Báo TQ dọa có thể dễ dàng phóng tên lửa tiêu diệt hai tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 4.7 đăng tuyên bố cho rằng các tàu sân bay Mỹ hoạt động ở Biển Đông gần đây là “do quân đội Trung Quốc cho phép”.
Trung Quóc gần đây đã mở cuộc tập trận phi pháp kéo dài 5 ngày ở Biển Đông.
Trong thông điệp đăng tải trên mạng xã hội Twitter, Thời báo Hoàn Cầu cảnh báo: “Trung Quốc có rất nhiều vũ khí hủy diệt tàu sân bay như tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26″.
Hai tàu sân bay hạt nhân Mỹ đã đồng thời tập trận quân sự ở Biển Đông hôm 4.7. Trung Quốc khi đó cũng đang tổ chức tập trận rầm rộ kéo dài 5 ngày ở Biển Đông. Cuộc tập trận của Trung Quốc bị Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á phản đối mạnh mẽ.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng các tàu sân bay Mỹ hoạt động được ở Biển Đông là do “quân đội Trung Quốc cho phép”. Hoàn Cầu nhấn mạnh Trung Quốc có thể tiêu diệt các tàu sân bay Mỹ vào bất cứ thời điểm nào bằng tên lửa.
“Biển Đông nằm trong tầm tay của quân đội Trung Quốc (PLA). bất cứ tàu sân bay Mỹ nào hoạt động ở khu vực là do PLA cho phép. PLA có rất nhiều vũ khí diệt tàu sân bay như DF-21D và DF-26″, thông điệp trên Twitter viết.
“ Sát thủ diệt hạm” DF-21D của Trung Quốc.
DF-21D là mẫu tên lửa đạn đạo chuyên phục vụ mục đích chống hạm, được gọi là “sát thủ diệt tàu sân bay”. Tên lửa có tầm bắn 1.500km, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Trong khi đó, DF-26 là mẫu tên lửa đạn đạo tầm bắn tới 4.000km, được mệnh danh là “sát thủ diệt Guam” vì tầm bắn vươn tới căn cứ Mỹ trên đảo Guam. Mẫu tên lửa này có thể mang theo đầu đạn nhiệt hạch.
Video đang HOT
So với DF-21D chuyên dùng tấn công mục tiêu di động trên biển, tên lửa DF-26 phù hợp để tấn công các mục tiêu cố định.
Hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan của Mỹ tập trận ở Biển Đông nhằm “thúc đẩy một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, hải quân Mỹ cho biết. Hải quân Mỹ không tiết lộ vị trí chính xác cuộc tập trận.
Mỹ hiện đang duy trì 3 tàu sân bay trong khu vực.
“Mục đích là gửi tín hiệu rõ ràng đến các đối tác và đồng minh, rằng chúng tôi cam kết duy trì an ninh và ổn định trong khu vực”, Chuẩn Đô đốc George M. Wikoff nói trên tờ Wall Street Journal.
Wikoff là tư lệnh nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan.
Ở thời điểm hiện tại, Mỹ đang có 3 tàu sân bay cùng hoạt động ở Biển Đông và vùng biển Philippines.
Thông điệp 'sức mạnh tàu sân bay' Mỹ gửi tới Trung Quốc
Máy bay liên tục cất cánh từ hai tàu sân bay Mỹ diễn tập trên Biển Đông cuối tuần trước, nhằm phô diễn sức mạnh và cảnh báo Trung Quốc.
Máy bay phản lực, trinh sát cơ và trực thăng thực hiện hàng trăm lượt cất cánh trên tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz cuối tuần trước trong cuộc diễn tập lớn nhất trong nhiều năm qua ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tìm cách mở rộng yêu sách lãnh thổ phi lý bất chấp luật pháp quốc tế.
Hải quân Trung Quốc đã tổ chức tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 1-5/7, nơi nước này xây dựng phi pháp các căn cứ, đường băng và triển khai tên lửa, radar trái phép.
Hải quân Mỹ thường xuyên điều chiến hạm và máy bay tuần tra tự do hàng hải, hàng không qua khu vực Biển Đông để thách thức yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Căng thẳng leo thang liên quan đến thương mại, cáo buộc gián điệp và thay đổi cán cân quân sự giữa hai siêu cường gần đây cũng là lý do khiến Mỹ tổ chức đợt diễn tập ở Biển Đông với thời gian và quy mô lớn như vậy.
"Nhờ khả năng sẵn sàng chiến đấu cao trên quy mô toàn cầu, chúng tôi giờ đây có thể tham gia tác chiến với một tàu sân bay khác", chuẩn đô đốc George Wikoff, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan, nói. "Với tôi, việc phối hợp hoạt động với tư cách nhóm tác chiến tàu sân bay trong khu vực (Biển Đông) với thời gian như vậy là khá bất thường".
Chuẩn đô đốc Wikoff nói các cuộc diễn tập sẽ "phát tín hiệu rõ ràng" cho các đối tác và đồng minh rằng Mỹ "cam kết đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực".
Một oanh tạc cơ chiến lược B-52 Stratofortress cất cánh từ căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana, Mỹ đã bay suốt 28 tiếng để tới tham gia cuộc diễn tập với hai tàu sân bay trên Biển Đông, trước khi quay về căn cứ ở Guam, không quân Mỹ cho biết.
Hai tàu sân bay Reagan và Nimitz bắt đầu diễn tập chung ở Biển Philippines ngày 28/6, trước khi di chuyển vào Biển Đông cuối tuần trước. Trước đây, hoạt động phối hợp giữa các tàu sân bay Mỹ thường diễn ra trong một hoặc hai ngày, khi một chiếc đi ngang qua khu vực mà chiến hạm còn lại đang được triển khai, chuẩn đô đốc Wikoff nói.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan (trái) và tàu sân bay USS Nimitz (phải) trong cuộc diễn tập chung tại Biển Đông, ngày 7/6. Ảnh: US Navy.
Mỹ đã tìm cách phô diễn sức mạnh quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy sau Covid-19 và gây áp lực cho các quốc gia, vùng lãnh thổ xung quanh. Trung Quốc nhiều lần điều máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan, đụng độ với Ấn Độ tại khu vực biên giới và thông qua luật an ninh quốc gia bị cho là hạn chế quyền tự trị của đặc khu hành chính Hong Kong.
Giới chức Mỹ cho rằng Trung Quốc tìm cách lợi dụng lúc Mỹ bận đối phó Covid-19 để đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông, một trong những tuyến thương mại chủ chốt của thế giới. Trung Quốc đơn phương vẽ ra "đường 9 đoạn", nêu yêu sách phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông cùng các thực thể trong khu vực, đồng thời xây dựng trái phép các cơ sở quân sự tại đây.
Trung Quốc tuyên bố "xua đuổi" một khu trục hạm của Mỹ đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi cuối tháng 4. Lầu Năm Góc bác thông tin này, cho biết chiến hạm Mỹ hoàn thành nhiệm vụ như đã định và sau đó triển khai một chiến hạm khác tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa vào cuối tháng 5.
Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc Lý Hoa Mẫn cáo buộc hành động của Mỹ là "khiêu khích", "vi phạm luật pháp quốc tế liên quan", "tăng rủi ro an ninh trong khu vực" và "dễ gây ra sự cố bất ngờ".
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng Mỹ "cố tình điều tàu sân bay đến Biển Đông để phô trương sức mạnh, cũng như tìm cách chia rẽ các nước trong khu vực".
Cuộc diễn tập của hai tàu sân bay chỉ là một phần trong các hoạt động quân sự của Mỹ gần đây ở Biển Đông. Mỹ hồi tháng 4 phối hợp với hải quân Australia trên Biển Đông và diễn tập với lực lượng phòng vệ Nhật Bản vào tháng 6.
Oriana Skylar Mastro, chuyên gia hàng hải thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ tại thủ đô Washington, cho hay bà ủng hộ chiến lược của Mỹ, tăng cường các hoạt động quân sự với đồng minh tại Biển Đông để chống lại "chủ nghĩa bành trướng" của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Mastro cho rằng Trung Quốc trong thời gian tới có thể tăng cường "hoạt động quân sự liều lĩnh hơn" trong khu vực và làm tăng nguy cơ đối đầu, đặc biệt nếu tình hình chính trị ở Hong Kong xấu đi, khả năng thống nhất Đài Loan bằng con đường hòa bình suy yếu hoặc dư luận trong nước chỉ trích cách chính quyền xử lý đại dịch Covid-19.
Tiêm kích đa năng F/A-18E thuộc không đoàn tàu sân bay 5 cất cánh từ tàu sân bay USS Ronald Reagan trong diễn tập chung với USS Nimitz tại Biển Đông, đêm 5/7. Ảnh: US Navy.
Cuộc diễn tập của chiến hạm Reagan và Nitmitz ở Biển Đông là hoạt động huấn luyện chung đầu tiên của hai tàu sân bay Mỹ trong khu vực kể từ năm 2014.
"Phối hợp hoạt động cùng với một nhóm tác chiến tàu sân bay khác mang đến cơ hội huấn luyện quý giá, giúp tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng tôi", chuẩn đô đốc James Kirk, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz, cho biết trong thông cáo.
Trong cuộc diễn tập, các tiêm kích đa năng F/A-18 Super Hornet xuất kích từ hai tàu sân bay mô phỏng đòn tấn công bằng tên lửa không đối đất, trong khi các máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler diễn tập gây nhiễu liên lạc của đối phương. EA-18G cũng tham gia mô phỏng các cuộc tấn công để kiểm tra năng lực phòng thủ của các nhóm tác chiến tàu sân bay.
4 tuần dương hạm và khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường hộ tống các tàu sân bay tham gia diễn tập phát hiện và đánh chặn các mối đe dọa. Độ dài của đợt diễn tập cũng như nội dung trọng tâm chú trọng vào phòng thủ phần nào cho thấy Mỹ đang thừa nhận mức độ phát triển nhanh chóng của năng lực quân sự Trung Quốc. Sơn Đông, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc, bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2019.
"Chúng tôi muốn thúc ép bản thân hoạt động với cường độ cao hơn, do đó quá trình diễn tập bất kể ngày đêm là điều khác biệt và tốt đối với nhóm chúng tôi, xây dựng sự tự tin về năng lực của mình", chuẩn đô đốc Wikoff nói.
Đại sứ Mỹ: Sẵn sàng cùng TQ tham gia các nỗ lực thúc đẩy luật pháp quốc tế Mỹ không đòi hỏi các nước phải "chọn bên" giữa Mỹ và Trung Quốc và sẵn sàng cùng Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy luật pháp quốc tế, hành xử theo quy tắc. Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều 2/7, liên quan đến khác biệt giữa Mỹ - Trung có thể phải khiến các nước phải chọn bên, Đại sứ Mỹ...