Bảo tồn và phát triển cây dược liệu
Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 10 doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất dược liệu với người dân, như: Công ty TNHH Thương mại, du lịch Út Phương liên kết trồng cây cà gai leo, sachi, nghệ tại huyện Triệu Sơn; Công ty TNHH Tuệ Linh liên kết trồng cây giảo cổ lam tại huyện Đông Sơn…
Diện tích trồng nghệ vàng dược liệu tại xã Đồng Lương (Lang Chánh) liên kết với Công ty CP Nghệ Việt. Ảnh: lê hòa
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có gần 1.000 loài cây dược liệu, như: ba kích, đinh lăng, củ mài, hòe, hương nhu trắng, quế, hy thiêm, nghệ vàng, cà gai leo, hà thủ ô, sa nhân, giảo cổ lam, ích mẫu, mã tiền, bạc hà… Trong đó, có khoảng 20 loài dược liệu quý và chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi. Hiện, nhiều địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai các dự án, giải pháp để bảo tồn, phát triển bền vững các loài cây dược liệu, từng bước hình thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu.
Với 94.550 ha dược liệu dưới tán rừng, hầu hết những loại dược liệu quý đều tập trung tại những khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên. Do đó, tỉnh ta đã chú trọng bảo tồn các nguồn gien dược liệu quý thông qua các dự án được triển khai tại các KBT thiên nhiên. Trong đó, KBT thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước) đã triển khai một số dự án, đề tài khoa học, như: Đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa”; Dự án khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật xây dựng mô hình trồng, chế biến và tiêu thụ các loài dược liệu giảo cổ lam, hà thủ ô đỏ, đẳng sâm Việt Nam tại hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa (2016-2020)”; KBT thiên nhiên Pù Hu (Mường Lát) đã và đang triển khai Dự án khoa học “Điều tra, bảo tồn và phát triển hai loài cây ba kích và sa nhân tím tại KBT thiên nhiên Pù Hu”. KBT thiên nhiên Xuân Liên (Thường Xuân) đã xây dựng thành công Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây quế ngọc theo chuỗi giá trị tại huyện Thường Xuân”; mô hình “Trồng cây chè vằng” thuộc chương trình hỗ trợ phát triển mô hình du lịch cộng đồng vùng đệm KBT…
Video đang HOT
Trên thực tế, việc bảo tồn và phát triển dược liệu dưới tán rừng đang được thực hiện gắn với chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16-6-2017 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015-2020 theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9-9-2015 của Chính phủ và lồng ghép các hạng mục hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất thuộc các chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới… được tỉnh Thanh Hóa triển khai, thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển cây dược liệu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa tập trung, chưa có cơ sở hoặc nhà máy chế biến, chiết xuất dược liệu bảo đảm các tiêu chuẩn sản xuất, xuất khẩu… Trước thực trạng trên, tỉnh ta đã đề ra giải pháp tổng thể về đất đai, cơ chế, chính sách, giống, vốn, nguồn lực, khoa học – công nghệ, thị trường…; khuyến khích thành lập một số hội ngành nghề khai thác, trồng, sơ chế, chế biến, bảo quản, chiết xuất dược liệu. Đồng thời, thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất cây dược liệu theo hướng bền vững, giá trị kinh tế cao.
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học thực địa, huyện Quan Sơn đã quy hoạch vùng trồng cây dược liệu tập trung có chất lượng cao tại Vũng Cộp, thuộc bản Chanh, xã Sơn Thủy, với quy mô 250 ha. Sau hơn 2 năm xây dựng, người dân xã Sơn Thủy đã phát triển được hàng trăm ha cây dược liệu. Hàng năm, cung cấp khoảng 160 tấn quả sa nhân, 60 tấn mã tiền, 75 tấn hà thủ ô tươi, 60 tấn thổ phục linh… tạo nguồn dược liệu tươi có chất lượng cao cho các doanh nghiệp chế biến. Một số loại dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao, như: mã tiền, hà thủ ô đạt 400 triệu đồng/ha; thổ phục linh đạt 200 triệu đồng/ha… Để khai thác tiềm năng, lợi thế và xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định cho các hộ trồng dược liệu, UBND huyện Quan Sơn đã mời Doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuốc y học cổ truyền Bà Giằng Thanh Hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ trồng, sơ chế và bao tiêu sản phẩm dược liệu cho người dân.
Là một trong những doanh nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu của tỉnh, từ năm 2018, Công ty TNHH Hoàng Thảo Mộc (TP Thanh Hóa) đã liên kết với một số hộ dân trên địa bàn 2 huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy trồng hơn 40 ha cà gai leo. Đồng thời, công ty ký kết hợp đồng với các hộ dân chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc dược liệu bằng phương pháp hữu cơ nhằm tạo ra nguyên liệu sạch phục vụ chế biến. Theo đó, năm 2019, Công ty TNHH Hoàng Thảo Mộc đã đầu tư dây chuyền chế biến các sản phẩm như trà hoàng thảo mộc, trà gai leo, trà dây thìa canh, trà rau má, trà gừng, trà dây… Trong đó, sản phẩm trà hoàng thảo mộc của công ty đã được công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa năm 2020 và đang phân phối tại 90 siêu thị lớn ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, với sản lượng thành phẩm bình quân từ 80 – 100 tấn/năm. Hiện, Công ty TNHH Hoàng Thảo Mộc đang xây dựng lộ trình xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường tiềm năng.
Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 10 doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất dược liệu với người dân, như: Công ty TNHH Thương mại, du lịch Út Phương liên kết trồng cây cà gai leo, sachi, nghệ tại huyện Triệu Sơn; Công ty TNHH Tuệ Linh liên kết trồng cây giảo cổ lam tại huyện Đông Sơn; Công ty CP Dược phẩm Đỗ Phát liên kết trồng cà gai leo, đinh lăng tại thị xã Nghi Sơn; Công ty CP Nghệ Việt liên kết trồng nghệ tại huyện Thạch Thành; Công ty CP Triệu Sơn (Triso Group) liên kết trồng cây sâm Báo tại huyện Vĩnh Lộc; Công ty Trí Việt đầu tư mở rộng diện tích trồng cây sâm Bố Chính trên địa bàn huyện Như Xuân… Ngoài ra, còn hàng chục doanh nghiệp thu mua dược liệu của người dân trên địa bàn tỉnh thông qua hệ thống thương lái.
Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, bên cạnh việc bảo tồn những nguồn gen quý hiếm, cần duy trì, thực hiện những chính sách phát triển cây dược liệu phù hợp. Trong đó, cần tăng cường mối liên kết bốn nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông); lấy doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt, hướng dẫn các nông hộ, HTX sản xuất dược liệu hàng hóa; xây dựng một số mô hình nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trong từng vùng sản xuất dược liệu theo hướng tập trung, sản lượng, chất lượng cao. Chú trọng tập trung những loại dược liệu có giá trị kinh tế, thị trường tiêu thụ ổn định và có thể chủ động được nguồn giống…
Hội Cựu chiến binh huyện Đông Sơn: Điểm sáng trong thực hiện các phong trào thi đua
Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự ở địa phương, ngoài phát động nhiều phong trào thi đua toàn diện, rộng khắp, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đông Sơn đã đăng ký những mô hình, phần việc cụ thể, mang lại hiệu quả rõ nét.
Mô hình "Tường rào mẫu" do Hội Cựu chiến binh xã Đông Văn vận động Nhân dân thực hiện.
Đông Văn là xã đầu tiên của tỉnh được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Trong thành tích chung đáng phấn khởi ấy có sự đóng góp không nhỏ của hơn 400 cán bộ, hội viên CCB trong xã. Qua trao đổi chúng tôi thấy rằng, cái khó nhất ở Đông Văn là xã đã hoàn thành xã NTM nâng cao, người dân đã hiến đất làm đường và đầu tư kinh phí để xây dựng lại cổng, tường rào nay lại tiếp tục phải phá dỡ để hiến đất xây dựng NTM kiểu mẫu nên nhiều người không đồng tình. Để tháo gỡ điểm nghẽn này, Hội CCB xã Đông Văn được giao nhiệm vụ nòng cốt là tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất để xây dựng tuyến đường "sáng, xanh, sạch, đẹp" có "tường rào mẫu". Ông Thiều Văn Bộ, Chủ tịch Hội CCB xã Đông Văn chia sẻ: "Mọi nỗ lực tuyên truyền, vận động từ hội viên, gia đình hội viên đến Nhân dân được chúng tôi thực hiện theo phương châm "mưa dầm thấm sâu". Để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, CCB chúng tôi không quản ngày đêm, thứ bảy hay chủ nhật đến từng gia đình vận động, giải thích. Với vai trò là đảng ủy viên, tổ trưởng tổ công tác của xã, tôi thường xuyên xuống dự họp với các chi bộ, các khu dân cư để nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Riêng đối với thôn Văn Đoài, thôn xa trung tâm xã, cá nhân tôi phải mất 60 ngày liên tục bám cơ sở để tuyên truyền, vận động người dân đồng ý hiến đất mở rộng đường". Ngoài tuyên truyền, vận động, đối với những gia đình đi làm ăn xa, sau khi đồng ý hiến đất, các chi hội CCB đã huy động hội viên đóng góp ngày công để phá dỡ và xây dựng "tường rào mẫu". Những gia đình hội viên CCB có hoàn cảnh khó khăn, cán bộ, hội viên CCB nhận đỡ đầu, giúp ngày công, vật liệu để thực hiện. Với sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, hội viên CCB, năm 2020 Nhân dân xã Đông Văn đã hiến 5.516m2 đất; mở rộng, nâng cấp 12,5 km đường giao thông nông thôn và xây dựng được 12,59 km "tường rào mẫu".
Thực hiện Đề án "Tăng cường công tác dân vận trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đông Sơn giai đoạn 2012-2020", Hội CCB huyện Đông Sơn đã đăng ký thực hiện 2 mô hình "Tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, nhận quản lý, giáo dục, cảm hóa đối tượng lầm lỗi" và "Xây dựng tường rào mẫu điểm tại các xã, thôn xây dựng NTM kiểu mẫu". Với vai trò đầu tàu, gương mẫu, mô hình "Tường rào mẫu" ở các địa phương được triển khai thực hiện đã tạo sự tin tưởng và sức lan tỏa mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo hội viên và các tầng lớp Nhân dân tham gia. Qua đó, năm 2020, Hội CCB huyện Đông Sơn đã vận động hội viên, Nhân dân hiến được 36.000m2 đất; mở rộng, nâng cấp, làm mới 51,23 km đường giao thông nông thôn và xây dựng được 68,77 km "Tường rào mẫu". Nhiều tuyến đường "Sáng, xanh, sạch, đẹp" được hình thành và nhân rộng đã mang đến diện mạo mới, sức sống mới cho nhiều làng quê trong huyện.
Để góp phần bảo đảm an ninh trật tự và giúp đỡ những người lầm lỗi trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng, Hội CCB huyện Đông Sơn đã đăng ký mô hình "Tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, nhận quản lý, giáo dục, cảm hóa đối tượng lầm lỗi". Theo đó, cứ 3 hội viên CCB phối hợp cùng công an xã, thôn lập thành một tổ đứng ra làm nhiệm vụ cảm hóa, khơi dậy mặt tốt trong từng người lầm lỗi (gọi là "Mô hình 3/1") và mỗi gia đình hội viên CCB chủ động đoàn kết với 2 gia đình hàng xóm liền kề thành một tổ đoàn kết cộng đồng (gọi là tổ 1 2) để thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, giúp đỡ người lầm lỗi. Ban đầu, nhiều đối tượng sau khi cải tạo trở về địa phương vẫn chứng nào tật đó, thậm chí các thành viên trong tổ đến tuyên truyền, vận động còn bị chống đối. Nhưng bằng tình thương, trách nhiệm, các thành viên đã kiên trì, chủ động gặp gỡ để tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của từng người, từ đó khơi dậy những điều tốt đẹp, giúp họ vươn lên hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra, hội CCB cơ sở cũng mời những người lầm lỗi tham gia các hoạt động tại địa phương như giữ gìn an ninh trật tự, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa những người đã tiến bộ với người chưa tiến bộ để chia sẻ những việc làm có ích... Với những cách làm này, các cấp hội CCB trong huyện đã xóa bỏ được sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng đối với người lầm lỗi, giúp họ tự tin hơn trên con đường hoàn lương. Năm 2020, các cấp hội CCB Đông Sơn đã nhận quản lý, cảm hóa, giáo dục 112 đối tượng, trong đó có 32 đối tượng hoàn lương hòa nhập cộng đồng, các đối tượng còn lại đều chấp hành tốt pháp luật và không tái phạm.
Ông Dương Đình Hội, Chủ tịch Hội CCB huyện Đông Sơn cho biết: "Ngoài đăng ký 2 mô hình điển hình tiên tiến "Tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, nhận quản lý, giáo dục, cảm hóa đối tượng lầm lỗi" và "Xây dựng tường rào mẫu điểm tại các xã, thôn xây dựng NTM kiểu mẫu", các cấp hội CCB huyện Đông Sơn còn tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và Nhân dân; chủ động, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo và giúp đỡ gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp với đoàn thanh niên, tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ... Ghi nhận những thành tích đạt được, năm 2020, Hội CCB huyện Đông Sơn được Trung ương Hội CCB Việt Nam tặng Bằng khen. Đây là niềm động viên, khích lệ để cán bộ, hội viên CCB trong huyện tiếp tục phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", chung tay thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự của huyện".
Huyện Đông Sơn chú trọng xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới Xây dựng đời sống văn hóa gắn với tạo dựng diện mạo nông thôn mới văn hóa - văn minh, là một trong những mục tiêu quan trọng, được huyện Đông Sơn quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả khả quan. Di tích quốc gia địa điểm lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông. Một trong những nội dung cũng...