Báo Trung Quốc đòi chủ quyền đảo Okinawa của Nhật
Tờ báo hàng đầu của Trung Quốc hôm nay kêu gọi xem xét lại chủ quyền của Nhật Bản với đảo Okinawa, khi hai cường quốc châu Á cũng đang vướng trong tranh chấp ở một quần đảo khác.
Đảo Okinawa của Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Theo AFP, trong bài viết dài của mình, Nhân dân Nhật báo, tờ báo thịnh hành nhất ở Trung Quốc và là cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản nước này, lập luận rằng Bắc Kinh có thể có chủ quyền đối với chuỗi đảo Ryukyu, vốn bao gồm Okinawa.
Đảo này là nơi đóng quân của các căn cứ không quân và hàng hải lớn của Mỹ, với 1,3 triệu dân, trong đó hầu hết là công dân Nhật Bản và nói tiếng Nhật.
Các tác giả của bài viết, hai học giả thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, được xem là viện tư tưởng quốc gia hàng đầu Trung Quốc, cho rằng Ryukyu là một “nước chư hầu” của Trung Quốc, trước khi Nhật Bản thôn tính quần đảo vào cuối những năm 1800.
“Các vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến quần đảo Ryukyu đã đến lúc cần được xem xét lại”, ông Zhang Haipeng và ông Li Guoqiang viết, viện dẫn các tuyên bố trước Thế chiến II, yêu cầu Nhật Bản trao trả lãnh thổ Trung Quốc.
Bài viết cũng lặp lại những lập luận của chính phủ Trung Quốc về chủ quyền lịch sử đối với quần đảo không người sinh sống ở biển Hoa Đông được gọi là Điếu Ngư trong tiếng Trung, và Senkaku trong tiếng Nhật.
Video đang HOT
Trong những tháng gần đây, hai nước tăng cường đấu khẩu, trong khi các tàu của Bắc Kinh thường xuyên thâm nhập vùng biển quanh quần đảo hiện do Tokyo quản lý, làm dấy lên lo ngại về một cuộc đụng độ vũ trang.
Trước lập luận của Bắc Kinh, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã lên tiếng bác bỏ và cho rằng bài viết là “thiếu suy nghĩ”.
“Chúng (các đảo) là một phần lãnh thổ không thể nhầm lẫn của đất nước chúng tôi. Đây là thực tế đã được chấp nhận về mặt lịch sử và bởi cộng đồng quốc tế”, ông nói.
Ông Willy Lam, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc thuộc đại học Hong Kong, nhận định rằng, những câu hỏi về chủ quyền của Nhật Bản với Okinawa có thể nhằm mục đích thổi phồng mối tranh cãi ở biển Hoa Đông.
“Tôi nghĩ đây là chiến tranh tâm lý”, ông nói. “Mục đích chính là gây áp lực để ép chính phủ Nhật Bản nhân nhượng về Senkaku/Điếu Ngư”.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh liên tục từ chối đưa ra câu trả lời trực tiếp khi được hỏi về vấn đề này tại cuộc họp báo định kỳ hôm nay.
“Các học giả từ lâu đã quan tâm đến lịch sử của Okinawa và Ryukyu, nhưng quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, và chưa bao giờ là một phần của Ryukyu hay Okinawa”, bà Hoa nói.
Okinawa là đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyu, cách phần lục địa của Nhật Bản khoảng 1.000 km, và là trung tâm của vương quốc Ryukyu từng triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa cho đến khi được Nhật Bản sáp nhập năm 1879.
Tuy nhiên, một số người Trung Quốc nhìn nhận mối quan hệ lịch sử này là nền tảng cơ bản cho chủ quyền và bác bỏ quyền sở hữu của Nhật Bản với quần đảo này như một di sản của chủ nghĩa bành trướng mạnh mẽ vốn đã kết thúc trong thất bại vào cuối Thế chiến II.
Chính phủ Trung Quốc không có những tuyên bố chủ quyền như trên, nhưng truyền thông quốc gia đang dần dần thực hiện các bài viết và bài bình luận đặt câu hỏi về thẩm quyền của Nhật Bản.
Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang ngày càng cứng rắn khi nhấn mạnh về vấn đề chủ quyền, trong khi các nước khác ở châu Á lại đầu tư mạnh vào việc củng cố năng lực hải quân của mình.
Theo VNE
Trung Quốc tuyên bố đóng tàu sân bay mới lớn hơn Liêu Ninh
Tân Hoa xã dẫn lời phó đô đốc hải quân Trung Quốc cho biết, nước này sẽ xây dựng đội tàu sân bay mới lớn hơn tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh-tàu sân bay được xây dựng từ một vỏ tàu cũ của Liên Xô và được đưa vào sử dụng vào năm ngoái.
Tàu sân bay Liên Ninh của Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, tại buổi lễ kỷ niệm 64 năm ngày thành lập hải quân Trung Quốc vào 23/4, Phó đô đốc Song Xue cho biết với phái đoàn quân sự nước ngoài tại Bắc Kinh rằng, các tàu sân bay trong tương lai của Trung Quốc sẽ có nhiều chiến đấu cơ hơn chiếc tàu sân bay Liêu Ninh.
"Trung Quốc sẽ có hơn một tàu sân bay. Chúng tôi hi vọng tàu sân bay kế tiếp sẽ lớn hơn...có khả năng chuyên chở nhiều máy bay hơn và mạnh mẽ hơn. Đó là mục tiêu của chúng tôi", ông Song Xue cho hay.
Tuy nhiên ông cho biết một số thông tin của báo chí nước ngoài cho rằng các tàu sân bay mới của Trung Quốc đang được xây dựng ở Thượng Hải là không chính xác.
Cũng theo ông Song, tàu sân bay Liêu Ninh hiện không thuộc về hạm đội nào trong 3 hạm đội của hải quân Trung Quốc, mà nằm dưới sự chỉ huy và quản lý trực tiếp của trụ sở hải quân.
Thông tin trên cho thấy Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ thúc đẩy kế hoạch hiện đại hóa được một khoản ngân sách khổng lồ, tăng 10,7% so với năm ngoái, hỗ trợ. Giờ đây Trung Quốc đã trở thành quốc gia có ngân sách quân sự lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Taylor Fravel, giáo sư tại Viện công nghệ Massachusetts, chuyên gia về quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, cho hay, "thông tin trên càng chứng tỏ điều mà nhiều người nhận thấy: Liêu Ninh chỉ là tàu sân bay huấn luyện hay "tàu khởi đầu". Cuối cùng Trung Quốc sẽ phát triển những tàu lớn hơn, có khả năng tốt hơn".
Ông cũng cho rằng, thông tin chứng tỏ "PLA hiện nay tự tin hơn nhiều trước kia, dựa trên việc họ sẵn sàng nói về các chương trình quân sự tương lai của mình".
Trong khi đó Tân Hoa xã dẫn lời ông Zhang Zheng, chỉ huy tàu Liêu Ninh, cho biết với phái đoàn nước ngoài rằng, thủy thủ trên tàu đã được huấn luyện thành thục các hệ thống vũ khí trên tàu. Theo ông Song, các chiến đấu cơ J-15 phải cần thử nghiệm thêm trước khi được triển khai hoạt động trên tàu sân bay.
Và 4 ngày trước đây, báo chí nhà nước Trung Quốc cũng cho biết Liêu Ninh sẽ thực hiện chuyến ra khơi xa đầu tiên "trong năm nay". Hồi tháng 3, Lan Yun, chuyên gia đóng tàu Trung Quốc cũng cho biết trên báo chí nhà nước Trung Quốc rằng chuyến ra khơi lớn đầu tiên của Liêu Ninh có thể diễn ra trong vòng 1-3 tháng nữa và Liêu Ninh sẽ tiến tới "vùng biển gần quần đảo Okinawa của Nhật Bản và thậm chí là cả Guam".
Quân đội Trung Quốc cũng đã triển khai các hệ thống tên lửa có khả năng phá hủy tàu sân bay. Những tên lửa chống hạm này được đặt dọc bờ nam của Trung Quốc, chĩa sang Đài Loan. Thông tin được trung tướng Mỹ Michael Flynn, giám đốc Cơ quan tình báo quân sự tiết lộ hôm 18/4 vừa qua trước Ủy ban vũ trang thượng viện Mỹ.
Theo Dantri
"Mổ xẻ" kế hoạch phòng thủ tên lửa của Nhật Bản Nhật Bản đã triển khai các tên lửa đánh chặn Patriot tại thủ đô Tokyo để bảo vệ khoảng 30 triệu cư dân của thành phố trước bất kỳ một cuộc tấn công nào từ Tiều Tiên. Liệu Tokyo có bắn hạ tên lửa của Bình Nhưỡng? Một binh sĩ Nhật đứng gác gần bệ phóng tên lửa PAC-3 cạnh trụ sở Bộ...