Bảo tồn quần thể san hô Hòn Yến – Bài 1: Giao quyền cho cộng đồng
Dự án “Tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên” (gọi tắt là dự án Hòn Yến Phú Yên) được Quỹ Môi trường toàn cầu – Chương trình các dự án nhỏ tại Việt Nam (Global Environment Fund – Small Grants Program, viết tắt là: GEF SGP) thuộc Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ.
Việc làm ý nghĩa này đã giúp người dân địa phương nâng cao nhận thức về bảo vệ san hô và tạo sinh kế bền vững. UNDP kỳ vọng, mô hình bảo tồn rạn san hô ở Hòn Yến sẽ trở thành hình mẫu của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ môi trường sinh thái, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Hòn Yến cũng sẽ là điểm du lịch học tập trong nước và quốc tế về mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ hệ sinh thái san hô.
Đoàn viên thanh niên tỉnh Phú Yên tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường tại danh thắng quốc gia Hòn Yến. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Bài 1: Giao quyền cho cộng đồng
Dự án “Tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên” đặt ra mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng trong quản lý, khai thác tài nguyên biển, bảo vệ hệ sinh thái. Qua hai năm triển khai thực hiện, cộng đồng dân cư khu vực Hòn Yến đã chủ động, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Hợp sức bảo vệ môi trường Hòn Yến
Quần thể Hòn Yến thuộc địa bàn thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ở đây có hệ sinh thái phong phú cả dưới nước lẫn trên cạn, tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt, hệ sinh thái rạn san hô rất đa dạng, phong phú với 17 loài phân bố trên diện tích khoảng 12,71 ha. San hô ở Hòn Yến nhiều màu sắc, gắn với đặc điểm địa chất, địa mạo,… tạo nên nét đặc trưng riêng và trở thành biểu tượng riêng cho tỉnh Phú Yên.
Quần thể Hòn Yến bị tác động của ô nhiễm môi trường do người dân địa phương và khách du lịch vứt rác; chất thải từ khu vực nuôi trồng thủy sản đều xả trực tiếp ra môi trường biển, không qua xử lý… Ngoài ra, cũng như các địa phương ven biển khác ở miền Trung, Hòn Yến đang chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Những điều này đã làm suy giảm chất lượng các hệ sinh thái và nguồn lợi sinh vật biển; nhiều rạn san hô bị phá hủy nhanh chóng.
Trước thực trạng này, từ tháng 8/2020 đến tháng 9/2022, Quỹ Môi trường toàn cầu – Chương trình các dự án nhỏ tại Việt Nam thuộc Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã tài trợ tỉnh Phú Yên thực hiện dự án Tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến, huyện Tuy An. Tổng kinh phí thực hiện dự án gần 3,2 tỷ đồng. Trong đó, GEF SGP/UNDP tài trợ gần 1,1 tỷ đồng; Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (Bộ Quốc phòng) tài trợ 900 triệu đồng và Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đối ứng gần 1,2 tỷ đồng.Theo ông Huỳnh Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phú Yên, Phó Ban điều hành dự án: Mục tiêu quan trọng nhất của dự án này là nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng trong quản lý, khai thác tài nguyên biển, bảo vệ hệ sinh thái. Đặc biệt, người dân được giao quyền quản lý, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái san hô Hòn Yến. Đối tượng hạt nhân là 19 thành viên tổ hợp tác, 20 tuyên truyền viên cộng đồng và cán bộ trong hệ thống chính trị của xã An Hòa Hải, huyện Tuy An.
Dự án đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, tập huấn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, lợi ích về bảo tồn và khai thác bền vững hệ sinh thái. Các thành viên tham gia dự án đã trực tiếp tuyên truyền cho 1.025 hộ dân ở thôn Nhơn Hội và Hội Sơn (xã An Hòa Hải).
Anh Phạm Đình Long (ở thôn Nhơn Hội) chia sẻ: Lúc đầu người dân ở đây cũng thấy bất tiện, không thoải mái. Nhưng khi được tuyên truyền, nhìn thấy mọi người cùng đi nhặt rác bỏ vào thùng, dần dần người dân thay đổi nếp nghĩ. Bây giờ bà con trong thôn vận động nhau không vứt rác ra biển, đi chợ hạn chế dùng túi nilon, đồ nhựa một lần…
Video đang HOT
Khi nhận thức về việc giữ gìn môi trường được thay đổi, người dân ở khu vực ven biển Hòn Yến đã tích cực tham gia phân loại rác thải tại nguồn; trồng hàng trăm cây xanh tạo cảnh quan; thí điểm nuôi trùn quế xử lý rác thải hữu cơ…
Theo ông Huỳnh Vũ Minh, Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa Hải: Trước đây, người dân sinh sống gần khu vực Hòn Yến có thói quen vứt rác ra biển. Qua việc tuyên truyền vận động, người dân đã dần ý thức được việc xử lý rác thải nên đến nay cơ bản đã chấm dứt được tình trạng trên. Môi trường, nước biển ở Hòn Yến đã dần xanh, sạch đẹp trở lại.
Sẽ trở thành hình mẫu
Đoàn viên thanh niên tỉnh Phú Yên tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường tại danh thắng quốc gia Hòn Yến. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Nhằm thúc đẩy cộng đồng tham gia giám sát, bảo vệ môi trường và rạn san hô, dự án Hòn Yến Phú Yên đã có sự “đột phá” trong việc giao quyền cho cộng đồng trong quản lý, bảo vệ hệ sinh thái san hô Hòn Yến. Hoạt động này được thực hiện thông qua mô hình “Tổ hợp tác” với quy chế hoạt động cụ thể dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Tổ hợp tác gồm 19 thành viên thực hiện “mục tiêu kép”, vừa quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản rạn san hô vừa khai thác thế mạnh du lịch độc đáo của danh thắng Hòn Yến. Việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu vực được thực hiện theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2017 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019).
Với kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với công tác nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên, Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh, Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm nhận định rằng: Rạn san hô và biển Hòn Yến đã nuôi dưỡng nguồn lợi tôm cá và cả những con tôm hùm giống rất nhỏ. Hệ sinh thái rạn san hô Hòn Yến là của cộng đồng và chỉ có cộng động mới đích thực kết nối rạn san hô trở lại với sự sống!
Bước đầu phạm vi vùng san hô được Ủy ban nhân dân huyện Tuy An giao quyền cho người dân trong Tổ hợp tác quản lý và bảo vệ là 2,87 ha. Các thành viên tham gia được khai thác nguồn lợi thủy sản trong khu vực; thực hiện tuần tra, bảo vệ san hô và thủy sản; ngăn chặn hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật… Tổ hợp tác cộng đồng này đang hướng tới phát triển và quản lý theo các nhóm gồm bảo tồn quần thể sạn san hô Hòn Yến; đánh bắt thủy sản, chế biến truyền thống; dịch vụ và nông nghiệp thuận thiên.
Thông qua việc giám sát, bảo vệ của cộng đồng, du khách được sắp xếp tham quan Hòn Yến bằng thúng chai hoặc ca nô du lịch nên không còn tình trạng giẫm đạp lên các bãi san hô. Để bảo tồn lâu dài các bãi san hô, người dân địa phương đang được vận động dịch chuyển 20 ha nuôi tôm hùm giống đảm bảo cách bờ 400m và độ sâu trên 6m.
Là thành viên Tổ hợp tác bảo vệ san hô Hòn Yến, ông Dương Ngọc Thắng, người dân thôn Nhơn Hội chia sẻ: Trước đây, bà con ngày nào cũng qua lại trên bãi san hô này, nhưng không ai nghĩ đến việc phải bảo vệ, gìn giữ nó. Bây giờ đã được giao quyền quản lý, bảo vệ nên dù chưa có kinh phí, bà con rất tự giác phân công nhau tham gia bảo vệ rạn san hô. Mọi người ở thôn Nhơn Hội, Hội Sơn luôn có suy nghĩ san hô ở Hòn Yến là tài sản quý giá mà thiên nhiên đã dành tặng cho con người và cần phải giữ nó. Giữ được vẻ đẹp của san hô và môi trường ở Hòn Yến là giữ miếng cơm, manh áo của bản thân và gia đình mình.
Với tinh thần “đồng quản lý”, Ủy ban nhân dân huyện Tuy An đã hỗ trợ Tổ hợp tác cộng đồng dân cư ở Hòn Yến trong việc thả phao bù thực địa mốc giới; khoanh vùng diện tích san hô cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản để không ảnh hưởng đến khu vực bảo tồn rạn san hô.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên Quốc gia GEF SGP/UNDP khẳng định: Thành công bước đầu của dự án là bài học kinh nghiệm trong giao quyền đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái san hô và phát huy các giá trị văn hóa bản địa để phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững cho cư dân địa phương. Có thể xem Hòn Yến là mô hình điểm để các địa phương trong và ngoài tỉnh Phú Yên học tập kinh nghiệm. Tầm nhìn đến năm 2030, Hòn Yến sẽ có tên trên bản đồ về nỗ lực của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rạn san hô, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc. Hòn Yến cũng là điểm du lịch học tập trong nước và quốc tế về mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ hệ sinh thái san hô.
Phú Yên: Hệ sinh thái san hô Hòn Yến bị hư hại, suy giảm nghiêm trọng
Thời gian gần đây, ngoài tác động của thiên tai mưa bão, sóng biển, nhiều người dân, du khách đã ngang nhiên giẫm đạp làm vỡ, chết nhiều loại san hô khiến hệ sinh thái san hô ở Hòn Yến đang bị hư hại, suy giảm nghiêm trọng.
San hô ở Hòn Yến phân bố ở tầng nông và rất nông trên nền đất cát và đá núi lửa rất đặc trưng.
Khu vực Thắng cảnh quốc gia Hòn Yến, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An tỉnh Phú Yên có đặc điểm nổi bật về địa chất, địa mạo, hải dương tạo nên Hệ sinh thái san hô tầng nông và rất nông trên nền đất cát và đá núi lửa rất đặc trưng.
Du khách tự do đi trên rạng san hô để săn ảnh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngoài tác động của thiên tai mưa bão, sóng biển, nhiều người dân, du khách đã ngang nhiên giẫm đạp làm vỡ, chết nhiều loại san hô khiến hệ sinh thái san hô ở Hòn Yến đang bị hư hại, suy giảm nghiêm trọng.
Du khách tự do đi trên rạng san hô để săn ảnh.
Theo ghi nhận của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam trong chiều 15 và 16/6, thời điểm này thủy triều rút, những rạn san hô lộ rõ, đẹp như một bức tranh có nhiều màu sắc, nhưng đây cũng là thời điểm hệ sinh thái san hô, cỏ biển Hòn Yến bị uy hiếp nhiều nhất. Nhiều đoàn khách mang theo các dụng cụ chụp ảnh tìm về "check in" với san hô. Nhiều người đã ngang nhiên dẫm đạp trực tiếp lên rạn san hô để chụp ảnh, hoặc tìm đường đi đến những khu vực có san hô khác, khiến nhiều loại san hô bị vỡ vụn.
Du khách tự do đi trên rạng san hô
Theo anh Hồ Văn Trung người dân xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, Thắng cảnh quốc gia Hòn Yến có 17 loài san hô sinh sống. Để có được một quần thể san hô đẹp như như hiện tại đã mất tới hàng nghìn, thậm chí hàng triệu năm. Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 ít có du khách đến tham quan Hòn Yến nên rạn san hô ở đây dần được phục hồi. Tuy nhiên, hiện nay du khách đến Hòn Yến rất đông, mọi người được tự do lội xuống rạn san hô để chụp hình đã khiến san hô bị hư hại, ảnh hưởng nặng nề.
Một số người còn bắt loài sao biển dưới nước đặt lên san hô để chụp hình.
"Hiện nay, quần thể san hô tại Hòn Yến đã bị suy giảm nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên cần có biện pháp ngăn chặn, hạn chế cho người dân, du khách lội trực tiếp xuống các rạn san hô để chụp hình, có như vậy mới mong giữ lại được quần thể san hô Hòn Yến", anh Trung Hồ Văn Trung kiến nghị.
Thời gian gần đây, hệ sinh thái san hô Hòn Yến đang bị suy giảm nghiêm trọng do nhiều người dân, du khách dẫm đạp làm vỡ, chết nhiều loại san hô.
Chị Lê Đoan Trang Trúc, du khách đến từ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa chia sẻ "Tôi đã đi nhiều nơi, nhưng là lần đầu tiên đến với Hòn Yến. San hô ở đây hình thành trên nền đất đá núi lửa rất lạ và quý. Tôi đã tìm hiểu và được biết phải mấy nghìn năm san hô mới kiến tạo và hình thành đẹp như thế này. Tuy nhiên, khâu bảo tồn và ý thức của người dân và du khách ở đây rất hạn chế. Chỉ đến tham quan một tiếng ở Hòn Yến nhưng tôi đã nhắc nhở rất nhiều người, kể cả những người lớn tuổi khi họ biết san hô là tài nguyên quốc gia nhưng họ vẫn cố tình ngồi lên, giẫm đạp lên san hô. San hô Hòn Yến hiện đã suy giảm, hư hại khoảng 70%, nếu không có giải pháp bảo vệ khẩn cấp, tôi nghĩ chỉ một hai năm nữa quần thể san hô Hòn Yến sẽ không còn nữa".
Những rạn san hô nhiều màu sắc tại Khu vực Thắng cảnh quốc gia Hòn Yến, xã An Hòa Hải (Tuy An, Phú Yên).
ADVERTISING
00:00
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tuy An Huỳnh Văn Khoa cho biết, hệ sinh thái san hô Hòn Yến rất có giá trị, cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt. Ủy ban nhân dân huyện đã tiếp nhận thông tin về tình trạng du khách vô tư giẫm đạp lên san hô để săn ảnh, đây là một hình ảnh không đẹp. "Ủy ban nhân dân huyện sẽ chỉ đạo các ngành liên quan tiến hành các biện pháp bảo vệ, chấn chỉnh tình trạng, người dân, du khách giẫm đạp, gây hư hại san hô", Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tuy An nói.
Hệ sinh thái san hô Hòn Yến rất cần phải được bảo vệ.
Theo tài liệu nghiên cứu của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, san hô ở Hòn Yến được ghi nhận có 17 loài (với hai dòng san hô cứng và san hô mềm). Nhiều nhất là Acroporaspicifera, Montipora foliosa. M.confuse... để bảo tồn, phát triển giá trị của hệ sinh thái san hô, cỏ biển Hòn Yến cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Việc cấp bách nhất là nhanh chóng khắc phục ô nhiễm môi trường rác thải, hình thành khu chức năng có chiến lược quản lý san hô. Bên cạnh đó tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, du khách thăm quan trong việc bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học.
Hệ sinh thái san hô ở Hòn Yến phân bố tầng nông và rất nông trên nền đất cát và đá núi lửa rất đặc trưng.
Tỉnh Phú Yên đã khởi động Dự án bảo tồn san hô Hòn Yến với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế. Tại huyện Tuy An, một Tổ cộng đồng bảo vệ rạn san hô Hòn Yến do chính người dân địa phương thành lập, đã tăng cường năng lực để bảo vệ hệ sinh thái san hô Hòn Yến. Vấn đề cấp thiết nhất hiện nay đó là cần ngăn chặn tình trạng người dân du khách tự do săn ảnh ở vùng có rạn san hô; có giải pháp bảo tồn bền vững, gìn giữ những giá trị quý giá của san hô Hòn Yến.
San hô Hòn Yến cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt để giữ giá trị hệ sinh thái.
Thả 112 động vật hoang dã quý hiếm về Vườn Quốc gia Bù Gia Mập Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh, Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi thả 112 động vật hoang dã quý hiếm vào lâm phần của Vườn. Thả thú hoang về rừng tự nhiên thuộc Vườn quốc...