Báo Trung Quốc bất ngờ ca ngợi quân Ấn Độ ở biên giới
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc mới đây đưa ra bình luận rằng quốc gia có đội quân tác chiến vùng cao nguyên, đồi núi lớn nhất, kinh nghiệm nhất phải là Ấn Độ, không phải Nga hay Mỹ.
Ấn Độ hiện sở hữu lựu pháo hạng nhẹ M777 do Mỹ sản xuất.
Huang Guozhi, chuyên gia quân sự làm việc cho Tập đoàn Công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) đưa ra bình luận trên một tạp chí quân sự Trung Quốc.
NORINCO là tập đoàn chịu trách nhiệm phát triển các thiết bị cơ giới hóa, số hóa và trí tuệ hóa cho quân đội Trung Quốc. NORINCO được biết đến nhiều nhất với mẫu súng trường tấn công Type 95.
Huang cho rằng một trong những kỹ năng tác chiến vùng cao không thể thiếu của binh sĩ quân đội Ấn Độ là leo núi.
“Ở thời điểm hiện tại, quốc gia có đội quân kinh nghiệm nhất và lớn nhất trong môi trường tác chiến vùng cao nguyên, đồi núi không phải là Mỹ, Nga hay các nước châu Âu, mà là Ấn Độ”, Huang bình luận.
Bình luận của Huang xuất hiện trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc đang có tranh chấp biên giới dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Căng thẳng nổ ra vào tháng trước sau khi binh sĩ hai nước lao vào ẩu đả. Cuộc đàm phán cấp tướng diễn ra hồi tuần trước không có kết quả.
Video đang HOT
Bình luận của Huang còn được báo Trung Quốc thepaper.cn dẫn lại. Đây là lần hiếm hoi mà truyền thông Trung Quốc lại có lời lẽ ca ngợi năng lực đối thủ dọc biên giới.
“Leo núi là kỹ năng mà các binh sĩ quân đội nào của Ấn Độ tham gia đơn vị chiến đấu ở biên giới đều thuần thục. Ấn Độ đã tuyển được một lượng lớn binh sĩ là người leo núi chuyên nghiệp”, Huang nhận định. “Với hơn 20 vạn binh sĩ chia làm 12 sư đoàn, lực lượng tác chiến vùng núi của Ấn Độ ở biên giới hết sức đông đảo”.
Huang nói kể từ những năm 1970, quân đội Ấn Độ đã tập trung mở rộng quy mô của các đơn vị chiến đấu ở vùng cao. “Riêng ở khu vực sông băng Siachen, Ấn Độ có hàng trăm trạm gác quanh khu vực có độ cao hơn 5.000 mét, ước tính số binh sĩ hiện diện thường trực lên tới 7.000 người”, Huang nói.
Về trang thiết bị quân sự, quân đội Ấn Độ đã có những nghiên cứu và phát triển nhiều loại vũ khí phù hợp môi trường chiến đấu ở vùng cao, trong đó có thể kể đến các vũ khí hạng nặng như lựu pháo M777, cỡ nòng 155m và trực thăng vận tải hạng nặng Chinook – đủ sức kéo pháo hoặc xe bọc thép.
Huang cũng đề cập đến các mẫu súng bắn tỉa cỡ nòng lớn được các binh sĩ Ấn Độ sử dụng ở vùng cao. Huang cho rằng Ấn Độ có thể huy động nhiều vũ khí uy lực đến vùng cao, nhưng khả năng tự cung tự cấp vũ khí và đạn dược là thách thức lớn, do đây là các vũ khí có nguồn gốc của phương Tây.
“Lục quân Ấn Độ được trang bị các trực thăng tấn công AH-64E Longbow do Mỹ sản xuất, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào không quân”, Huang nhận định.
Theo truyền thông Ấn Độ, thỏa thuận mua 6 trực thăng AH-64E Apache trang bị cho lục quân mới được Ấn Độ ký kết với Mỹ vào đầu năm nay tại New Delhi.
Hợp đồng ước tính có giá 800 triệu USD. Những chiếc AH-64E Apache mà Ấn Độ sở hữu cho đến nay đều thuộc biên chế không quân.
Trump rời Ấn 'trắng tay' về thương mại
Trump chưa ký được thỏa thuận thương mại với Ấn Độ khi kết thúc chuyến thăm ngập tràn hình ảnh trước công chúng song bị cho là "thiếu chất lượng".
Tổng thống Mỹ Trump tới Ấn Độ hôm 24/2, bắt đầu chuyến thăm chính thức đầu tiên đến quốc gia này kể từ khi nhậm chức. Ông chủ Nhà Trắng đã phát biểu tại sân vận động cricket lớn nhất thế giới ở bang Gujarat, quê nhà của Thủ tướng Narendra Modi, trước 100.000 người dân đã chờ ông từ 4h sáng.
New Delhi đã chuẩn bị kỹ cho sự kiện quan trọng này, khi các công nhân gấp rút hoàn thiện sân vận động và dựng lên một bức tường để che khuất những khu ổ chuột xung quanh. Các đàn chó hoang, bò và khỉ đều được di dời.
Ấn Độ cũng dựng hàng nghìn biểu ngữ trên đường, trong khi các lá cờ có hình Trump và Modi được bán chạy. Hàng chục nghìn người xuất hiện dọc tuyến đường tới sân vận động, trong khi Trump trước đó nói rằng "có 6-10 triệu người" sẽ chào đón ông.
Tổng thống Mỹ đã ca ngợi Modi là "một người bạn thực thụ", tán dương quan hệ Mỹ - Ấn Độ và bày tỏ mong muốn tăng cường sự gắn kết giữa hai nước. Lãnh đạo hai nước cũng chia sẻ lo ngại về Trung Quốc và muốn tăng cường quan hệ quốc phòng. Tổng thống Mỹ đã tuyên bố ký thỏa thuận mua bán trực thăng và những khí tài tối tân trị giá 3 tỷ USD cho lực lượng vũ trang Ấn Độ hôm 25/2.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hyderabad House, New Delhi, hôm 25/2. Ảnh: AFP.
Ông chủ Nhà Trắng cũng tỏ ý muốn mở rộng hợp tác không gian với New Delhi, cho biết hai bên đang tiến tới một thỏa thuận thương mại "đáng kinh ngạc". Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất đồng trong lĩnh vực kinh tế giữa hai nước khi chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Trump va chạm với chủ trương tăng cường năng lực nội địa "Make in India" của Modi.
Khi có bài phát biểu kết thúc chuyến công du ngắn tại Taj Mahal cùng Đệ nhất phu nhân Melania, Trump chỉ nhận định Mỹ và Ấn Độ đã đạt được "tiến bộ to lớn" đối với một thỏa thuận thương mại "đáng kinh ngạc". Ông chủ Nhà Trắng sau đó nói thêm "Mỹ phải được đối xử công bằng và Ấn Độ cũng hiểu điều đó nếu hai nước có thỏa thuận thương mại vào cuối năm nay".
Ấn Độ năm ngoái là một trong những quốc gia bị Trump áp thuế nhập khẩu với mặt hàng thép và nhôm, lần lượt là 25% và 10%. Tổng thống Mỹ cũng loại nhiều mặt hàng Ấn Độ khỏi chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đây được xem là nỗ lực của ông chủ Nhà Trắng trong việc cắt giảm thâm hụt thương mại 25 tỷ USD với nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.
Thủ tướng Modi, người đang cố gắng thúc đẩy nền kinh tế vốn bị lạm phát và thâm hụt ngân sách ngày càng lớn, cũng đáp trả lại mức thuế cao hơn đối với hàng hóa Mỹ, trong đó có mặt hàng hạnh nhân California trị giá 600 triệu USD.
Tổng thống Mỹ đã có những kỷ niệm đẹp trong chuyến công du Ấn Độ đầu tiên, song triển vọng về thỏa thuận thương mại giữa nền kinh tế lớn nhất và quốc gia đông dân thứ hai thế giới vẫn được nhận định còn "xa vời". Nhiều người suy đoán thỏa thuận có thể xảy ra khi Ấn Độ hạ thuế quan với xe máy Harley-Davidson cùng các mặt hàng khác của Mỹ.
"Harley-Davidson phải trả mức thuế rất cao khi họ đưa xe máy tới đây, trong khi Ấn Độ cũng bán xe máy vào Mỹ và hầu như không phải chịu thuế. Điều đó thật không công bằng. Tôi muốn có đi có lại và bắt buộc phải như vậy", Trump nói tại cuộc họp báo.
Ngoài vấn đề thương mại, quan hệ Mỹ - Ấn Độ được cho là còn rất nhiều khác biệt. New Delhi từng nhiều lần phản đối đề xuất làm trung gian hòa giải xung đột tại khu vực Kashmir của ông chủ Nhà Trắng. Trong khi đó, Washington không hài lòng khi quốc hội Ấn Độ thông qua dự luật cấp quyền công dân cho người nhập cư từ ba nước Afghanistan, Bangladesh và Pakistan nhưng không gồm người Hồi giáo hồi cuối năm 2019.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Theo vnexpress.net
Đụng độ dữ dội tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) khiến 17 người thiệt mạng Ít nhất 17 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ dữ dội xảy ra tại thủ đô New Dehli, Ấn Độ, liên quan đến một luật mới tại quốc gia này. Tình trạng bất ổn xảy ra ở một số khu vực của thủ đô New Delhi ngày 24/2, thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến thăm Ấn Độ....