Báo Trung Quốc khoe vũ khí trên không ‘khống chế Biển Đông’
Truyền thông Trung Quốc “khoe” rằng máy bay ném bom của nước này có thể không kích chính xác tầm xa, giữa lúc Mỹ sắp điều tàu chiến và máy bay áp sát những đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K của Trung Quốc – Ảnh: Quân đội Trung Quốc
Không quân Trung Quốc có khả năng tiến hành những cuộc không kích chính xác tầm xa trong mọi điều kiện thời tiết, tờ China Daily (Trung Quốc) ngày 14.10 dẫn lời chuyên gia không quân Trung Quốc Fu Qianshao cho hay.
“Máy bay ném bom H-6K của chúng ta đã tham gia những cuộc tập trận tầm xa ở Thái Bình Dương; phi đội H-6K có khả năng tiến hành nhiều chiến dịch khác nhau bao gồm những cuộc không kích chính xác tầm xa”, ông Fu khoe khoang.
Theo chuyên san The Diplomat (trụ sở ở Nhật Bản), H-6K là phiên bản Trung Quốc của máy bay ném bom chiến lược hai động cơ Tupolov Tu-16 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960. Máy bay ném bom H-6K lần đầu tiên bay vào năm 2007 và từ đó trải qua nhiều lần nâng cấp. Nếu không tiếp nhiêu liệu, H-6K có tầm bay tối đa 3.000 km; tuy nhiên tầm bay của H-6K có thể tăng lên đến gần 5.000 km nếu được tiếp nhiên liệu trên không hai lần. Hiện Không quân Trung Quốc có 36 máy bay loại này.
Video đang HOT
“Trước đây, những máy bay ném bom của chúng ta chỉ có thể thả bom nên không thể tiến hành những cuộc không kích chính xác, nhưng H-6K được nâng cấp với những công nghệ tiên tiến, có thể mang và phóng tên lửa hành trình không đối đất và tên lửa diệt hạm, đồng nghĩa với việc có thể tấn công nhiều mục tiêu trên đất liền hoặc trên biển trong một sứ mạng”, ông Fu cho biết thêm.
Máy bay H-6K mặc dù thiếu công nghệ tàng hình nhưng có thể mang theo 7 tên lửa diệt hạm siêu thanh YJ-12 (tầm bắn 400 km) hoặc tên lửa hành trình CJ-20 (tầm bắn 2.400 km), chuyên san quốc phòng IHS Jane’s Defense Weekly (Anh) cho biết. Tạp chí này cũng cho rằng H-6K cũng có thể mang theo nhiều loại vũ khí chính xác mới có sẵn trong kho vũ khí của Trung Quốc.
China Daily đăng tải bài viết với ý kiến chuyên gia Fu đánh giá sức mạnh của H-6K giữa lúc các chuyên gia quốc tế nhận định Mỹ sẽ điều tàu chiến và máy bay tuần tra sâu trong vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý và những hành động ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Cũng trong ngày 14.10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông, và một số quốc gia cố bành trướng sức mạnh quân sự ở vùng biển này (ám chỉ Mỹ) nên chấm dứt thổi phồng vấn đề.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo (Trung Quốc) ngày 15.10 đăng bài xã luận, ngang ngược chỉ trích Mỹ “liên tục gây hấn” ở Biển Đông. Hoàn Cầu Thời báo cho biết thêm quân đội Trung Quốc “nên sẵn sàng có những biện pháp đáp trả tùy theo mức độ gây hấn của Mỹ”.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông khiến châu Á và Mỹ xích lại gần nhau
Hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã thúc đẩy hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia châu Á thêm chặt chẽ - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhận định.
Đường băng phi pháp Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập - Ảnh: AFP
Bloomberg dẫn phát biểu của ông Carter hôm 13.10 nói rằng Biển Đông đã giúp Mỹ tăng cường tương tác với các quốc gia châu Á. Ông dẫn ví dụ: Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và Nhật là những nước đã tăng cường hợp tác trong thời gian qua với Mỹ, nhận định rằng các quốc gia này hành động vì "trật tự được xây dựng trên nền tảng luật pháp ở Đông Á".
Tuyên bố của ông Carter được đưa ra sau cuộc họp 2 ngày tại Boston (Mỹ) giữa các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao Mỹ và 2 người đồng cấp Úc.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishopat tuyên bố: "Chúng tôi cũng cùng quan điểm với Mỹ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên không hành động đơn phương, không hành động theo chiều hướng làm leo thang căng thẳng, mà hành động dựa trên nguyên tắc tôn trọng tự do hàng hải, tự do hàng không".
Còn ông Carter một lần nữa nhấn mạnh: "Mỹ sẽ đưa máy bay, tàu thuyền vào hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép như chúng tôi vẫn đang làm trên khắp thế giới. Biển Đông không phải và sẽ không bao giờ là ngoại lệ".
Ngày 13.10, Phát ngôn viên Hải quân Mỹ Timothy Hawkins cho hay 1 khu trục hạm lớp Arleigh-Burke của Hải quân Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông, rất có thể sẵn sàng nhận lệnh đi vào bên trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc xây ở Biển Đông. Trong ảnh: khu trục hạm USS Lassen của Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông ngày 24.9, xa xa là 1 tàu hộ vệ lớp Giang Hồ V của Trung Quốc bám theo - Ảnh: Hải quân Mỹ
Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ các quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, chính quyền nước này đang chuẩn bị cho kế hoạch đưa tàu chiến và tàu dân sự xuyên qua khu vực 12 hải lý (khoảng 19 km) xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Biển Đông. Mỹ và cộng đồng quốc tế đều không công nhận chủ quyền phi pháp của Trung Quốc cũng như giới hạn 19 km mà Trung Quốc đơn phương áp đặt xung quanh các đảo nhân tạo này.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Tàu chiến Mỹ sắp vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc Tàu chiến của Hải quân Mỹ đã sẵn sàng, chỉ chờ chính phủ bật đèn xanh cho phép là vào vùng giới hạn 12 hải lý ở các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông mà Trung Quốc ngang nhiên cho rằng thuộc chủ quyền của mình. Tàu tác chiến cận bờ (LCS) Fort Worth của Mỹ trong lần tuần tra trên...