Báo Trung Quốc đưa sức mạnh quốc phòng Việt Nam lên mây
Báo Trung Quốc đặt nhiều lực lượng của Quân đội Việt Nam lên bàn cân và tung hô Việt Nam có sức mạnh quân sự hàng đầu khu vực.
&’Kilo Việt Nam đủ sức san phẳng đảo Hải Nam’
Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) vừa có bài viết ca ngợi sức mạnh hạm đội tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam. Theo đó, sáu tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam mua của Nga chắc chắn sẽ được sử dụng một khi quân đồn trú Việt Nam ở quần đảo Trường Sa bị phong tỏa.
Hải quân Việt Nam đã nhận được từ Nga 3 tàu ngầm lớp Kilo. Tất cả các tàu này đều được trang bị tên lửa hành trình 3-14E Club-S. Tên lửa này có tầm 280 km và có thể vươn tới Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, nơi đặt bộ tư lệnh hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.
Các căn cứ hải quân chính của Trung Quốc đặt tại đảo Hải Nam cũng nằm trong tầm với của các tên lửa của tàu ngầm Việt Nam. Ngoài ra, các tàu ngầm lớp Kilo có thể tấn công các hạm tàu bằng ngư lôi GE2-01.
Thời báo Hoàn cầu cũng cho hay, Trung Quốc đã phái tới đảo Hải Nam 3 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn lớp Tấn Type 094 để phòng ngừa bùng nổ xung đột vì quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cũng có thể triển khai ở khu vực này các tàu ngầm lớp Thương Type 093 nếu cần.
Mặc dù các tàu ngầm Kilo của Việt Nam có ưu thế trong tấn công mục tiêu mặt đất và khả năng chống tàu mặt nước, tạp chí Asia Pacific Defense ở Đài bắc viết rằng, chúng không được thiết kế để tác chiến chống tàu ngầm đối phương.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang sử dụng các tàu ngầm Nga trong thời gian khá dài và hiểu biết sâu sắc về các mặt yếu của tàu ngầm Kilo. Vì thế, Hải quân Trung Quốc có nhiều cơ hội hơn để gây tổn thất nghiêm trọng cho các tàu ngầm cùng loại khi xảy ra xung đột quân sự, tuy nhiên sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Việt Nam vẫn có thể khiến bất kỳ đối thủ nào cũng phải kính nể, Thời báo Hoàn cầu viết.
Tàu ngầm HQ-183 TP.HCM neo tại cảng Lữ đoàn tàu ngầm 189.
Phải cẩn thận với &’sát thủ’ diệt hạm của Việt Nam
Ngoài lực lượng tàu ngầm Kilo, Trung Quốc không tiếc những mỹ từ khi ca ngợi &’sát thủ’ chống hạm của Việt Nam. Hồi tháng 6/2014, trang mạng quân sự Sina Trung Quốc có bài viết đánh giá về tên lửa Bastion của Việt Nam.
Theo Sina, tên lửa chống hạm mặt đất do Nga chế tạo lại là “thẻ bài” của Việt Nam ở Biển Đông. Báo Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đã đặt mua hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển kiểu cơ động Bastion của Nga, không rõ số lượng. Hệ thống này gồm 4 xe phóng, 1 xe chỉ huy tác chiến, 1 xe bảo đảm hậu cần và 4 xe vận chuyển-nhồi tên lửa.
Theo bài báo, trong toàn bộ hệ thống Bastion, xe phóng có 2 ống phóng tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont dài 8,9 m là “đơn vị hỏa lực” chính. Một khi cần đưa vào chiến đấu, hệ thống Bastion có thể hoàn thành triển khai trong vòng 5 phút, đồng thời luôn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong 3 – 5 ngày.
Sử dụng hệ thống Bastion phóng tên lửa Yakhont có 2 loại mô hình có thể lựa chọn: Khi lựa chọn mô hình bay thấp, độ cao bay của tên lửa chỉ là 9 – 15 m, tầm bắn 120 km; còn khi lựa chọn mô hình bay hỗn hợp, tên lửa trước tiên bay ở độ cao 14.000 m, sau khi tiếp cận mục tiêu sẽ tiếp tục giảm độ cao xuống 9 – 15 m, đồng thời mở radar dẫn đường chủ động phát động tấn công đối với mục tiêu, loại mô hình bay phối hợp cao-thấp này có thể đưa tầm bắn tên lửa tăng lên 300 km.
Nếu Việt Nam triển khai Bastion ở một số hòn đảo trên Biển Đông thì chắc chắn sẽ có khả năng “uy hiếp” đối với tàu chiến hải quân hoạt động trái phép ở vùng biển xung quanh.
Video đang HOT
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam.
Đong đếm phi đội Su-30MK2
Sau khi Việt Nam tiếp nhận 2 chiếc tiêm kích Su-30MK2 ngày 6/12/2014, Trung Quốc đã dành sự chú ý đặc biệt tới sự kiện này.
Theo truyền thông tiếng Trung ngày 14/12, mặc dù Việt Nam không chính thức tiến hành giải thích cụ thể, nói rõ về hợp đồng mua 12 máy bay Su-30MK2 mới, nhưng điều có thể khẳng định là, Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự có mục đích là để có thể tăng thêm sức mạnh đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.
Máy bay chiến đấu Su-30 là một loại máy bay chiến đấu ném bom hạng nặng đa năng được nghiên cứu chế tạo để đối phó với máy bay chiến đấu F-15 Mỹ, có năng lực bay liên tục siêu thấp, năng lực phòng thủ rất mạnh và tính năng tàng hình xuất sắc. Khi thiếu thông tin của hệ thống chỉ huy mặt đất vẫn có thể độc lập hoàn thành nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt, trong đó bao gồm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thọc sâu.
Trong khi đó, tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 18/12 dẫn nguồn từ Đài tiếng nói nước Nga ngày 17/12 đưa tin, tiêm kích Su-30 có uy lực tên lửa-ném bom mạnh, bán kính tác chiến rất lớn. Ngoài vũ khí thông thường, nó mang theo tên lửa chống hạm, có thể hoàn thành hành động quân sự đối với các mục tiêu trên biển.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với khu vực tồn tại tranh chấp lãnh thổ đảo và khu vực thềm lục địa. Rất rõ ràng, Việt Nam đã chọn lựa máy bay Su là do những máy bay này có thể giúp họ giải quyết vấn đề bảo vệ lợi ích dân tộc. Su-30MK2 là máy bay tiêm kích đa năng, đứng vào hàng ngũ loại máy bay tốt nhất thế giới, hơn nữa có một số tính năng vượt trội so với các loại khác.
Tổ lái của mỗi máy bay tiêm kích gồm 2 người. Vì vậy, 32 máy bay cung cấp theo 3 hợp đồng cần khoảng 100 phi công. Chính phủ Việt Nam đề nghị Ấn Độ giúp đỡ đào tạo phi công và vừa nhận được đồng ý.
Chuyên gia Nga giải thích cho rằng, thứ nhất, Việt Nam và Ấn Độ gần nhau. Điều kiện khí hậu bay của phi công Việt Nam và Ấn Độ giống nhau hơn nhiều so với điều kiện của Nga. Ngoài ra, Ấn Độ đã có rất nhiều máy bay tiêm kích Su Nga, 4 năm tới họ sẽ có tới 272 chiếc. Các phi công Ấn Độ nắm rất chắc chúng.
Ngoài ra, Giám đốc Korotchenko, Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Moscow còn cho rằng: Còn phải xét tới quan hệ phức tạp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự, cũng giải quyết được vấn đề tăng cường an ninh của dân tộc mình.
Theo bài báo, Ấn Độ và Việt Nam còn đang thảo luận khả năng cung cấp cho Việt Nam tên lửa BrahMos – loại tên lửa do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất. Tốc độ của loại tên lửa này sẽ gần gấp 3 tên lửa siêu âm Harpoon Mỹ. BrahMos còn có phiên bản trang bị cho máy bay.
Tờ Phượng Hoàng Hồng Kông ngày 18/12 cũng dẫn báo Nga đưa tin, năm 2013, Quân đội Việt Nam đã bí mật đặt mua 12 máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Nga, 2 chiếc chế tạo gần nhất vào ngày 6 tháng 12 đã bí mật vận chuyển đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam, 2 chiếc máy bay này có năng lực tác chiến đột phá phòng không trên biển.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 có năng lực đột phá phòng không tốc độ siêu cao và tấn công lướt biển ở tầng trời siêu thấp. Ngoài ra, 2 chiếc máy bay chiến đấu Su-30 vào cuối năm cũng sẽ bàn giao cho Quân đội Việt Nam.
Trong vòng 8 năm qua, Quân đội Việt Nam đã nhập khẩu 24 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga, triển khai trọng điểm ở tuyến 1 của Biển Đông, tờ Phượng Hoàng cho biết.
Đặc công Việt Nam sánh ngang với SEAL của Mỹ
Sau khi ca ngợi sức mạnh của dàn vũ khí hiện đại của Việt Nam, truyền thông Trung Quốc không quên dành những &’mỹ từ’ để ca ngơi lực lượng đặc công người nhái Việt Nam.
Theo Hoàn Cầu ngày 20/12, trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam có một lực lượng người nhái thực lực rất mạnh. Đặc biệt là phân đội người nhái tinh nhuệ của trung đoàn đột kích 126 Việt Nam, mỗi đội viên đều có thể mang nặng lặn sâu 50 m, lặng lẽ ở dưới nước tới 24 giờ, hoặc hoạt động bí mật ở khu vực bãi cát rộng mà không bị trinh sát.
Là lực lượng tinh nhuệ của Quân đội Việt Nam, lực lượng đột kích lấy người nhái làm chính huấn luyện rất nghiêm ngặt. Khoa mục huấn luyện bắt đầu từ lặn sâu để lấy đồ vật.
Mỗi binh sĩ mang nặng 20 kg, sau đó liên tục tăng thêm, lặn sâu 20 – 50 m. Các binh sĩ còn phải huấn luyện khả năng nằm bất động trong nước, sẵn sàng phục kích mục tiêu cụ thể. Kỷ lục hiện nay là ẩn náu liên tục ở chỗ nước sâu trong biển liên tục 24 giờ.
Trong khi Hoàn Cầu ca ngợi về sự công phu trong huấn luyện thì Tân Hoa Xã lại đặc biệt ca ngợi những chiến công mà lực lượng đặc công người nhái Việt Nam đã thực hiện, đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ.
Mục tiêu tấn công của đặc công nước Việt Nam được Tân Hoa Xã mô tả là bao gồm tàu chiến, cầu phà, bến tàu và các căn cứ trên mặt nước, trên bờ của quân đội đối phương.
“Người nhái là thành phần cực quan trọng của đặc công nước. Họ sử dụng ống thở, thuyền nhỏ, hoặc sử dụng những thiết bị hô hấp đặc chủng để phục kích, gắn thiết bị nổ rồi sau đó hủy diệt mục tiêu”, Tân Hoa Xã dẫn nội dung bài viết của tác giả Uông Xuyên.
&’Sư đoàn người nhái’ trong lực lượng đặc công nước Việt Nam có thể áp sát chiến hạm đối phương trong phạm vi 3m đến 4m sau đó đặt thủy lôi rồi sau đó kích nổ. Tác giả Uông Xuyên nhắc tới trận đánh ngày 1/5/1964, khi đó 6 người nhái Việt Nam dùng thủy lôi từ tính làm nổ tung khoang máy của tàu sân bay &’Card’ của Hải quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
20 phút sau, chiếc tàu tải trọng 15.000 tấn của hải quân Mỹ chìm nghỉm. Thống kê của Uông Xuyên cho rằng trong cả cuộc chiến, người nhái Việt Nam đã đánh chìm 1.000 tàu của hải quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
Theo Uông Xuyên, sư đoàn người nhái 126 được thành lập năm 1969, đây cũng là sư đoàn ra tiếp quản Trường Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sư đoàn này về sau được biết đến phổ biến với cái tên Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 126.
Uông Xuyên nói Lữ đoàn 126 được đầu tư cực lớn về tiền tài, con người và các trang bị chiến đấu hiện đại. Tuy nhiên, do không có thông tin gì về lực lượng đặc công Việt Nam, bài báo trên Tân Hoa Xã tiếp tục đưa ra những lý giải khá mơ hồ.
Lữ đoàn 126 được một số người cho là &’con át chủ bài’ của Việt nam trong việc gìn giữ chủ quyền biển đảo và các vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Một số thông tin nói lữ đoàn 126 có cơ sở huấn luyện ở giữa một ngon núi có sông lớn chảy qua.
Trước đây, từng có báo cáo cho rằng Lữ đoàn 126 có hai trụ sở đặt tại Long An và Khánh Hòa, mỗi năm huấn luyện khoảng 30-50 người nhái đặc biệt tinh nhuệ.
Sau khi đưa ra một vài số liệu mà Uông Xuyên nói là &’tài liệu báo cáo’ và &’tài liệu được Việt Nam’ công khai, tác giả tự kết luận rằng ở TP.HCM còn có các trung đoàn người nhái 11A, 11B với nhiệm vụ phản gián. Trang thiết bị, chiến thuật và kỹ năng của hai đội người nhái 11A, 11B được Uông Xuyên cho rằng &’không kém gì đặc nhiệm Hải quân SEAL của Mỹ’.
Theo Đất Việt
Cựu binh Mỹ nói về sai lầm trong chiến dịch Lam Sơn 719
Một cựu binh Mỹ mới đây xuất bản sách cho rằng nguyên nhân chiến dịch Lam Sơn 719 thảm bại là do quân đội Việt Nam được trang bị các vũ khí tốt hơn cũng như đã bố trí sẵn trận địa từ trước đó rất lâu.
Trong cuốn sách mới xuất bản với tựa đề &'Cuộc xâm lược Lào, 1971 - Lam Sơn 719', tác giả Robert Sander cho rằng đây là trận chiến mà các trực thăng bị thiệt hại nặng nề nhất so với bất kỳ trận chiến nào khác.
Sander từng là một phi công trực thăng trong suốt chiến dịch và là một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp, đã viết cuốn sách này để cung cấp thêm những chú ý đối với một trận đánh được coi là quan trọng của cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Sander chỉ ra rằng chiến dịch phiêu lưu này một phần nhằm mục đích tranh thủ thời gian cho quân đội Việt Nam Cộng hòa củng cố để chuẩn bị cho quân Mỹ rút ra. Tuy nhiên, kết quả thực tế của cuộc tấn công còn xa mới với tới được mục tiêu đó.
Binh sỹ VNCH hành quân lên Nam Lào tháng 2/1971.
Trận đánh đã được xuất phát từ mong muốn của Washington nhằm củng cố lực lượng của quân đội VNCH đủ sức đảm đương nhiệm vụ sau khi Mỹ rút đi. Bởi lẽ vào năm 1971, Tổng thống Nixon đã phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng về việc kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam.
Các nhà hoạch định chiến lược quân sự của Mỹ từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của việc cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh - một mạng lưới đường vận tải kéo dài qua Campuchia và Lào, cho phép Việt Nam cung cấp hậu cần cho lực lượng của mình. Từ thời Kennedy, người ta đã biết Tchepone - một thị trấn ở Lào là thuộc mạng lưới này.
Trong kế hoạch chiến tranh được cả Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa xây dựng, những cân nhắc chính trị về rủi ro của một cuộc đột kích sang lãnh thổ Lào đã được tính đến. Người ta lo ngại một động thái như vậy với nước Lào trung lập có thể lôi kéo Moscow hoặc Bắc Kinh vào cuộc chiến. Tuy nhiên, chính sách hòa dịu với Trung Quốc của Nixon đã làm giảm đáng kể nguy cơ đó và người Mỹ yên tâm hơn.
Pháo binh của quân đội VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719.
Quân đội Việt Nam cũng nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ thị trấn Tchepone (Sê pôn). Sander cho rằng quân đội Việt Nam đã có sẵn các hệ thống phòng không mới nhất của Liên Xô ở đó từ trước khi kế hoạch Lam Sơn 719 bắt đầu. Về số lượng, chúng đủ để khống chế hết các bãi đáp trực thăng.
Sander viết: "Thật vậy, trong những năm 1970, Liên Xô đã cho Việt Nam những vũ khí phòng không mới nhất của họ, cũng giống như họ đã trang bị cho quân đội Ai Cập các vũ khí chống tăng mới nhất trong cuộc chiến tranh tháng 10/1973 sau này".
Nhưng điều đó cũng không phải là yếu tố duy nhất khiến Mỹ tổn thất nặng nề. Sander cho rằng việc thiếu các trực thăng vũ trang là một sai lầm chiến thuật nữa. Ông viết: "Việc thiếu các trực thăng vũ trang để yểm hộ là một yếu tố hạn chế lớn trong cuộc hành quân này".
Ngoài ra, các ưu tiên chiến trường của Mỹ cũng làm suy yếu hiệu quả chiến đấu của quân đội VNCH - những người phụ thuộc vào sự yểm hộ của Không quân Mỹ. Một ví dụ được Sander trích dẫn là những nỗ lực của Mỹ để giải cứu một phi công F4 bị bắn rơi đã trở thành một thảm họa khi chính chúng lại trở thành mục tiêu của lực lượng phòng không đối phương.
Sander lập luận rằng quân đội Việt Nam hiểu rõ các ưu tiên của Mỹ về giảm thiểu thương vong nên đã sử dụng các phi công bị bắn rơi như một mồi nhử để thu hút lực lượng cứu hộ vào khu vực đã bố trí lực lượng.
Thất bại chiến thuật như vậy là do sự thiếu hiểu biết của các sĩ quan về sự thay đổi của chiến sự. Mặc dù quân đội Mỹ đã nhận ra tiềm năng của trực thăng trên chiến trường trong chiến tranh Triều Tiên nhưng đã có các khoảng cách trong các sĩ quan.
Các sĩ quan Mỹ, mà phần lớn là cựu binh Thế chiến II, đã được đào tạo trong các trường không quân cao cấp nhưng kiến thức trong trường là không thể thay thế cho kinh nghiệm.
Các sĩ quan VNCH thậm chí mông lung hơn. Sander nói về tướng Lâm - người chỉ huy chung của chiến dịch, là quá do dự thậm chí không đủ năng lực. Sander nhấn mạnh: "Đơn vị mang đến trận chiến đã được sử dụng tiết kiệm. Tướng Lâm chỉ huy khoảng 30.000 binh sỹ nhưng chỉ có 18.000 người thực sự tham gia vào cuộc tấn công. Trong suốt trận chiến, các quan sát viên Hoa Kỳ đã bị sốc vì tướng Lâm không tập trung lực lượng dự trữ của mình tại một thời điểm trong khi đối phương đã chuẩn bị rõ ràng nguồn lực đầy đủ của mình".
Có ít nhất 9 đơn vị VNCH đã được triển khai ở những nơi không có trận chiến.
Một vấn đề nữa là những khác biệt chính trị giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng thống Nixon. Trong khi Nixon muốn đây là trận đánh có ý nghĩa để ngăn chặn một cuộc tấn công của quân đội Việt Nam và để giành một lợi thế cho cuộc đàm phán ở Paris thì Nguyễn Văn Thiệu lo ngại về sự thiệt hại của những đơn vị mà ông coi là lực lượng bảo vệ Sài Gòn và đã ra lệnh cho tướng Lâm di chuyển các đơn vị này về Sài Gòn càng sớm càng tốt. Hết trích dẫn.
Đây là góc nhìn từ phía một cựu sĩ quan Mỹ về chiến dịch Lam Sơn 719. Nó có giá trị tham khảo nhất định. Tuy vậy, theo quan điểm của Việt Nam, ngay từ đầu quân đội Việt Nam đã không bất ngờ về ý đồ chiến dịch của đối phương và đã lót sẵn lực lượng giăng lưới chờ địch. Bên cạnh đó, lực lượng quân đội Việt Nam đã đóng ở khu vực này để bảo vệ đường Trường Sơn lâu năm nên quen thuộc hơn đối phương. Đó là một trong những yếu tố khiến quân Mỹ và quân VNCH thảm bại trong chiến dịch Lam Sơn 719.
Theo NTD
Vì sao các tàu ngầm Kilo của Việt Nam đều hạ thủy vào ngày 28? Tính đến thời điểm hiện tại, các tàu ngầm Kilo do Việt Nam đặt hàng Nga đóng đều được hạ thủy đúng ngày 28... Một chiếc tàu ngầm Kilo. Mới đây, giới truyền thông Nga dẫn lời người phát ngôn viên ngành công nghiệp đóng tàu nước này cho biết tàu ngầm mang tên HQ-186 Khánh Hoà (đóng tại nhà máy Admiralty) đã...