Bảo tồn và phát huy nét đẹp trang phục truyền thống Mường Ngọc Lặc
Trang phục là một trong những thông tin quan trọng để nhận diện, phân biệt giữa tộc người này với tộc người khác. Trong không gian văn hóa các dân tộc huyện Ngọc Lặc, trang phục là yếu tố góp phần nhận diện văn hóa truyền thống của người Mường trong cộng đồng các dân tộc.
Trái ngược với thời tiết lạnh giá miền Bắc, những ngày nắng ở phương Nam đã mang tới cơ hội để loạt sao Việt chưng diện phóng khoáng.
Huyện Thạch Thành bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Thái ở Quan Sơn
Vẻ đẹp mềm mại của trang phục phụ nữ Mường Ngọc Lặc.
Trang phục của người Mường Ngọc Lặc vừa có cái chung của dân tộc Mường, song cũng có cái riêng độc đáo. Nói đến trang phục Mường, người ta thường chú ý hơn đến trang phục nữ. Bởi, trang phục nam giới nhìn chung cơ bản giống nhau, có một nét chung trong trang phục nam giới người Việt. Còn trang phục của phụ nữ Mường hội tụ tất cả sự khéo léo của người con gái Mường, từ trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, thêu thùa và dệt thổ cẩm. Qua trang phục truyền thống nữ dân tộc Mường có thể thấy vẻ đẹp duyên dáng mà thầm kín của người phụ nữ, cùng những giá trị văn hóa – lịch sử của đất và người Mường nơi đây.
Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy bộ trang phục của phụ nữ Mường có những chức năng khác nhau hòa quyện trong một tổng thể thống nhất, làm nên vẻ đẹp duyên dáng, mang đậm sắc thái riêng, gồm: áo (áo ngắn, áo dài), váy, thắt lưng, khăn đội đầu (khăn thùa). Đi kèm là bộ trang sức gồm có: hoa tai, vòng cổ, trâm cài đầu, quai nón, vòng tay, dây vắt (còn gọi là bộ xà tích).
Riêng áo của phụ nữ Mường có nhiều loại (áo ngắn, áo chùng, áo khoác). Loại áo ngắn hay còn gọi là áo khóm, khi mặc vừa chấm eo, áo có thể dùng một hoặc 2, 3 màu vải (vải thân, tay, viền cổ) và thường là những gam màu nhẹ như: xanh lam, hồng, trắng, xanh lơ, màu vàng, màu nâu non… Áo chùng thì dài chấm gót và thường mặc trong lễ hội, ngày cưới. Áo khoác dài là loại áo chùng dài để khoác mùa đông khi trời lạnh, áo khoác mùa đông không trang điểm hoa văn cầu kỳ như áo chùng dùng trong ngày cưới và lễ hội. Áo chùng và áo khoác mùa đông đều là áo thả buông không có cúc, tạo nên sự mềm mại và duyên dáng của người phụ nữ Mường.
Đối với váy của phụ nữ Mường nhìn chung rất giống nhau giữa các vùng Mường. Đó là váy được chia thành hai phần chính: thân váy và đầu váy (còn gọi là cạp váy). Cạp váy là phần từ hông trở lên, bao gồm những màu sắc hoa văn rực rỡ, gồm có các dải hoa văn được nối với nhau như: buôn, đang, lai (lai là phần nối tiếp thân váy). Thân váy bao gồm: păng, xép (thân váy có 2 xép và 1 păng) và gấu váy (gấu váy thường là miếng vải đỏ may phía trong chân váy).
Video đang HOT
Phần dây lưng hay còn gọi là tênh, là tấm vải lụa tơ tằm nhuộm màu xanh cánh trả (màu lá mạ), dài bằng hoặc hơn sải tay khi đã nối hai đầu lại. Tênh khi thắt vào đồng bộ cùng dây vắt làm cho cái duyên dáng của thiếu nữ Mường được nhân lên gấp bội. Thắt lưng để tua ngắn hay dài còn là sở thích của mỗi người.
Phần khăn đội đầu của phụ nữ Mường giống nhau và đều có thêu thùa hoa văn hình học ở hai đầu. Tùy từng vùng, từng công việc mà chít (thắt) khăn hay đội khăn (vấn khăn). Khăn không chỉ để che đầu khi mưa nắng, làm ấm khi giá lạnh, mà khăn còn là trang sức tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Mường.
Riêng đối với thiếu nữ Mường, bộ dây vắt (còn gọi là bộ xà tích) đi cùng bộ trang phục với 4 dây hoặc 8 dây bạc tết thành dây 4 cạnh dài hơn 1 thước tay, 2 đầu được móc vào 2 con bướm bạc, 1 đầu buộc vào dây thắt lưng, 1 đầu được buộc thêm ống đào, ống vôi, quả mây bạc với nanh hổ, móng hổ, dao nhíp… Bộ dây vắt vừa là trang sức, đồng thời nó cũng gắn với tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Mường. Tất cả những đồ trang sức đều làm bằng bạc, từ dây vắt, hoa tai, vòng cổ, vòng tay, trâm, xà tích, quai nón… và bộ trang sức này còn được coi là bùa hộ mệnh của mỗi người.
Xác định trang phục của người phụ nữ Mường giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và thể hiện một phần quyền uy và tiềm lực kinh tế của gia đình, trong kế hoạch bảo tồn di sản văn hóa giai đoạn 2020-2025 huyện Ngọc Lặc xác định duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp trang phục truyền thống Mường, là một nội dung quan trọng. Huyện cũng phát triển và tạo thương hiệu cho nghề dệt thổ cẩm, may thêu trên trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho công tác bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống Mường, tạo thành một sản phẩm độc đáo trong ngành du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
Rực rỡ nét văn hóa trên từng sợi vải thổ cẩm của đồng bào Lự
Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Lự của tỉnh Lai Châu ngày nay không chỉ để phục vụ nhu cầu may mặc của gia đình và nhân dân trong vùng mà đang được nâng tầm văn hóa và phát triển kinh tế du lịch...
Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Lự ở Lai Châu.
Mỗi dân tộc có kỹ năng, kinh nghiệm riêng trong nghề dệt truyền thống đã tạo nên nét độc đáo riêng cũng như làm phong phú thêm nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu.
Nếu như xưa kia đồng bào trồng bông, dệt vải để đáp ứng nhu cầu của gia đình thì ngày nay, nghề này đã vươn ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp này, trở thành sản phẩm hàng hóa, từng bước mở ra hướng thoát nghèo cho bà con.
Người Lự là một dân tộc ít người trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Người Lự còn có tên gọi khác là Lào Lự, Lữ, Nhuôn, Duôn và được xếp vào nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Từ xa xưa, nghề dệt rất được người Lự coi trọng và xem đó như là thước đo sự khéo léo, là tiêu chuẩn đánh giá vai trò của một người phụ nữ trong gia đình, trong bản. Vì thế các sản phẩm dệt thủ công của người Lự nổi tiếng phong phú và tinh xảo.
Nếu có dịp đặt chân tới bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh người Lự tự dệt vải và mặc các trang phục truyền thống hàng ngày. Gia đình nào trong bản cũng có thể bắt gặp chiếc khung cửi bên mỗi góc nhà. Âm thanh của chiếc khung cửi đã trở thành âm thanh đặc trưng nơi đây.
Trang phục dân tộc Lự nổi bật bởi hoa văn thổ cẩm sặc sỡ trang trí trên nền vải nhuộm chàm, cùng nhiều trang sức cầu kỳ. Không chỉ đẹp mắt, chúng còn rất bền chắc, không phai màu.
Phụ nữ Lự tự dệt trang phục cho mình bao giờ cũng gồm có: khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng. Áo dệt bằng sợi bông, nhuộm chàm màu đen hoặc xanh đen, khuy cài vắt sang sườn phải, đính cúc bạc hoặc nhôm, hai ống tay áo phần giáp vai và ống cổ tay đều thêu hoa văn hình sóng bằng các loại chỉ màu. Đường viền cổ áo được thêu nhiều màu sắc với hoa văn quả trám và chân chim.
Đặc biệt, có một dải hoa văn mà đồng bào Lự gọi là "con suối uốn lượn" vòng quanh eo áo từ phía trước ra phía sau, được điểm tô thêm các đồng tiền theo hình rẻ quạt, tạo cho áo có độ xòe so với eo. Váy Lự dệt và trang trí thành hai phần, nhìn qua có cảm giác như gồm hai tầng ghép lại. Người phụ nữ Lự trong trang phục truyền thống dường như càng trở nên duyên dáng tự nhiên hơn bao giờ hết..
Trang phục nam giới Lự đơn giản hơn với chiếc quần đen, trông khá giống quần của người Thái, người Lào, nhưng từ phần đầu gối trở xuống bó hơn và có thêu nhiều hoa văn. Áo mặc thường ngày dệt bằng vải thô, áo mặc ngày lễ, ngày hội thì dệt bằng tơ lụa. Đây là loại áo cánh kiểu xẻ ngực, chỉ ngắn ngang thắt lưng. Với những kiểu chắp nối, áo cắt may khi trải ra tạo thành hình bán nguyệt.
Ngoài quần áo ra thì người Lự còn dệt túi, khăn, địu....Các loại túi này được làm với nhiều kích cỡ khác nhau và trang trí bằng các hoạ tiết hoa văn, các nhúm bông với đủ các màu sắc rực rỡ. Bên cạnh đó, họ còn dệt thêm vỏ chăn, ga, gối, những chiếc túi, khăn nhiều màu sắc, những chiếc địu độc đáo, ... với nhiều kích cỡ khác nhau, được trang trí bằng các hoạ tiết hoa văn hình quả trám, hình chân chim và các tua rua bông mầu xanh đỏ, đen vàng rực rỡ.
Ngoài ra, người Lự được đánh giá là một trong những dân tộc thiểu số có cách phối màu, hoa văn độc đáo trên trang phục truyền thống và những giá trị đó được bảo tồn khá nguyên vẹn từ đời này qua đời khác không bị thay đổi theo không gian và thời gian.
Để tạo ra các sản phẩm thổ cẩm, hay những bộ trang phục độc đáo phải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo như: trồng bông, bật bông, xe sợi, dệt vải, nhuộm chàm, thêu hoa văn... Tất cả các công đoạn đều tự làm bằng tay, mất rất nhiều thời gian, khoảng 6 - 7 tháng mới làm xong một bộ quần áo hoàn chỉnh.
Đồng bào dân tộc Lự ở Lai Châu bắt đầu trồng cây bông vào khoảng tháng 3, tháng 4 hằng năm, sau 5 đến 6 tháng cây bông mới được thu hoạch. Sau công đoạn tuốt bông, họ nhặt từng hạt bông rồi bật bông, xe sợi, rồi vào khung cửi dệt vải.
Sau khi dệt vải, người phụ nữ Lự sẽ đem đi nhuộm chàm thành màu xanh than, đen và nâu, màu đặc trưng trang phục của đồng bào nơi đây. Gặp thời gian nắng ráo, mỗi mảnh vải chỉ cần 3 - 4 ngày là có thể lên màu, nhưng nếu trời mưa, phơi vải lâu khô, có khi kéo dài tới cả tháng.
Để vải lên màu thật đều và đẹp, cần phải bóp mạnh, đều tay khoảng 30 phút cho ăn màu thì vớt ra vắt khô, đập và giặt sạch nước vôi rồi mới phơi. Công đoạn phơi vải là khâu đặc biệt quan trọng trong quy trình nhuộm vải, phải thường xuyên lật vải sao cho vải khô đều thì màu mới đẹp, không bị vết.
Tiếp đó là công đoạn cắt vải rồi tiến hành thêu hoa văn. Hoa văn trên trang phục Lự được trang trí nhiều hình thù khác nhau, cùng với những gam màu sắc sặc sỡ, tạo nên bộ trang phục độc đáo của đồng bào Lự. Cuối cùng, từng mảnh vải sẽ được ghép lại với nhau rồi khâu bằng tay tạo thành những chiếc áo, váy.
Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nghề phát triển và đem lại lợi ích rất lớn cho đồng bào dân tộc Lự tại Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Và được công nhận là một trong 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh này. Đó cũng là lý do mà ngành du lịch tỉnh Lai Châu lựa chọn nghề dệt của dân tộc Lự để xây dựng thành sản phẩm du lịch, nhằm tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cho ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay.
Hà Giang: Nét đẹp trong trang phục của người La Chí Đồng bào dân tộc La Chí ở Hà Giang cư trú thành từng bản thường nằm trên sườn đồi. Người La Chí biết canh tác lúa nước, đời sống vật chất tương đối ổn định, vốn văn hoá tinh thần cũng phong phú, đa dạng với nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, tiêu biểu...