Bảo tồn loài mới ở Việt Nam – Bài 1: Ngăn chặn đà tuyệt chủng

Theo dõi VGT trên

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên ( WWF) vừa công bố báo cáo về phát hiện 380 loài mới, trong 2 năm 2021 và 2022, tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng của Đông Nam Á.

Riêng Việt Nam đã phát hiện 158 loài.

Báo cáo cũng kêu gọi các hành động khẩn cấp về giảm nguy cơ mất sinh cảnh và chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam cũng như khu vực.

Bảo tồn loài mới ở Việt Nam - Bài 1: Ngăn chặn đà tuyệt chủng - Hình 1

Cá thể tê tê Java quý hiếm được 2 giáo viên Lê Trọng Ngọc và Liêu Văn Quyết (trú tại xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, Bình Phước) phát hiện, bàn giao cho Hạt kiểm lâm. Ảnh: TTXVN phát

Bài 1: Ngăn chặn đà tuyệt chủng

Trong 2 năm 2021 – 2022, các nhà khoa học đã khám phá 380 loài thực vật có mạch và động vật có xương sống tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam). Khu vực này được đánh giá là một phần của điểm nóng đa dạng sinh học Indo-Miến Điện, với các loài mang tính biểu tượng toàn cầu và có nguy cơ tuyệt chủng như: hổ, voi châu Á, tê tê Sunda và cá đuối nước ngọt khổng lồ.

“Kho báu” các loài mới

Khu vực này cũng là nơi các loài mới được phát hiện liên tục từ năm 1997 đến nay, với tổng số loài được phát hiện lên đến 3.390 loài gồm thực vật có mạch, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú.

Từ năm 2021 – 2022, các loài mới được phát hiện trong khu vực này gồm: 290 loài thực vật, 19 loài cá, 24 loài lưỡng cư, 46 loài bò sát và một loài động vật có vú được tìm thấy ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất với 158 loài mới. Những phát hiện này chứng minh rằng khu vực vẫn là mảnh đất màu mỡ cho khám phá khoa học và là một “điểm nóng” về đa dạng loài; đồng thời cảnh báo về các hoạt động phá hủy thiên nhiên, môi trường sống khiến nhiều loài đã tuyệt chủng trước khi chúng được phát hiện.

Theo báo cáo, một số loài mới tại Việt Nam được các nhà khoa học thế giới đánh giá cao như: Loài thu hải đường BEGONIA CATBENSIS được phát hiện ở các đảo đá vôi của Vườn Quốc gia Cát Bà. Loài này được tìm thấy trên các thành tạo núi đá vôi. Hiện có 21 loài thu hải đường được công nhận ở Việt Nam. Loài thu hải đường BEGONIA CATBENSIS này được cho là chỉ còn dưới 200 cá thể trưởng thành trong một phạm vi phân phối rất hạn chế. Loài này được coi là hiếm, xếp hạng bảo tồn ở mức Nguy cấp.

Video đang HOT

Loài ếch mới QUASIPAA TAOI được ghi nhận trên Núi Ngọc Linh, đỉnh núi cao nhất miền Trung Việt Nam với 2.598m. Chúng được tìm thấy ở đầu nguồn của đá suối trong rừng thứ sinh thường xanh ở khoảng 1.500m so với mực nước biển trung bình. Loài ếch mới này đại diện cho loài thứ 13 của chi ếch gai trên thế giới, trong đó riêng Việt Nam đã phát hiện 6 loài này. Phát hiện này đã khẳng định tính đa dạng rất cao của các loài lưỡng cư đặc hữu ở dãy núi Trung Trường Sơn của Việt Nam. Các nhà nghiên cứu xếp loại chúng ở mức là Gần bị đe dọa trong Danh sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN)…

Rắn tia nắng (Xenopeltidae), được đặt tên theo vảy óng ánh của chúng, được phân bố rộng rãi khắp Đông Nam Á. Loài rắn tia nắng INTERMEDIUS mới được phát hiện tại một địa phương trong khu vực Trung Trường Sơn của Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã thu thập một số mẫu vật trong năm 2006 từ rừng thường xanh ở miền núi khu vực tỉnh Kon Tum, ở độ cao từ 1.500m và 2.500m so với mực nước biển trung bình. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khu vực Tây Nguyên của Việt Nam có sự đa dạng cao về các loài lưỡng cư và bò sát, bao gồm nhiều loài bí ẩn (không thể phân biệt về mặt hình thái nhưng khác biệt về mặt di truyền). Các nghiên cứu gần đây đã tiết lộ nhiều loài mới cho khoa học ở khu vực này.

Ông Nguyễn Văn Trí Tín, Quản lý Chương trình Bảo tồn Động vật Hoang dã của WWF – Việt Nam cho biết, những loài mới này đang chịu áp lực rất lớn từ nạn phá rừng, môi trường sống bị phá hủy, ô nhiễm, dịch bệnh lây lan do các hoạt động của con người, phải cạnh tranh với các loài xâm lấn và chịu tác động tàn phá của nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Nhiều loài đã tuyệt chủng trước khi chúng được phát hiện. Do đó, cần có những hành động cấp bách để ngăn chặn sự tuyệt chủng các loài hoang dã bằng cách bảo vệ sinh cảnh sống của chúng, hỗ trợ khôi phục quần thể các loài tự nhiên, tái hoang dã và ngăn chặn các hoạt động săn bắt mua bán động vật hoang dã trái phép.

Ngăn chặn đà tuyệt chủng

Để ngăn chặn đà suy giảm dẫn đến tuyệt chủng các loài tại Việt Nam, Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học do Cơ quan Hợp tác phát triển Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đang thúc đẩy hoạt động “tái hoang dã” tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trên cả nước. Theo đó, cơ quan này đã tiến hành một số phân tích khoa học chuyên sâu đối với một số loài động vật, đặc biệt là ở vùng Trung Trường Sơn của Việt Nam, nhằm hiểu thông tin cần thiết để tạo ra một quần thể có khả năng sinh sản, sau khoảng 10 – 15 năm sẽ tái thả trở lại tự nhiên. Hợp phần dự kiến xây dựng các cơ sở cứu hộ động vật với những điều kiện cần thiết để chăm sóc một số loài ưu tiên trong điều kiện nuôi nhốt, đặc biệt là ở miền Trung của Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực vào các điều ước quốc tế liên quan (Công ước đa dạng sinh học; Công ước Ramsar; Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học, Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, Nghị định thư bổ sung Nagoya-Kuala Lumpur…).

Bên cạnh đó, các cam kết quốc tế, yêu cầu từ thực tiễn trong nước đã được luật hóa trong hệ thống các văn bản gồm: Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quy hoạch, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và nhiều văn bản liên quan khác.

Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức liên quan tập trung nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; văn bản pháp luật về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong hoạt động quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen….

Cùng với đó, Bộ tiếp tục kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ quản lý về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý đa dạng sinh học; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành có chức năng quản lý liên quan về bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường năng lực các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và các tổ chức chính trị- xã hội, các đối tác phát triển trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.

Bảo tồn loài mới ở Việt Nam - Bài cuối: Khẩn cấp bảo vệ các sinh cảnh sống

Đa dạng sinh học của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trong đó Việt Nam được đánh giá có mức độ đa dạng sinh học cao nhất, đang phải đối mặt với áp lực to lớn từ phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số của con người, dẫn đến nạn phá rừng, ô nhiễm và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với tác động của khí hậu thay đổi.

Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) về việc phát hiện hàng trăm loài mới và yêu cầu cấp bách bảo tồn đa dạng sinh học.

Bảo tồn loài mới ở Việt Nam - Bài cuối: Khẩn cấp bảo vệ các sinh cảnh sống - Hình 1

Hệ sinh thái san hô ở Hòn Yến phân bố tầng nông và rất nông trên nền đất cát và đá núi lửa rất đặc trưng. Ảnh minh họa: Phạm Cường/TTXVN

Là thành viên nghiên cứu, tham gia thực hiện báo cáo mới đây của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) về công bố các loài mới thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, ông có thể cho biết những đánh giá của mình về việc phát hiện 158 loài mới tại Việt Nam trong hai năm 2021 - 2022 ?

Trong số 380 loài thực vật có mạch và động vật có xương sống mới được công bố, Việt Nam chiếm số lượng lớn nhất với 158 loài so với các nước thuộc khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam). Điều này một lần nữa khẳng định tính đa dạng hàng đầu thế giới của nước ta từ lâu đã được các nhà khoa học công nhận.

Những khám phá mới và nổi bật này cho thấy những nỗ lực to lớn cũng như hiệu quả hợp tác giữa các nhà khoa học từ khu vực và các nơi khác trên thế giới, cả trong thực địa, trong phòng thí nghiệm tại các trường đại học và viện nghiên cứu. Những sự hợp tác này đôi khi kéo dài nhiều thế hệ, với các mẫu được thu thập bởi các nhà tự nhiên học từ nhiều thập kỷ trước, được phân tích bởi các nhà nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực thực vật học, động vật học tại các vườn, bảo tàng lịch sử tự nhiên và xã hội... Ví dụ, một trong những loài nổi bật trong báo cáo này là một loại cây được thu thập vào những năm 1930 và chỉ mới được xác nhận bởi một nhóm các nhà nghiên cứu mới.

Một loài mới được xác định như thế nào, thưa ông?

Về nguyên tắc, một loài mới phải khác tất cả các loài cũ trong các giống đó về đặc điểm hình thái như sự khác biệt về số lượng các vảy, sự sắp xếp vảy, màu sắc, kích cỡ, phân tích sinh học phân tử ADN về mặt di truyền. Khi công bố loài mới phải được các chuyên gia phản biện chuyên ngành đồng ý.

Để tìm kiếm các loài động, thực vật mới, các nhà khoa học thường tìm đến nơi xa xôi hẻo lánh, ít được nghiên cứu đến như các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên... là nơi rừng tự nhiên còn tốt, có nhiều loài sinh vật sống ở đó. Nếu may mắn gặp được loài mới, chúng tôi thường xác định trước hết bằng ngoại hình, sau đó thu mẫu về và phân tích.

Ông có thể chia sẻ những khó khăn, thuận lợi đối với các nhà nghiên cứu về sinh vật trong quá trình tìm kiếm các loài mới ở nước ta?

Nhà nước tạo điều kiện cho các nhà khoa học từ nhiều nguồn khác nhau, từ các chương trình điều tra cơ bản, từ các quỹ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng có các đề tài hàng năm từ đề tài, nhiệm vụ cấp cơ sở đến cấp viện. Bên cạnh đó, kinh phí để chúng tôi nghiên cứu, khảo sát còn đến từ nguồn hợp tác quốc tế thông qua chương trình khảo sát cùng nhau với các tổ chức quốc tế. Nhìn chung, phần kinh phí để thực hiện các nghiên cứu vẫn từ nội lực của Việt Nam là chính. Tuy nhiên trong các chương trình hợp tác quốc tế, các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm và trang bị máy móc tốt sẽ hỗ trợ nhiều cho nghiên cứu.

Việc khám phá các loài mới giúp điền vào lỗ hổng kiến thức về những gì tồn tại trong thế giới tự nhiên. Song song với những ngạc nhiên và mừng rỡ khi phát hiện ra một loài mới, chúng tôi cũng luôn lo lắng rằng vẫn còn vô số loài chưa được tìm thấy, sợ rằng mình không kịp tìm thấy và bảo tồn chúng trước khi chúng tuyệt chủng, biến mất hoàn toàn trên thế giới này. Có nhiều sinh vật đã biến mất thậm chí trước khi chúng tôi đặt tên cho chúng. Điều này là một động lực cho các nhà khoa học như tôi tiếp tục tiến hành công việc nghiên cứu đa dạng sinh học của mình. Đây cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các bên, từ các nhà bảo tồn, chính phủ đến người dân, cần có hành động khẩn cấp để đảm bảo các loài này và môi trường sống của chúng tồn tại trong tương lai.

Điều gì đang đe dọa các sinh vật mới được biết đến này, thưa ông?

Người dân địa phương thường bắt rắn, thằn lằn và ếch về làm thực phẩm tại chỗ, trong số đó có nhiều loài mới đang bên bờ tuyệt chủng. Ví dụ năm 2022, khi chúng tôi nghiên cứu, mô tả loài ếch sần ở vùng núi cao Ngọc Linh của tỉnh Kom Tum, thì thấy tình trạng người dân bắt về làm thực phẩm do loài này cỡ to, thịt thơm ngon. Ngay sau khi chúng tôi mô tả loài mới, loài này được các nhà khoa học quốc tế đánh giá nguy cơ tuyệt chủng ở mức gần bị đe dọa.

Ngoài ra, các loài mới còn đối mặt với tình trạng bị săn bắt, mua bán để làm cảnh. Có nhiều loài mới được mô tả sau đó không tìm thấy được ở đâu nữa. Ví dụ có một loài thạch sùng Mỹ được mô tả ở Trung Quốc sau này cũng tìm thấy được cả ở Việt Nam, nhưng sau đó loài này bị buôn bán rất mạnh trên thị trường châu Âu, Mỹ để làm cảnh. Chúng tôi có quay lại các địa điểm trước đây thu mẫu của loài này như ở Cao Bằng nhưng không tìm thấy loài đó nữa, cũng có thể loài đó bị buôn bán quá mức, mất sinh cảnh sống nên gần như nó bị tuyệt chủng, đây là một vấn đề đáng lo ngại.

Đề ngăn chặn tình trạng nhiều loài sinh vật chưa được biết đến đã tuyệt chủng, chúng ta cần làm gì, thưa ông?

Đa dạng sinh học của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng đang phải đối mặt với áp lực to lớn từ phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số loài người dẫn đến nạn phá rừng, ô nhiễm và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với tác động của khí hậu thay đổi.

Để đảo ngược sự suy giảm đa dạng sinh học nhanh chóng trong vùng, bảo tồn các biện pháp cho hệ sinh thái và động vật hoang dã loài cần được sự quan tâm nhiều hơn từ các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng. Những phát hiện mới này cũng là bằng chứng quan trọng để tất cả chúng ta cần khẩn trương đầu tư thời gian và nguồn lực, bằng những cách tốt nhất để bảo tồn những loài đã biết và chưa biết.

Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều hành động, đặc biệt Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã xác định rất nhiều hành động cụ thể để bảo vệ sinh cảnh, bảo vệ các loài quý hiếm, tuyên truyền, đưa ra khuyến cáo người dân cần bảo vệ sinh cảnh sống, tránh đánh bắt các loài sinh vật hoang dã theo kiểu tận diệt để phục hồi quần thể của nó. Ví dụ trước đây nhóm nghiên cứu của Mỹ và Việt Nam phát hiện một loài thằn lằn mới ở Cà Mau rất đẹp.

Năm 2010 loài này được các nhà khoa học mô tả là loài mới thì đến năm 2014 loài thằn lằn đó đã xuất hiện trên thị trường châu Âu với giá bán khoảng 70 triệu đồng một cặp. Ngay sau đó phía Việt Nam đã đưa loài này vào Danh lục Đỏ thế giới và đưa vào các văn bản pháp luật như Nghị định của chính phủ, Phụ lục của công ước... để bảo vệ và chống buôn bán loài này. Đó cũng là một trong các biện pháp kịp thời để bảo vệ các loài. Ngoài ra có các dự án tuyên truyền để bảo vệ sinh cảnh cũng như phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài hoang dã giúp bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam ĐịnhNhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam Định
18:16:20 31/01/2025
Ô tô mất lái lao xuống sông ở Nam Định, 7 người tử vongÔ tô mất lái lao xuống sông ở Nam Định, 7 người tử vong
18:01:59 30/01/2025
Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ ô tô lao xuống mương ở Nam Định làm 7 người chếtThủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ ô tô lao xuống mương ở Nam Định làm 7 người chết
21:13:09 31/01/2025
Quán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt độngQuán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt động
21:26:20 31/01/2025
Vụ xe ôtô lao xuống mương 7 người tử vong: Công an công bố nguyên nhân ban đầuVụ xe ôtô lao xuống mương 7 người tử vong: Công an công bố nguyên nhân ban đầu
07:02:07 31/01/2025
Đèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình DươngĐèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình Dương
18:21:00 31/01/2025
Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý vụ ô tô mất lái ở Nam ĐịnhBộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý vụ ô tô mất lái ở Nam Định
05:14:38 31/01/2025

Tin đang nóng

4 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 34 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 3
14:28:48 01/02/2025
Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Đoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ýĐoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ý
14:36:54 01/02/2025
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài
15:13:39 01/02/2025
Doãn Hải My xinh tựa nàng thơ trong tà áo dài, giờ làm vợ Đoàn Văn Hậu còn xinh hơn cả thời thi hoa hậuDoãn Hải My xinh tựa nàng thơ trong tà áo dài, giờ làm vợ Đoàn Văn Hậu còn xinh hơn cả thời thi hoa hậu
12:03:01 01/02/2025
Mỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở PhiladelphiaMỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở Philadelphia
15:12:25 01/02/2025
Tổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấpTổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấp
15:20:44 01/02/2025
Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoàiTàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài
14:54:32 01/02/2025

Tin mới nhất

Rác thải sinh hoạt không phân loại có thể bị từ chối tiếp nhận

Rác thải sinh hoạt không phân loại có thể bị từ chối tiếp nhận

09:02:36 01/02/2025
Công nhân môi trường có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại, không sử dụng bao bì, thùng chứa theo quy định của chính quyền địa phương.
Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'

Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'

09:01:26 01/02/2025
Liên quan đến vụ một quán bún riêu tại Hà Nội chém khách 400.000 đồng một tô vào ngày Tết, mới đây đại diện quán bún riêu đã lên tiếng giải thích sự việc 3 bát bún riêu giá 1.2 triệu đồng là sự cố nhầm lẫn .
33 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày mùng 3 tết

33 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày mùng 3 tết

21:35:38 31/01/2025
Trong ngày mùng 3 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông khiến 33 người chết và 52 người bị thương.
Hàng xóm nhớ lại chuyến xe định mệnh cướp đi 7 sinh mạng ngày mùng 2 Tết

Hàng xóm nhớ lại chuyến xe định mệnh cướp đi 7 sinh mạng ngày mùng 2 Tết

21:21:13 31/01/2025
Tang thương bao trùm thị trấn Giao Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) khi 7 người trong một gia đình gặp nạn trên chuyến xe định mệnh, vĩnh viễn rời xa người thân.
Nam Định: Va chạm với ô tô, người phụ nữ bị văng xuống sông

Nam Định: Va chạm với ô tô, người phụ nữ bị văng xuống sông

21:18:45 31/01/2025
Vụ tai nạn giao thông xảy ra chiều nay (31/1) tại khu vực cống Xác (thôn Đông Lĩnh, xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) khiến một người phụ nữ bị văng xuống sông.
Người đàn ông bơi ra giữa sông cứu một phụ nữ nhảy cầu

Người đàn ông bơi ra giữa sông cứu một phụ nữ nhảy cầu

19:05:53 31/01/2025
Chiều 31/1, lãnh đạo UBND thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, một phụ nữ đã được cứu sống sau khi nhảy cầu.
Mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn

19:03:10 31/01/2025
Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, trong ngày mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, vi phạm về tốc độ hơn 970 trường hợp.
Điều tra vụ nhà dân cháy khiến 3 người bị thương

Điều tra vụ nhà dân cháy khiến 3 người bị thương

18:34:58 31/01/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ nhà dân bị cháy khiến 3 người bị thương ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025.
Bí thư Nam Định thăm hỏi nạn nhân trong vụ tai nạn ô tô khiến 7 người tử vong

Bí thư Nam Định thăm hỏi nạn nhân trong vụ tai nạn ô tô khiến 7 người tử vong

05:12:17 31/01/2025
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn thăm hỏi, động viên người nhà và nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên Quốc lộ 21.
Trục vớt ô tô mất lái lao xuống mương khiến 7 người tử vong ở Nam Định

Trục vớt ô tô mất lái lao xuống mương khiến 7 người tử vong ở Nam Định

05:09:48 31/01/2025
Ô tô do bà Nguyễn Thị D. điều khiển di chuyển trên QL 21 địa phận phường Nam Vân hướng Cầu Vòi đi TP Nam Định bất ngờ mất lái lao xuống dòng nước bên đường.
Xu hướng thể thao kết hợp cộng nghệ trong xã hội hiện đại

Xu hướng thể thao kết hợp cộng nghệ trong xã hội hiện đại

20:47:05 30/01/2025
Thể thao đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Từ việc luyện tập thường xuyên để nâng cao sức khỏe cho đến việc theo dõi các sự kiện thể thao quốc tế, mỗi người ngày càng yêu thích và gắn bó với các môn thể tha...
6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, xảy ra 308 vụ tai nạn giao thông làm chết 137 người

6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, xảy ra 308 vụ tai nạn giao thông làm chết 137 người

18:07:35 30/01/2025
Chiều 30/1 (Mùng 2 Tết), đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, trong 6 ngày từ (25/1 - 30/1), toàn quốc đã xảy ra 308 vụ tai nạn giao thông khiến 137 người chết và 257 người bị thương.

Có thể bạn quan tâm

Cần thêm nhiều hàng viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza

Cần thêm nhiều hàng viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza

Thế giới

17:39:23 01/02/2025
Cùng ngày, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thông báo kể từ khi lệnh ngừng bắn được triển khai, khoảng 600 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo đã vào Dải Gaza mỗi ngày, trong đó có 50 xe chở nhiên liệu.
Xuân Son được tặng nhà

Xuân Son được tặng nhà

Sao thể thao

17:01:52 01/02/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son được bầu Thiện (CLB Nam Định) tặng thưởng căn hộ cao cấp tại Hà Nội. Xuân Son được ghi nhận.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Trắc nghiệm

16:43:26 01/02/2025
Hôm nay là một ngày khá thuận lợi cho người tuổi Tý. Bạn có thể nhận được một tin vui bất ngờ từ gia đình hoặc bạn bè. Nếu đang có kế hoạch du xuân, hãy chú ý đến an toàn khi di chuyển.
Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Netizen

14:26:49 01/02/2025
Với nhiều người, Tết là dịp đoàn viên, sum họp. Trong những ngày này, hình ảnh gia đình quây quần gói bánh chưng, bánh tét; đi chúc Tết, nhận lì xì,... ngập tràn trên mạng xã hội.
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Sức khỏe

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

Làm đẹp

12:39:20 01/02/2025
Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi, nên chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bên cạnh đó, nên che chắn bằng khẩu trang, kính mát, nón rộng vành khi đi ra ngoài trời.
Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Lạ vui

10:47:08 01/02/2025
Tại thành phố Talca, một thị trấn nhỏ ở đất nước Chile có một phong tục rất đặc biệt: Đón năm mới cùng với những người thân đã khuất.
ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

Mọt game

10:43:05 01/02/2025
Morgana đang bất ngờ vươn lên đầy mạnh mẽ tại phiên bản 13.4 của ĐTCL mùa 13. Morgana đã được buff rất nhiều sát thương ở bản 13.4 vừa qua
Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Sáng tạo

10:30:04 01/02/2025
Bước sang năm mới rồi, nhưng vẫn có những chuyện của năm cũ mà chúng ta không nên bỏ qua . Bức ảnh của cặp vợ chồng vay 100 triệu tiêu Tết khiến hàng ngàn người nổi da gà