Báo Trung Quốc hô hào ‘dạy cho Mỹ một bài học’ ở Biển Đông
Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ngày 25/2 đã lên tiếng kêu gọi các lực lượng của nước này ‘nhả đạn’ hoặc ‘đâm vào tàu chiến Mỹ’ ở Biển Đông ‘để dạy cho Washington một bài học’, trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại vùng biển tranh chấp này.
Tàu chiến Mỹ đi qua khu vực Biển Đông. (Nguồn: Getty Images)
Báo trên nói thêm rằng “mạnh tay với những kẻ xâm phạm Biển Đông là điều tốt cho hòa bình ở khu vực tranh chấp.”
Theo báo trên, Bắc Kinh phải có hành động cứng rắn để “dạy cho Mỹ một bài học” nếu Washington tiếp tục những hành động táo bạo.
Tờ South China Morning Post, có trụ sở ở Hong Kong, còn dẫn lại một bài bình luận của cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc này viết rằng “các lực lượng của Trung Quốc nên bắn cảnh cáo hoặc thậm chí cố tình đâm vào các chiến hạm Mỹ tới gần quần đảo Hoàng Sa.”
Bài bình luận viết thêm rằng quần đảo Hoàng Sa nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc trong hơn 40 năm qua, và là chiến tuyến cuối cùng nhằm bảo vệ Biển Đông./.
Video đang HOT
Theo Vietnam
Báo Trung Quốc công khai mưu đồ quân sự hóa Biển Đông
Hoàn Cầu thời báo công khai bàn luận về việc quân sự hóa Biển Đông, triển khai vũ khí trên các đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng.
Theo Hoàn Cầu thời báo (Global Times), một phụ trương của Nhân Dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc, với đặc điểm diện tích đảo, đá ở Biển Đông tương đối nhỏ, nguồn năng lượng có hạn, bởi vậy bố trí những vũ khí phòng ngự nào thì cần phải lựa chọn và quy hoạch kỹ càng. Trong đó chủ yếu sẽ là trang thiết bị radar, phòng không và hậu cần.
Nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Gần đây, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi khi cùng với Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Richardson điện đàm truyền hình đã nói: "Chúng tôi quyết không mưu cầu quân sự hóa đảo, đá, nhưng cũng quyết không thể không phòng ngự, công trình phòng ngự nhiều hay ít hoàn toàn quyết định bởi mức độ bị đe dọa của chúng tôi".
Lắp đặt thiết bị trinh sát thông tin
Thứ nhất, thiết bị cảnh báo, trinh sát vừa là yêu cầu để bảo vệ chủ quyền đảo, đá, cũng là yêu cầu về giám sát thời gian thực tế, kiểm soát hiệu quả đối với vùng biển, vùng trời phụ cận. Một là, (Trung Quốc) cần phải có radar quản lý vùng trời, radar cảnh giới đối không và radar tìm kiếm trên biển với số lượng nhất định. Hai là, cần phải bố trí hệ thống trinh sát quang học và hồng ngoại với số lượng nhất định. Ba là, còn có thể bố trí một số hệ thống trinh sát điện tử và hệ thống nghe trộm thông tin. Bốn là, bố trí hệ thống sonar đáy biển với số lượng nhất định.
Phòng không là chính, chống tàu đứng thứ hai
Chuyên gia Lý Kiệt cho biết, hiện nay đe dọa lớn nhất đối với các đảo, đá ở Biển Đông vẫn đến từ trên bầu trời và trên biển, các vũ khí được bố trí thường xuyên, lâu dài chủ yếu nên là vũ khí phòng không và chống hạm. Do diện tích đảo, đá có hạn, về mặt phòng không, bình thường có thể bố trí một số hệ thống phòng không tầm gần, ví dụ các hệ thống như: Tên lửa Hồng Kỳ 7 (HQ-7), pháo phòng không tầm gần 730 hoặc pháo cao xạ kiểu tự động... chủ yếu thực hiện nhiệm vụ "phòng ngự điểm", ngăn chặn sự tiến công của tên lửa hành trình, và phòng không khu vực bên ngoài lúc bình thường do tàu hải quân đảm nhận.
Một chuyên gia Trung Quốc khác cho rằng nếu tình hình căng thẳng, có thể điều các hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9 (HQ-9), Hồng Kỳ 12 (HQ-12), Hồng Kỳ 16 (HQ-16) hoặc S-300, lựa chọn các đảo ở tuyến đầu, có diện tích đủ lớn để bố trí. Nhưng bố trí hệ thống tên lửa phòng không loại lớn như vậy không chỉ cần diện tích đủ lớn mà còn cần bố trí thành hệ thống, tốt nhất là bố trí theo đơn vị chiến thuật , có lợi cho việc chống quấy nhiễu và tấn công với quy mô lớn, và yểm trợ cho nhau. Nếu chỉ bố trí một, hai hệ thống thì dễ bị phá vỡ từng cái. Ngoài ra, bố trí hệ thống phòng không cũng cần xem xét việc phối hợp sử dụng với tên lửa phòng không của tàu chiến hải quân.
Vị chuyên gia này cho rằng, ngoài hệ thống phòng không, nên bố trí vũ khí chống hạm với số lượng nhỏ, bình thường nên bố trí pháo bảo vệ bờ biển với các kích cỡ khác nhau, chủ yếu ứng phó với sự khiêu khích và quấy nhiễu của nhóm địch nhỏ, đây chính là đe dọa chủ yếu trong thời bình. Trong thời kỳ căng thẳng có thể bố trí "Ưng Kích - 8", "Ưng Kích - 62"... để có lợi cho việc phong tỏa kiểm soát biển, tiến hành "lấy đất trị biển". Ngoài ra, còn nên bố trí vũ khí chống ngầm và vũ khí chống người nhái với số lượng nhỏ.
Chuyên gia Lý Kiệt cho rằng, hiện nay các đảo, đá ở Biển Đông xây dựng cầu tàu tương đối nhỏ, không có cách nào bố trí tàu chiến loại lớn, có thể điều tàu loại trung và vừa tiến hành tuần tra định kỳ, tương lai cũng có thể điều máy bay tuần tra định kỳ. Có điều, một chuyên gia khác cho rằng, trong thời bình, tại các đảo, đá có điều kiện phải bố trí máy bay tiêm kích với số lượng nhất định, không nên liên hệ với "tình hình".
Lý Kiệt nhấn mạnh việc dùng vũ để chế ngự hiệu quả, "đạt đến mục tiêu đối phương có thể bắn phát thứ nhất nhưng không có cơ hội bắn phát thứ hai".
Tăng cường xây dựng công trình hậu cần
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ một số đảo, đá hiện nay có khả năng chính là tàu khu trục của hải quân. Tàu khu trục và tàu hộ vệ có hệ thống trinh sát, cảnh báo và hỏa lực đối không, đối hải tương đối toàn diện, nhưng việc bố trí cố định này một mặt có giá thành tương đối cao, mặt khác đã hạn chế năng lực cơ động của tàu chiến, trên thực tế là đã hạn chế phát huy hỏa lực hơn nữa. Vì vậy, bố trí vũ khí với số lượng nhất định trên các đảo, đá tiết kiệm hơn về mặt kinh tế.
Việc bố trí vũ khí loại lớn (bao gồm máy bay chiến đấu) không nhất thiết phải cố định, có thể áp dụng phương thức bố trí luân phiên.
Để cho lực lượng bảo vệ bờ biển của hải quân, lực lượng phòng không của không quân, lực lượng máy bay chiến đấu luân phiên đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ lập thể. Việc này cần làm tốt quy hoạch tổng thể. Đặc biệt là hệ thống thông tin và hệ thống radar, thống nhất phương thức thông tin.
Minh Châu
Theo_Kiến Thức
Báo Trung Quốc đổ lỗi Nga, Pháp làm hỏng kế hoạch cứu con tin Trung Quốc Báo chí Trung Quốc đổ lỗi cho các cuộc không kích của Nga và Pháp ở Syria là nguyên nhân làm kế hoạch giải cứu con tin người Trung Quốc thất bại, dẫn đến cái chết của con tin. Ole Johan Grimsgaard-Ofstad, 48 tuổi, người Na Uy (trái) và Fan Jinghui, 50 tuổi, người Trung Quốc - Ảnh trên tạp chí tuyên truyền...