Bảo trì, nâng cấp chứ không xây mới cầu Long Biên
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết, quan điểm chỉ bảo trì, nâng cấp, tăng khả năng giao thông chứ không dỡ bỏ hay xây mới cầu Long Biên đã được lãnh đạo thành phố và ngành giao thông đồng tình.
“Việc đầu tư xây mới một cây cầu không khó, nhưng với cầu Long Biên thì chỉ việc sửa chữa, nâng cấp cũng vô cùng khó khăn bởi cây cầu mang tính bảo tồn”, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói.
Cầu Long Biên gắn bó với lịch sử của Hà Nội (ảnh tư liệu)
Ông Tân cho biết, tại buổi làm việc giữa Bộ GTVT với thành phố Hà Nội, Sở GTVT đã đưa ra kiến nghị chỉ nên bảo trì, nâng cấp và tăng khả năng giao thông cho cây cầu. Ý kiến đó đã được hai bên đồng tình.
Nói về 3 phương án vị trí cầu vượt sông Hồng thuộc Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I có liên quan đến cầu Long Biên, ông Nguyễn Xuân Tân cho biết, việc di dời hay cải tạo xây mới cầu không phải là câu chuyện về ý thích của một ai đó. Các phương án đưa ra phải đảm bảo tính khoa học, hạn chế tối đa việc phải giải phóng mặt bằng, di dân, đồng thời cũng phải đảm bảo yếu tố ngoại giao.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ GTVT đưa ra 3 phương án vị trí cầu vượt sống Hồng thuộc Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I. Theo đó, phương án 1 là di dời 9 nhịp đầu cầu Hà Nội về phía thượng lưu cách tim cầu cũ 85m để bảo tồn. Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại.
Phương án 2: Dỡ cầu Long Biên cũ và xây cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại với kết cấu nhịp dàn thép và hình dáng tương tự với thiết kế ban đầu của cầu Long Biên. Tức là cầu cũ sẽ được bảo tồn sống theo quan điểm bảo tồn và phát triển. Phương an 3: Xây dưng câu mơi co môt phân vi tri tai tim câu hiên tai, giư nguyên cac nhip câu cu đê bao tôn.
Các phương án trên của Bộ GTVT cũng nhận được nhiều ý kiến phản biện của kiến trúc sư. Theo kiến trúc sư Trần Huy Ánh, cầu Long Biên gắn bó với lịch sử Hà Nội và khi đã là một di tích lịch sử văn hóa cần được bảo vệ thì cả 3 phương án Bộ GTVT đưa ra mới đây đều chưa thỏa đáng.
Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho rằng cần kết hợp phương án 1 và 2 – cầu cũ làm lại như cũ và giảm tải trọng, chỉ để chạy tuyến tàu du lịch, đường sắt đô thị tuyến số 1, phục vụ người đi bộ, xe thô sơ kết hợp các lối đi ra bãi giữa sông Hồng phục vụ du lịch. Cầu mới xây cách tim cầu cũ 85m về phía thượng lưu, có đương săt đôi chay ơ giưa, làn đường cho ô tô xe máy hai bên. Cầu mới đáp ứng nhu cầu giao thông cho hàng trăm năm tới, kết cấu hiện đại, đáp ứng các kịch bản phát triển giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy.
Quang Phong
Theo Dantri
Sở GTVT Hà Nội nói gì về bảo tồn cầu Long Biên?
"Sửa chữa một cây cầu không khó nhưng quan trọng là việc sửa chữa ấy phải có tính bảo tồn, gắn với lịch sử dân tộc".
Người phát ngôn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân nêu quan điểm với phóng viên các báo đài về việc bảo tồn cầu Long Biên với nhiều phương án được đưa ra, và đang nhận được nhiều ý kiến xoay quanh chủ trương này.
Liên quan đến chủ trương này, ông Tân cho biết trước đây Bộ GTVT và Hà Nội đã có buổi làm việc. Giám đốc Sở GTVT cũng đã nêu quan điểm của Sở về việc này.
"Sửa chữa một cây cầu không khó nhưng quan trọng là việc sửa chữa cây cầu ấy phải có tính bảo tồn, gắn với lịch sử dân tộc. Ngoài ra còn phải đảm bảo cả yếu tố ngoại giao. Vì cây cầu này do Pháp xây dựng, đến nay cầu Long Biên đã có tuổi thọ hơn 100 năm" - ông Tân cho biết.
Mặc dù vậy, theo Phó giám đốc Sở GTVT, đến thời điểm này khả năng chịu tải cầu Long Biên rất kém. Nhưng nếu theo phương án làm lại mới thì công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Giải quyết bài toàn này rất khó. Làm một cây cầu chẳng khó gì, nhưng tiền ở đâu, đầu tư bằng nguồn nào là cả một vấn đề cần phải cân nhắc.
"Quan điểm của Sở GTVT Hà Nội là bảo trì, nâng cấp phát triển lại cây cầu giống như một ngôi nhà cổ. Cần hạn chế giải phóng mặt bằng, di dân phố cổ, vì đây là việc làm rất khó. Tuy nhiên việc quyết định cụ thể thế nào phải phụ thuộc vào cấp có thẩm quyền phê duyệt chứ không phải thích thì làm" - ông Tân nói.
Đang có 3 phương án trong việc bảo tồn cầu Long Biên
Trước đó, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng, VHTT&DL, UBND TP Hà Nội xin ý kiến trong việc bảo tồn cầu Long Biên, vì cây cầu này có liên quan đến dự án đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi.
Bộ GTVT đã đưa ra 3 phương án đối với cầu Long Biên. Đầu tiên là phương án xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu Long Biên hiện nay và di dời 9 nhịp cầu phía Hà Nội về hướng thượng lưu, cách cầu 85 mét để bảo tồn. Qua đó, cầu Long Biên sẽ được gia cố, sửa chữa nguyên bản để khai thác phần đường 2 bên cầu.
Phương án 2 được Bộ GTVT đưa ra là tháo dỡ cầu Long Biên cũ, xây cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại. Cây cầu mới sẽ có hình dáng tương tự cầu cũ, nhưng công năng thay đổi, dùng cho cả đường sắt, đường bộ.
Phương án 3 là xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn.
Điểm đáng chú ý là thực hiện cả 3 phương án này sẽ cần khoảng 60 nghìn m2 đất, và phải di dời hơn 600 nhà dân. Chi phí để làm lại cây cầu này khoảng trên dưới 9 nghìn tỷ, trong đó chi phí cho GPMB gần 1 nghìn tỷ đồng.
Theo Thành Nam (Infonet.vn)
Đẹp ngỡ ngàng cây cầu "sống" qua 3 thế kỷ ở Hà Thành Hiền lành và chở che, với những giá trị của quá khứ lắng đọng trên từng nhịp, cầu Long Biên đã, đang và sẽ mãi là biểu tượng; là niềm tự hào của người dân Hà Nội. Hơn 100 năm trước, vào tháng 9/1898, Toàn quyền Đông Dương đã làm lễ khởi công một cây cầu vắt ngang dòng sông Mẹ. Cầu được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận

Bảo mẫu liên tục tát 'bôm bốp' vào đầu, mặt bé gái khoảng 1 tuổi

Vụ cháy nhà 3 người chết ở TPHCM: Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm làm rõ nguyên nhân

Đề nghị kỷ luật cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

Thông tin mới vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì trên đường đi Đầm Sen

Cháy nhà, 3 người chết ở TPHCM: Bác sĩ đến sớm nhưng không thể cứu nạn nhân

Hải phòng một ngày xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong

Vụ chuyển nhầm 427 triệu đồng cho người nghi đã mất: Các bên phải làm gì?

"Tiktoker giang hồ" làm giám khảo: Không thể chấp nhận nổi!

Kè chống xói lở hơn 3 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng đã vỡ tan hoang

Giáo viên tiểu học bị đình chỉ công tác sau khi tát học sinh 9 lần

Khẩn cấp di dời nhiều hộ dân ở TP Lào Cai
Có thể bạn quan tâm

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất
Thế giới
22:13:32 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
Sức khỏe NSƯT Chí Trung sau ca phẫu thuật khối u
Sao việt
21:45:07 02/04/2025
Kim Soo Hyun phản hồi cáo buộc ép Sulli đóng cảnh nóng, chỉ 1 câu mà bị chế giễu khắp MXH
Hậu trường phim
21:43:07 02/04/2025
Bắt 2 cán bộ Sở NN&MT Cà Mau vì nhận hối lộ khi đăng kiểm tàu cá
Pháp luật
21:40:13 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025
Vợ cũ Tom Cruise mặc xuyên thấu không nội y, nhan sắc tuổi 47 gây chú ý
Sao âu mỹ
21:13:02 02/04/2025
Nóng: Lực lượng cứu hộ Việt Nam ở Myanmar giải cứu 1 nạn nhân động đất còn sống
Netizen
21:07:02 02/04/2025
Vợ chồng Duy Mạnh dạy con cực khéo, tiểu thư Quỳnh Anh lộ tính cách thật chỉ qua 1 giây lườm chồng
Sao thể thao
20:56:35 02/04/2025