Báo Trung Quốc bỗng dưng lại bàn về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama
Tờ Khoa học xã hội Trung Quốc ngày 16/6 đăng bài viết của tác giả Tất Hải Hà, Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam cuối tháng 5/2016.
Quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương
Bài viết cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp hết nhiệm kỳ, nên ông đã lựa chọn thăm Việt Nam và Nhật Bản. Muốn để lại dấu ấn lịch sử, lưu lại thành tích chính trị, chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” là lựa chọn tốt nhất.
“Bước vào thế kỷ 21, so với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc, Mỹ rơi vào vũng lầy của cuộc chiến chống khủng bố và khủng hoảng cho vay dưới chuẩn, vì vậy cách thức ngăn chặn xu thế trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trở thành vấn đề nan giải của Washington” – báo Khoa học xã hội Trung Quốc viết.
Tháng 7/2009, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tiết lộ tín hiệu “quay trở lại châu Á”. Tháng 1/2010, tại thành phố Honolulu, Hawaii, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức đề cập đến sự chuyển hướng “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của ngoại giao Mỹ. Chiến lược này được các đồng minh châu Á của Mỹ hưởng ứng tích cực.
Lúc ban đầu thực hiện chiến lược này, mục đích của Mỹ là muốn dựa vào sức mạnh của các nước châu Á để kiềm chế Trung Quốc, vì vậy hành vi của Mỹ chủ yếu giới hạn ở tuyên bố ủng hộ đối với các nước châu Á-Thái Bình Dương, thiếu các hành động thực chất.
Chẳng hạn, trong sự kiện Scarborough năm 2011-2012, Mỹ hoàn toàn không sẵn sàng can dự. Tháng 4/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và hai người đồng cấp Philippines đã tổ chức Tham vấn cấp cao “2 2″ lần đầu tiên.
Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam, hội đàm chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Bà Hillary Clinton cho biết, Mỹ phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Tháng 6/2012, Tổng thống Philippinese Benigno Aquino đến Mỹ đề nghị Mỹ viện trợ, nhưng bà Hyllary Clinton nhấn mạnh, Mỹ không giữ lập trường đối với tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, khuyến khích giải quyết vấn đề bãi cạn Scarborough bằng đối thoại ngoại giao.
Nhưng, trong nội bộ đồng minh tồn tại một khó khăn, các nước đồng minh yếu lo ngại sẽ bị đồng minh mạnh từ bỏ, nước đồng minh mạnh lo ngại bị các nước yếu lôi kéo mình vào các cuộc chiến tranh không mong muốn.
Mỹ một khi quyết định “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương”, các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ không chỉ là đối tác nhỏ dễ dàng nghe theo Mỹ, mà là đối tượng đánh cờ với Mỹ.
Mỹ chắc chắn mong muốn các nước đồng minh phối hợp chiến lược với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Trong khi đó, các nước châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản và Việt Nam hy vọng nhận được sự ủng hộ rõ ràng của Mỹ trong “đánh cờ” với Trung Quốc, từ đó có thể gây sức ép với Trung Quốc trên bàn đàm phán, buộc Trung Quốc phải nhượng bộ, từ đó tối đa hóa lợi ích của mình – Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định.
Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm thành phố Hiroshima, Nhật Bản cuối tháng 5/2016.
Vì vậy, các đồng minh của Mỹ và một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác có thể xuất phát từ lợi ích tự thân, tìm cách để Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương.
Đến nay, các biện pháp của họ đã có một số hiệu quả. Mỹ hiện đã từ hậu trường đi ra sân khấu, đã tiếp tục tăng cường chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Dương.
Video đang HOT
“Ý đồ chiến lược” trong chuyến thăm Việt Nam, Nhật Bản
Chuyến thăm Việt Nam và Nhật Bản vào tháng 5/2016 của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xác nhận xu thế này. Chuyến thăm này không chỉ đơn thuần là tăng cường quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam và Nhật Bản, có thể có ý đồ khác.
Đặc điểm cục diện chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay chính là áp dụng thế công chiến lược, tìm cách tiếp tục củng cố các thành quả của chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Barack Obama đã trở thành vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm thành phố Hiroshima – nơi Mỹ đã thả bom nguyên tử vào năm 1945. Tổng thống Obama đã trình bày quan điểm về thế giới không có vũ khí hạt nhân, báo hiệu quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật sẽ chặt chẽ hơn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Việt Nam cuối tháng 5, đầu tháng 6/2015.
Nếu nói thời kỳ Chiến tranh Lạnh là đối đầu giữa hai mặt trận lớn Mỹ-Xô, thì Mỹ “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” chẳng khác nào hành động trước để chiếm lợi thế, không ngừng thu hẹp không gian ngoại giao và làm suy yếu vai trò ảnh hưởng của “đối thủ chiến lược” (Trung Quốc).
Điều này thể hiện ở 3 phương diện: Trước hết, lôi kéo các đồng minh để cùng áp dụng lập trường cứng rắn với Trung Quốc.
Chẳng hạn, Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ, trong vấn đề lịch sử, Trung Quốc và Hàn Quốc đều chịu thiệt hại trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thường có lập trường chung đối với Nhật Bản.
Ngày 14/8/2015, bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kỷ niệm tròn 70 năm sau Chiến tranh hoàn toàn không trực tiếp đề cập đến hành động xâm lược và thực dân của Nhật Bản.
Sau một ngày – ngày 15/8/2015, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết, trong bài phát biểu của ông Shinzo Abe có không ít nội dung gây lo ngại. Nhưng mâu thuẫn Hàn-Nhật không có lợi cho Mỹ ngăn chặn Trung Quốc.
Vì vậy, Mỹ tích cực thúc đẩy Hàn-Nhật hòa giải. Tháng 11/2015, bà Park Geun-hye và ông Shinzo Abe đã lần đầu tiên chính thức hội đàm kể từ khi hai người này lên nắm quyền. Sau đó, ít nhất ở bề ngoài, mâu thuẫn Hàn-Nhật không còn tiếp tục xấu đi.
Tháng 2/2016, hai nước Hàn-Mỹ quyết định chính thức khởi động thảo luận vấn đề Mỹ triển khai hệ thống THAAD ở căn cứ quân Mỹ tại Hàn Quốc, việc này đã bị Trung Quốc phản đối.
Tháng 3/2016, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, phạm vi bao quát của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD nhất là phạm vi giám sát của radar X-band đã vượt xa nhu cầu phòng thủ bán đảo (Triều Tiên), đi sâu vào lục địa châu Á, sẽ trực tiếp gây thiệt hại cho lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc.
Rõ ràng, vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD sẽ phần nào ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc.
Thứ hai, lôi kéo các nước “láng giềng hữu nghị” của Trung Quốc. Chẳng hạn, từ lâu, Myanmar là quốc gia “hữu nghị” của Trung Quốc, nhưng chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ coi Myanmar là một quân cờ quan trọng, muốn làm xa lánh quan hệ giữa Myanmar và Trung Quốc.
Tháng 12/2011, bà Hillary Clinton thăm Myanmar, trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Myanmar kể từ năm 1962 đến nay. Tháng 11/2012, Tổng thống Mỹ Obama thăm Myanmar và tuyên bố cung cấp viện trợ 170 triệu USD cho Myanmar.
Thứ ba, tranh thủ lực lượng trung gian. Chẳng hạn các nước như Ấn Độ, Việt Nam không lựa chọn đứng về bên nào giữa Trung-Mỹ. Nhưng Mỹ đã tích cực lôi kéo.
Tháng 6/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Việt Nam và Ấn Độ, giữa Mỹ-Việt ký kết “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ”, giữa Mỹ-Ấn đã ký kết “Thỏa thuận khung quốc phòng 2015 Mỹ-Ấn”. Như vậy, Mỹ đã tăng cường hợp tác quân sự với hai nước này.
Tháng 3/2016, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đề nghị hải quân 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia tiến hành tuần tra chung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đối với vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết, trong giai đoạn hiện nay, Ấn Độ chưa xem xét vấn đề tuần tra chung, nhưng sẽ tham gia tập trận chung. Như vậy, Ấn Độ hoàn toàn chưa lựa chọn đứng về phía Mỹ, nhưng những nỗ lực lôi kéo Ấn Độ của Mỹ rất rõ ràng.
Ngoài ra, tháng 5/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam cũng cho thấy Mỹ đang từ bỏ ân oán lịch sử của Chiến tranh Việt Nam và bất đồng ý thức hệ với Việt Nam, đoàn kết mọi lực lượng có thể để củng cố vị thế chiến lược của Mỹ Đông Á.
Khoa học xã hội Trung Quốc dẫn nhận định của một học giả (không chỉ đích danh) cho rằng khi nhiệm kỳ sắp kết thúc, ông Barack Obama bất ngờ đến thăm Việt Nam, thời gian thăm cũng rất dài, mục đích là để kết thúc quan hệ có một số màu sắc “đối lập” với Việt Nam trước đây, tăng cường hợp tác chiến lược hai nước, cuối cùng tăng cường quan hệ với ASEAN, thúc đẩy chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines lên tàu sân bay USS John C. Stennis khi đang tuần tra ở Biển Đông.
Đáng lưu ý, trong chuyến thăm Việt Nam, ông Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Đây vốn là di sản của Chiến tranh Việt Nam. Việc dỡ bỏ này báo hiệu quan hệ hợp tác quân sự Việt-Mỹ sẽ ngày càng chặt chẽ.
Hiệu quả chuyến thăm Việt Nam và Nhật Bản
Bài viết cho rằng chuyến thăm Nhật Bản và Việt Nam lần này của ông Barack Obama không chỉ có hoa tươi và vỗ tay, mà còn có nhiều “tranh cãi” và “phản đối”.
Đầu tháng 5/2016, một nguồn tin từ Chính phủ Hàn Quốc tiết lộ, Chính phủ Hàn Quốc thường xuyên tiến hành bàn bạc về vấn đề Tổng thống Mỹ thăm Hiroshima Nhật Bản. Trước đây, đây là điều rất hiếm gặp.
Điều này cho thấy giữa Mỹ và hai đồng minh Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) không phải mọi việc đều thuận lợi, mà còn tồn tại một số khó xử.
Ngoài ra, nội bộ Nhật Bản cũng có những bộ phận phản đối lực lượng Mỹ đồn trú tại nước này. Do đó, chỉ dựa vào chuyến thăm Hiroshima thì Mỹ không thể tranh thủ được lòng người ở Nhật Bản.
Mặt khác, xuất phát từ mục đích củng cố chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ muốn Việt Nam học theo Nhật Bản (cũng là một cựu thù của Mỹ) khôi phục quan hệ.
Nhưng, học giả Trung Quốc tuyên truyền cho rằng giữa Mỹ-Việt còn có không ít “bất đồng” về các lĩnh vực thực chất như vấn đề lịch sử, Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hơn nữa, hai nước còn tồn tại “bất đồng to lớn” về chế độ chính trị, quan điểm về dân tộc, nhân quyền, tự do tôn giáo…
Do đó, việc khôi phục và củng cố quan hệ đặc biệt Mỹ-Việt hoàn toàn không phải là việc dễ đàng có thể thành công một sớm một chiều – Tờ Khoa học xã hội Trung Quốc kết luận.
Theo VietTimes
Quan hệ Việt- Mỹ đi về đâu trong tay Donald Trump và Hillary Clinton
Quan hệ song phương Việt -Mỹ đã đi một chặng đường dài và sẽ thế nào khi nước Mỹ có tổng thống mới?
Tổng thống Hillary Clinton: "Trung Quốc hãy đợi đấy!"
Nếu Hillary Clinton được bầu làm Tổng thống Mỹ, bà sẽ rất có thể tiếp tục cách tiếp cận của Tổng thống Obama tới Việt Nam và thậm chí có thể tăng sự tham gia của Washington với Hà Nội. Khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Tổng thống Obama, bà Hillary Clinton rất có kinh nghiệm trong lịch sử nước Mỹ hiện đại, đặc biệt là trong quan hệ với Việt Nam. Khi còn là Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà đi cùng Tổng thống Bill Clinton trong chuyến công du lịch sử của ông đến Việt Nam vào năm 2000.
Liên quan đến vấn đề kinh tế, bà Hillary Clinton trong tất cả các khả năng sẽ tìm cách mở rộng các thỏa thuận thương mại của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Như khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, bà đã cung cấp rất nhiều dấu hiệu hỗ trợ cho các cuộc đàm phán TPP. Ví dụ, trong năm 2012, trong khi ở Singapore, bà đã đưa ra một bài phát biểu nhấn mạnh tiềm năng cho TPP hạ thấp các rào cản, nâng cao tiêu chuẩn, và thúc đẩy tăng trưởng lâu dài trong khu vực.
Trong suốt nhiệm kỳ của mình với chính quyền Obama, Hillary Clinton đã được biết đến là một trong những thành viên nội các "diều hâu". Ví dụ, bà đã vận động để can thiệp vào Libya và sự tham gia của Mỹ lớn hơn ở Syria, chẳng hạn như việc thực hiện một vùng cấm bay của NATO. Thật vậy, bà Hillary Clinton ở khía cạnh nào đó có thể mạnh mẽ hơn tổng thống Obama trong việc khẳng định chính sách của Mỹ ở châu Á -Thái Bình Dương.
Trong suốt chiến dịch, bà Hillary Clinton đã hứa sẽ buộc Trung Quốc "có trách nhiệm" về những hành động hung hăng của mình trong khu vực và để tái khẳng định vai trò của Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương.
Trong 5 năm qua, giới chức Trung Quốc không ngừng lo ngại về việc Chính quyền Obama muốn kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Bắc Kinh thậm chí sẽ lo ngại hơn nữa nếu bà Hillary Clinton giành chiến thắng và trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng vào tháng 1.2017. Các nhà phân tích chính sách của Washington đối với châu Á nhận định bà Hillary Clinton, người giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009-2013 trong chính quyền của ông Obama, ít nhất sẽ mở rộng các chính sách của người tiền nhiệm trong vấn đề Biển Đông và có thể sẽ theo đuổi một lập trường cứng rắn hơn.
Ông Sean King, Phó Chủ tịch Công ty Tư vấn Chiến lược Park tại New York, nói: "Một vị tổng thống như bà Hillary Clinton sẽ mở rộng các chính sách của Chính quyền Obama tại Biển Đông, thậm chí cứng rắn hơn. Bắc Kinh đang lo sợ khi nghĩ tới việc bà Hillary trở thành chủ nhân Nhà Trắng". Nước Mỹ do bà Hillary lãnh đạo sẽ không phát động một cuộc chiến thật sự liên quan tới các nguồn lợi hải sản hay dầu khí ở Biển Đông, hoặc liên quan tới khoảng 500 đảo nhỏ ở vùng biển này. Thay vào đó, Chính quyền Hillary Clinton sẽ tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu của chính quyền Obama đảm bảo quyền tự do hàng hải tại Biển Đông cho các tàu Mỹ, đồng thời duy trì hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á đang quan ngại hành động bành trướng của Trung Quốc.
Chính quyền mới của bà Hillary Clinton có thể sẽ đi xa hơn với việc chống lại Trung Quốc thông qua các tổ chức quốc tế hay những thỏa thuận mà hai nước cùng tham gia. Chính quyền này có thể cũng sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ với Việt Nam và Philippines. Trong khi đó, Ben Reilly, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Các vấn đề Quốc tế thuộc Đại học Murdoch tại Australia, nhận định: "Hồ sơ về Hillary cho thấy Mỹ sẽ có cách phản ứng cương quyết hơn. Sẽ không có chuyện Mỹ gây chiến vì các bãi đá hay đảo san hô, song Washington sẽ khiến Trung Quốc phải trả những cái giá đắt hơn tại các thể chế quốc tế mà nước này tham gia, cũng như trong các vấn đề toàn cầu nói chung". Bà Hillary Clinton giữ chức Ngoại trưởng Mỹ vào thời điểm Tổng thống Obama công bố chiến lược "xoay trục" sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó bao hàm cả sự tăng cường hiện diện quân sự.
Tại hội nghị có sự tham dự của các ngoại trưởng ở Hà Nội năm 2010, bà Hillary nhấn mạnh rằng luật pháp quốc tế là cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền trên biển. Đây là "một cú đòn kín đáo" nhằm vào Trung Quốc, quốc gia đang sử dụng các tư liệu hàng hải cổ để làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền đối với 95% diện tích Biển Đông. Ông Alan Romberg, Giám đốc Chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, nói: "Trung Quốc lo ngại quan điểm của bà Hillary đối với họ. Bắc Kinh hiểu rõ rằng bà Hillary rất giàu kinh nghiệm song bà ấy dễ dự đoán hơn rất nhiều so với ông Donald Trump. Nếu xét theo chiều hướng này, có lẽ Trung Quốc sẽ bớt căng thẳng hơn nếu bà Hillary thắng cử"
Tờ Diplomat bình luận, với lịch sử quan hệ và vị trí của chiến dịch, có thể mong đợi một tổng thống Hillary Clinton tiếp tục mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam, thúc đẩy thể chế hóa các tranh chấp Biển Đông trong tổ chức đa phương như ASEAN, tăng cường năng lực hàng hải và quân sự của các đối tác quan trọng như Việt Nam, mạnh mẽ duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không, thách thức Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Tổng thống Donald Trump: "Nước Mỹ trước đã, các nước tự lo"
Nếu Donald Trump được bầu làm tổng thống, chúng ta có thể mong đợi những bất ngờ. Ông là một ứng cử viên độc đáo cho chức tổng thống Mỹ. Đây là chiến dịch đầu tiên của ông trước công chúng trong vai trò của một người làm chính trị.
Trước đó, Donald Trump là một cái tên được nhiều người biết đến liên quan đến bất động sản, truyền hình thực tế và báo lá cải. Tóm lại, Donald Trump đang chạy đua như một "người ngooại đạo" tìm cách phá vỡ tiến trình chính trị của Mỹ.
Trong bài phát biểu chính sách đối ngoại của mình, Donald Trump đã công bố một chủ đề quan trọng "ưu tiên nước Mỹ". Tuy nhiên, các chi tiết trong chính sách đối ngoại mà Donald Trump đưa ra lại bất đồng với chính những nguyên tắc truyền thống của chính sách đối ngoại của Mỹ. Ví dụ, trong một nỗ lực để chống nhập cư bất hợp pháp và tội phạm có liên quan, ông đã hứa sẽ "xây dựng một bức tường" giữa Mỹ và đối tác thương mại lớn nhất của nó là Mexico. Đối với cuộc chiến chống khủng bố, Donald Trump đã nổi lên ý tưởng tra tấn nghi phạm khủng bố và mục tiêu gia đình của họ. Để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố tại California vào tháng 12. 2015, ông đề xuất một lệnh cấm tạm thời đối với người Hồi giáo vào nước này.
Đối với Việt Nam và châu Á-Thái Bình Dương, có ít nhất bốn lĩnh vực mà một tổng thống Donald Trump sẽ cho kết quả không chắc chắn.
Thứ nhất, về vấn đề thương mại, Donald Trump đã kịch liệt phản đối TPP, mô tả nó như là "một thỏa thuận khủng khiếp" chủ yếu mang lại lợi ích cho Trung Quốc (mặc dù Trung Quốc không tham gia TPP). Donald Trump cũng chỉ trích tư cách thành viên của Trung Quốc trong tổ chức WTO. Để hỗ trợ các công ty Mỹ và người lao động chống cạnh tranh "không công bằng", ông đã cam kết thực hiện một loạt các biện pháp trả đũa chống lại Trung Quốc thao túng tiền tệ, các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, và đánh cắp tài sản trí tuệ. Cùng một loại lý luận có thể được mở rộng đến các nước châu Á khác mà Mỹ có thâm hụt thương mại, chẳng hạn như Việt Nam.
Thứ hai, Donald Trump đã chỉ trích vai trò của hệ thống trên toàn thế giới của liên minh, từ NATO đến Thái Bình Dương. Ông tin rằng các liên minh đang mất cân đối và đồng minh của Mỹ nên mang nhiều gánh nặng hoặc thậm chí bị bỏ rơi nếu quá tốn kém đối với Mỹ. Ví dụ, Donald Trump đã đề xuất rằng các đồng minh hiện đang được bảo vệ bởi những chiếc ô hạt nhân của Mỹ, như Saudi Arabia, Nhật Bản và Hàn Quốc nên tìm kiếm vũ khí hạt nhân của riêng mình.
Thứ ba, Donald Trump đã tuyên bố sẽ không can thiệp vào các cuộc xung đột mà không trực tiếp đe dọa an ninh Mỹ. Ông đã chỉ trích nặng nề sự can thiệp của Mỹ tại Iraq và Libya như là sai lầm. Donald Trump đã không đưa ra một quan điểm rõ ràng về Biển Đông, nhưng cho rằng Mỹ không phải là một bên lien quan trực tiếp, mà nên để cho các nước như Việt Nam và Philippines tự bảo vệ lợi ích của họ.
Thứ tư và rộng hơn, Donald Trump đã nhìn một cách hoài nghi về vai trò của Mỹ như bảo lãnh cho trật tự thế giới. Kể từ khi chiến tranh thế giới II, Mỹ đã trở thành vị trí lãnh đạo toàn cầu, chẳng hạn như phát triển các tổ chức quốc tế, duy trì sự tự do trên biển, phát huy giá trị dân chủ, gây ảnh hưởng đến các cuộc xung đột quốc tế. Với chính sách "ưu tiên nước Mỹ" của Donald Trump, cho dù ông sẽ tiếp tục di sản này, song sẽ tạo ra sự không chắc chắn cho tương lai của quan hệ quốc tế.
Cho dù Donald Trump hay Hillary Clinton sẽ được chọn làm tổng thống mới và sự lựa chọn này sẽ có ảnh hưởng đối với Việt Nam và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Sau chuyến đi lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam và trong thời kỳ cao trào của cuộc đua tổng thống đang diễn ra tại Mỹ, đây là thời điểm thích hợp để xem xét tương lai của quan hệ Việt- Mỹ trong tương lai. Cụ thể, sau ngày bầu cử 8 .11. 2016, nước Mỹ sẽ có một vị tổng thống mới. Tổng thống mới sẽ rất có thể là Donald Trump, người vừa bảo đảm sự đề cử của đảng Cộng hòa, hoặc cũng có thể là bà Hillary Clinton, người là ứng cử viên của đảng Dân chủ. Đánh giá về mối quan hệ Việt- Mỹ có thể thay đổi như thế nào nếu Tổng thống Mỹ tiếp theo là Hillary Clinton hay Donald Trump là cực kỳ quan trọng không chỉ đối với các bên liên quan tại Hà Nội và Washington, mà còn đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là cho vai trò nổi bật của Việt Nam trong các vấn đề toàn cầu trong đó có tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ ở Biển Đông.
Theo Danviet
Đại sứ Ted Osius: Hoa Kỳ không muốn đặt căn cứ tại Việt Nam Trả lời câu hỏi về khả năng Hoa Kỳ tiếp cận vịnh Cam Ranh, Đại sứ Osius tái khẳng định Hoa Kỳ không tìm kiếm và không muốn đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Hoa Kỳ tôn trọng chính sách quốc phòng 'ba không' của Việt Nam. Ngày 9/6, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã có bài...