu quốc gia về Nam Hải (biển Đông - NV). Cuộc phỏng vấn xoay quanh các động thái của nước này trên biển Đông như: Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời thầu quốc tế 9 lô dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam Bắc Kinh dự định thành lập bộ chỉ huy quân sự "TP.Tam Sa", vốn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
Khi được hỏi về quan điểm cá nhân, ông Beckman nhận định là các động thái trên cho thấy Trung Quốc đang tỏ ra quyết đoán hơn. Tuy nhiên, kế sau ý kiến của Phó giáo sư Beckman, HCTB đưa ra trả lời của ông Lưu Phong cho rằng các động thái trên là "hợp lý và cần thiết". Bằng cách dẫn dắt này, HCTB khiến độc giả dễ hiểu nhầm rằng ông Beckman nhận định Bắc Kinh cần thiết phải cứng rắn. Thanh Niên đã phỏng vấn Phó giáo sư Beckman nhằm làm rõ quan điểm của ông về các diễn biến trên.
Một giàn khoan của CNOOC trên biển - Ảnh: Ibtimes
Ông nghĩ thế nào về sự khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc trong các động thái gần đây trên biển Đông?
Diễn biến liên quan đến TP.Tam Sa và CNOOC cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh các hành động củng cố tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Có thể chỉ mang tính biểu tượng nhưng những hành động đơn phương của họ sẽ làm phức tạp thêm tình hình. Việc CNOOC tuyên bố mời thầu nhằm "khẳng định" quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với nguồn lợi trong khu vực "đường lưỡi bò" mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Như thế, Trung Quốc sẽ đụng độ về mặt pháp lý với các tuyên bố của ASEAN.
Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển là nhằm đảm bảo luật pháp quốc gia phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982
Phó giáo sư Beckman
Trong khi đó, theo tôi, mục tiêu chính của việc Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển là nhằm đảm bảo luật pháp quốc gia phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982. Luật Biển Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng điều này chẳng có gì lạ. Nhiều năm qua, Việt Nam luôn chính thức tuyên bố chủ quyền đối với 2 quần đảo trên. Việt Nam cũng đệ trình tuyên bố này lên Tổng thư ký LHQ.
Theo ông, Trung Quốc sẽ có những hành động gì tiếp theo?
Tôi chưa biết Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng việc CNOOC mời thầu chỉ là "biểu tượng" và họ sẽ không cố tuyên bố thêm đối với các lô dầu khác.
Ông nghĩ rằng cần làm cách nào để Trung Quốc tuân thủ luật Biển quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982?
Sự căng thẳng gây khó cho Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) lẫn việc đàm phán để ràng buộc về mặt pháp lý bằng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Vì thế, hy vọng là Trung Quốc hiểu rằng tính hợp pháp của việc nước này tuyên bố chủ quyền sẽ không được công nhận bởi các bên tranh chấp trên biển Đông, trừ khi Bắc Kinh chứng minh sự phù hợp với UNCLOS 1982. Nếu Trung Quốc vẫn cố chấp với tuyên bố "đường lưỡi bò", thì cách duy nhất là một hoặc các bên trong ASEAN cần viện dẫn UNCLOS 1982 và đưa sự việc ra hội đồng trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, cần tính toán kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định này một cách khéo léo, không tạo cớ cho Trung Quốc gia tăng căng thẳng.
Tờ báo hung hăng Trong khi Trung Quốc luôn khẳng định sẽ "phát triển hòa bình" nhưng Hoàn Cầu thời báo lại thường xuyên đưa ra những thông điệp hiếu chiến. Hồi tháng trước, báo này phát động chương trình "Liên hiệp hành động Nam hải (biển Đông - NV)" thông qua game World of Tanks. Theo đó, đơn vị cung cấp game WoT sẽ quyên tặng vật chất, cho những binh sĩ Trung Quốc đang đóng trái phép tại Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền Việt Nam, dựa trên tổng thời gian chơi của tất cả các thành viên. Không những thế, báo này còn hợp tác lập diễn đàn để người chơi đưa ra những lời lẽ cực đoan, hiếu chiến, kêu gọi cưỡng đoạt các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Trước đó, trong bài xã luận đăng ngày 12.4, Hoàn Cầu thời báo kêu gọi hải quân Trung Quốc nên can thiệp vào các tranh chấp trên biển Đông. Trong khi nhiều lo ngại, bất ổn trên biển Đông đều do Trung Quốc tạo ra thì tờ báo lại cho rằng nước này đang bị "ức hiếp, bao vây nên quân đội cần phản ứng". Vào tháng 10 năm ngoái, Hoàn Cầu thời báo từng lớn tiếng khẳng định: "những hành động quân sự là cần thiết" để giải quyết tranh chấp trên biển. Kích động hơn, báo này còn tuyên bố các bên tranh chấp "chuẩn bị hứng chịu âm thanh của đạn pháo". Bên cạnh đó, tờ báo cũng thường xuyên có những bài xã luận lên giọng "dạy dỗ, cảnh báo" các bên tranh chấp phải "thận trọng, cân nhắc hậu quả" mỗi lần họ phản ứng lại những tuyên bố, động thái sai trái từ Trung Quốc. Thực tế, không chỉ Hoàn Cầu thời báo, nhiều đơn vị truyền thông khác của Trung Quốc cũng thường xuyên đưa ra những tuyên bố hiếu chiến hay thông tin sai lệch về tình hình biển Đông. Tình trạng này khiến cho một số học giả của chính nước này tỏ ra lo ngại. Hôm qua, chuyên gia Chu Hào thuộc Viện Nghiên cứu Nam và Đông Nam Á tại Trung Quốc viết bài xã luận trên tờ China Daily cho rằng Bắc Kinh cần kiềm chế trong các hành động trên biển Đông, tránh sử dụng vũ lực. Nếu không, theo ông Chu, nỗ lực xây dựng hình ảnh "láng giềng hữu hảo" của Trung Quốc sẽ sụp đổ và biển Đông sẽ trở thành "cái bẫy cho sự phát triển hòa bình" của nước này. Lê Loan
Trung Quốc làm game nói xấu Nhật Bản Ngày 6.7, Hoàn Cầu thời báo đưa tin Trung Quốc vừa tung ra game chơi trên máy tính bảng iPad, mang tên Bảo vệ Điếu Ngư (tức quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà nước này đang tranh chấp với Nhật Bản - NV). Trước đó, Hãng tin J-cast của Nhật Bản ngày 5.7 cho hay game này đã được một công ty Trung Quốc cho hoạt động chính thức từ ngày 21.6. Theo đó, đây là game chiến đấu với 71 chiến trường, mỗi chiến trường mang tên một hòn đảo. Phần giới thiệu bối cảnh game mở đầu bằng nội dung: "Chính quyền Nhật Bản mưu đồ cướp quần đảo Điếu Ngư của chúng ta" và miệt thị người Nhật là "lũ quỷ". Game còn được giới thiệu là người chơi sẽ có được khoái cảm "thể nghiệm tiêu diệt kẻ xâm lược". Đáp lại, J-cast chỉ trích lời lẽ trong game vô cùng kích động và không đúng với chủ trương của Tokyo về Senkaku/Điếu Ngư. Trong một diễn biến khác, tờ Daily Inquirer dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho hay nước này sẽ không đàm phán song phương với Trung Quốc về biển Đông tại Hội nghị ngoại trưởng các nước Asean lần thứ 45 (từ ngày 9-12.7) ở Phnom Penh, Campuchia.
Hoàn Cầu Thời báo (Trung Quốc) trong thời gian qua thường xuyên đưa ra những thông điệp hiếu chiến
- Ảnh: chụp lại từ Globaltimes.cn và Huanqiu.com
Theo Thanh Niên
Tàu Trung Quốc cách Senkaku hơn 1 hải lý Tàu hải giám 50 đang hướng đến rất gần một trong các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở cự ly 1,55 hải lý - Ảnh: Xinhua Chỉ hai ngày sau khi tuyên bố Bắc Kinh và Tokyo sẽ sớm ngồi vào bàn đàm phán, Trung Quốc lại đưa tàu lấn sâu vào vùng biển chỉ cách Senkaku/Điếu Ngư 1,55 hải lý (2,87km),...