‘Bảo trọng, nhưng đừng quay về’, Bắc Kinh nói với cư dân đã tới Hồ Bắc
“Bạn và gia đình có khỏe không? Chúng tôi đang lo lắng về bạn” là tin nhắn mà những người từ Bắc Kinh tới thăm Vũ Hán nhận được.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Bắc Kinh dường như biết rõ cư dân thủ đô đã tới tỉnh Hồ Bắc và yêu cầu họ không quay về.
“Bạn và gia đình phải tự bảo vệ mình và giữ gìn sức khỏe, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của chính quyền địa phương ở Hồ Bắc và trước mắt không quay lại Bắc Kinh”, tin nhắn tiếp tục.
Một nhóm người đeo khẩu trang chơi cờ tướng ở Bắc Kinh. Ảnh: Getty Images.
Các nhà mạng viễn thông ở Trung Quốc có thể theo dõi và xác định vị trí của người dùng điện thoại.
Thủ đô Bắc Kinh cũng có những biện pháp ngăn không cho mọi người ra ngoài đường hay các địa điểm công cộng.
Các công ty ở Bắc Kinh, trừ các công ty sản xuất thiết bị y tế, siêu thị, công ty dược và công ty điện nước, đều phải hoãn làm việc trở lại cho đến ngày 10/2 – một tuần sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, theo tờ Nhật báo Bắc Kinh.
Thành phố Thiên Tân, phía đông nam Bắc Kinh, nơi có 15 triệu dân, cũng đã tạm dừng vô thời hạn các trường học và công sở, New York Times dẫn thông tin từ truyền thông địa phương.
Video đang HOT
Ngày càng nhiều nước đã quyết định đóng cửa biên giới với Trung Quốc và ra lệnh cấm nhập cảnh đối với người Trung Quốc hay người ngoại quốc từng đi qua nước này trong vòng 14 ngày qua.
Số người chết vì dịch virus corona ở Trung Quốc tăng thêm 45 trường hợp trong ngày 1/2, nâng tổng số ca tử vong lên 304. Tổng số ca nhiễm trên thế giới lúc này là 14.551 trường hợp, tính đến sáng sớm 2/2.
Người Trung Quốc đeo kính và mặt nạ sau khi trở về Bắc Kinh từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ảnh: Getty.
Trong ngày 1/2, tỉnh Hồ Bắc ghi nhận thêm 1.921 người nhiễm virus, nâng tổng số ca bệnh tại tỉnh này lên 9.074, theo đài CCTV. Tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc là hơn 14.380.
Có 17 thành phố ở tỉnh Hồ Bắc, với tổng dân số trên 50 triệu người, vẫn chịu lệnh phong tỏa trong nỗ lực khống chế dịch bệnh lan rộng.
Bộ Nội vụ Trung Quốc vừa ra thông cáo yêu cầu các cặp đôi hoãn đám cưới và các gia đình tổ chức đám tang gọn nhẹ để giúp giảm tốc độ lây lan virus.
Theo news.zing.vn
"Cuộc chiến ma túy" ẩn sau cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung
Việc Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang làm "ngập" cộng đồng nước này bằng fentanyl được sản xuất bất hợp pháp khiến quan hệ song phương vốn chẳng tốt đẹp gì giữa Washington và Bắc kinh càng thêm căng thẳng.
Việc Trung Quốc kết án 9 kẻ bán fentanyl cho người mua ở Mỹ hôm 7-11 được coi là "nhành ô liu" Bắc Kinh chìa ra cho Washington trong bối cảnh cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước đang diễn ra.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc là nước cung cấp chính ma túy và các tiền chất hóa học bất hợp pháp vào nước này. Washington đã thúc giục Bắc Kinh kiềm chế nạn buôn bán bất hợp pháp, điều mà Trung Quốc phủ nhận có liên quan. Trong một bài đăng trên Twitter ngày 23-8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không mạnh tay trong việc ngăn chặn dòng chảy thuốc phiện tổng hợp vào Mỹ.
Các gói fentanyl bất hợp pháp được thu giữ ở New York. Ảnh: Asia Times
Ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ USD?
Theo điều tra của NYTimes công bố vào ngày 16-10, Trung Quốc có từ 160.000 đến 400.000 Cty hóa chất, "hoạt động cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp ở một nơi nào đó". Những nhà máy này không chỉ sản xuất fentanyl mà còn làm ra nhiều loại hóa chất và dược phẩm hợp pháp. Điều đó có nghĩa là chúng không thể được so sánh với các phòng thí nghiệm heroin dưới lòng đất hoặc các nhà máy chế biến cocaine, thường được che giấu ở các khu vực hẻo lánh.
Các loại ma túy sau đó có thể được vận chuyển dưới dạng dược phẩm hoặc được giấu trong các lô hàng hóa chất. Các báo cáo cho thấy chúng cũng thường xuyên được gửi bởi các Cty chuyển phát thư, khiến Dịch vụ Bưu chính Mỹ có lẽ là mạng lưới vận chuyển ma túy lớn nhất thế giới thông qua việc chuyển fentanyl do Trung Quốc sản xuất trực tiếp đến các ngôi nhà ở Mỹ. Với quy mô và mức độ phức tạp của các ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm của Trung Quốc, và với lợi nhuận hàng năm ước tính ít nhất là 100 tỷ USD, việc các cơ quan chức năng giám sát và ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp là không hề dễ dàng.
Fentanyl được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1960 và được chấp thuận sử dụng trong y tế ở Mỹ vào năm 1968. Nó thường được sử dụng làm thuốc gây mê trong phẫu thuật tại phòng cấp cứu bệnh viện, hoặc giảm đau cho bệnh nhân ung thư. Trong lĩnh vực giải trí, nó thường được trộn với heroin, có tác dụng an thần lớn và thường gây ảo giác. Bởi vì fentanyl là một loại ma túy tổng hợp, nó dễ dàng được sản xuất chứ không như heroin, đòi hỏi phải thu hoạch và tinh chế nhựa cây thuốc phiện thành chất bột trắng. Nó cũng rẻ hơn đáng kể so với heroin nguyên chất, khiến nó trở thành một loại ma túy được người nghèo ở Mỹ lựa chọn. Theo thống kê chính thức, Fentanyl, một loại thuốc phiện tổng hợp gây nghiện cao, có thể mạnh gấp 50 lần heroin, gây ra hơn 32.000 ca tử vong do sử dụng ma túy ở Mỹ vào năm 2018.
Trung Quốc phủ nhận liên quan
Trước áp lực của Mỹ, hôm 1-5, Trung Quốc đã đưa fentanyl và các chất liên quan vào danh sách các loại ma túy được kiểm soát và cam kết thắt chặt kiểm duyệt. Đồng thời, Trung Quốc cũng công khai khẳng định họ không phải là nhà cung cấp fentanyl lớn cho thị trường chợ đen của Mỹ.
Liu Yuejin, phó ủy viên của Cơ quan kiểm soát ma túy của Bộ Công an Trung Quốc gần đây trích dẫn số liệu thống kê của chính phủ Mỹ cho thấy, chỉ có 6kg trong tổng số 537kg ma túy liên quan đến fentanyl bị chính quyền Mỹ thu giữ từ tháng 10-2018 đến 3-2019 có nguồn gốc từ Trung Quốc. Số liệu thống kê tương tự cho thấy, hầu hết ma túy bị thu giữ đến từ Mexico. Ông Liu cũng bác bỏ các báo cáo cho rằng các Cty Trung Quốc đã vận chuyển fentanyl đến Mexico như một cách để che giấu nguồn gốc chính xác của loại ma túy này. Cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ cải tiến các quy định trong nước để giải quyết nguồn gốc của cuộc khủng hoảng thuốc phiện, và không đổ lỗi cho Trung Quốc về tai họa gây chết người. Trung Quốc khẳng định, mình cũng là nạn nhân của nạn bán thuốc phiện bất hợp pháp, nơi ma túy tổng hợp đang trở nên phổ biến rộng rãi hơn cả thuốc phiện và heroin.
Trong khi đó, các quan chức ma túy Mỹ nhấn mạnh rằng, ngoài việc bán trực tuyến cho người dùng Mỹ, fentanyl cũng đang được vận chuyển từ Trung Quốc đến Mexico, nơi nó được bán cho các băng đảng ma túy với giá khoảng 3.000 USD mỗi ki-lô-gram. Theo điều tra của New York Times, 100kg fentanyl được chiết thành viên sẽ có giá trị hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ USD. Các báo cáo khác dẫn lời các nhân viên kiểm soát ma túy của Mỹ cho biết, fentanyl từ Trung Quốc có thể được mua trên thị trường chợ đen với giá 6.000 USD mỗi ki-lô-gram. Sau khi trộn với heroin và ép thành bánh, nó có thể được bán với giá lên tới 1,6 triệu USD trên đường phố Mỹ.
Ảnh hưởng đến đàm phán
Hiện chưa rõ việc những kẻ buôn lậu fentanyl bị kết án hôm 7-11 sẽ tạo động lực hoặc xây dựng niềm tin mới cho các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc hay không, nhưng thực tế là các vụ bắt giữ được thực hiện sau khi Bắc Kinh hành động theo một "bí quyết" mà Bộ An ninh Nội địa Mỹ đưa ra hồi năm 2017, cho thấy mức độ hợp tác giữa hai bên được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Ủy ban kiểm soát ma túy Trung Quốc cho biết, các bản án này không liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nhưng ông Trump đã kết nối vấn đề "đại dịch" fentanyl của Mỹ với cuộc chiến thương mại rộng lớn với Trung Quốc. Theo một báo cáo ngày 7-11 của mạng tin tức CNBC, ông Trump rất quan ngại việc sử dụng ma túy quá liều, và ông đã không muốn ngồi xuống đàm phán cho đến khi Bắc Kinh thừa nhận có liên quan.
AN BÌNH
Theo cadn.com.vn
Ủy ban Mỹ: Cần hủy vị thế đặc biệt của Hong Kong nếu TQ đưa quân vào Washington cần đình chỉ vị thế kinh tế đặc biệt của Hong Kong nếu Bắc Kinh triển khai lực lượng vũ trang đến thành phố, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung cảnh báo. Trong báo cáo thường niên công bố hôm 14/11, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung thuộc quốc hội...