Bão tố trên biển Đen
Lực lượng hải quân Nga và Ukraine vừa đụng độ ở biển Đen. Khu vực này nằm trên sườn Đông Nam bị xem là điểm yếu của NATO và liên minh quân sự này khó có thể can thiệp vào nơi đang chứng kiến lợi ích của Nga và phương Tây va chạm.
Biển Đen trở thành điểm nóng địa chính trị kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine và vùng biển này đóng vai trò quan trọng trong lợi ích của Moscow. 28.000 binh sĩ Nga hiện đóng trên bán đảo Crimea. Trong khi đó, các tàu ngầm và tàu khu trục mới của Nga, được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kalibr, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các quốc gia NATO gần đó.
Chẳng hạn, Romania từ lâu cảnh báo về việc không để Nga thống trị biển Đen về quân sự. Chính vì vậy, Bucharest đã thúc giục mạnh mẽ việc triển khai lực lượng NATO trong khu vực, bao gồm hạm đội hải quân đa quốc gia.
Ảnh của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) cho thấy tàu Nga và tàu Ukraine đối đầu ngoài khơi bờ biển bán đảo Crimea hôm 25-11 Ảnh: TASS
Gót chân Achilles của NATO đặc biệt dễ bị tổn thương bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Thành viên NATO này trong thời gian dài cảm thấy phương Tây chưa bao giờ nghiêm túc xem họ là đối tác ngang hàng. Vấn đề càng thêm trầm trọng bởi mối quan hệ rắc rối giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ hiện không xem Nga là đối thủ tiềm tàng mà là đối tác tiềm năng. Hai nước cũng theo đuổi những lợi ích kinh tế chung liên quan đến biển Đen bất chấp sự khó chịu của NATO và Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Erdogan gần đây nhất trí rằng đường ống dẫn khí Turkstream sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2019. Đường ống này dẫn khí thẳng qua biển Đen, đồng nghĩa Ukraine sẽ mất một lượng lớn phí vận chuyển khí đốt. Đây được xem một dấu hiệu khác cho thấy Nga đang tăng cường kìm hãm kinh tế Ukraine.
Tất cả những yếu tố trên đang làm suy yếu Ukraine. Liên minh châu Âu và NATO khó có thể làm gì nhiều hơn ngoài việc ủng hộ Tổng thống Petro Poroshenko về mặt tinh thần. Mong muốn NATO phái tàu chiến đến bán đảo Crimea của nhà lãnh đạo Ukraine rất khó thành hiện thực. Ukraine chưa phải là thành viên NATO và liên minh quân sự này không vội vàng gì trong việc kết nạp quốc gia đang có nhiều biến động chính trị.
Volker Wagener, cây bút của đài Deutsche Welle (Đức)
Theo nld.com.vn
Nga chỉ trích nghị quyết Đại hội đồng LHQ thông qua do Ukraine đề xuất là gian dối
Cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 17/12 bỏ phiếu thông qua một văn bản dự thảo do Ukraine đề xuất về giảm quân sự hóa trên biển Azov và biển Đen, theo RT.
Theo RT, 66 quốc gia đồng ý với nghị quyết, 19 phản đối trong khi có đến 72 quốc gia không bỏ phiếu. Dự thảo nghị quyết được Ukraine đưa ra nhằm cáo buộc Nga vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khi triển khai các lực lượng quân đội đến bán đảo Crưm. Văn bản cũng cáo buộc Matxcơva hạn chế tự do hàng hải ở biển Azov và chỉ trích Nga quân sự hóa ở biển Đen.
Đại hội đồng LHQ phê duyệt nghị quyết do Ukraine đề xuất về biển Azov. (Ảnh minh họa: Wang Ying / Xinhua / Global Look Press)
Trước khi bỏ phiếu, Syria và Iran đề xuất sửa đổi để nghị quyết được cân bằng hơn, có thể bổ sung thêm thỏa thuận Minsk và trách nhiệm Kiev cần tuân theo. Thỏa thuận Minsk nêu rõ cả Kiev và các lực lượng cộng hòa tự xưng tại miền Đông Ukraine phải ngừng bắn, rút quân đội và khí tài quân sự. Kiev cũng đảm bảo các cuộc bầu cử địa phương diễn ra đúng theo luật pháp.
Tuy nhiên cơ quan Liên Hợp Quốc đã từ chối những chỉnh sửa này và Nga cho rằng nghị quyết được đưa ra bỏ phiếu là một nghị quyết một chiều.
Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên Hợp Quốc, ông Dmitry Polyansky chỉ ra rằng số lượng lớn các quốc gia từ chối bỏ phiếu cho thấy họ không có tiếng nói chung với "âm mưu ác ý của Ukraine". Theo ông, cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã gửi một tín hiệu đến Kiev rằng bất cứ thứ gì cũng có thể được thông qua và Nga sẽ trở thành vật thế mạng.
"Dù vậy, nghị quyết gian dối này sẽ không thay đổi điều gì với tình hình Crưm hay khu vực xung quanh", nhà ngoại giao Nga nói. Ông cho rằng khả năng giải quyết tranh chấp thực sự nằm ở Washington, người "giật dây" cho Kiev.
Đề cập đến sự cố trên biển Azov khi 3 tàu quân đội Ukraine bị bắt giữ vì vi phạm lãnh hải Nga, ông Polyansky nói đây là một đòn khiêu khích đã được chuẩn bị kĩ càng, được thực hiện dưới sự ủng hộ của Mỹ và một số nước khác.
Trước đó, ngày 25/11, 3 tàu Ukraine bị lực lượng tuần duyên Nga nổ súng chặn và bắt giữ sau khi tàu Ukraine phớt lờ các cảnh báo và yêu cầu dừng lại của Nga, theo RT. Matxcơva nói Ukraine không có đủ thủ tục cần thiết để đi qua eo biển Kerch, nơi nối liền biển Đen và biển Azov. Trong khi đó, Kiev cho rằng họ đã tuân theo quy trình đầy đủ, phản ứng lại bằng tuyên bố thiết quân luật trong một số khu vực dọc biên giới với Nga. Tổng thống Putin gọi đây là hành vi khiêu khích, nhằm kiềm chế các đối thủ chính trị của lãnh đạo Ukraine Petro Poroshenko trước cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vào tháng 3/2019.
(Nguồn: RT)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Ukraine muốn mở rộng vùng kiểm soát ở Biển Đen Quốc hội Ukraine đã gửi bộ luật mở rộng vùng kiểm soát ở Biển Đen cho Tổng thống Poroshenko. Quốc hội Ukraine Chủ tịch Quốc hội đơn viện (Verkhovnaya Rada) của Ukraine đã ký và gửi cho Tổng thống Ukraina Piotr Poroshenko bộ luật mở rộng vùng kiểm soát của Ukraine ở Biển Đen. "Luật mới quy định khu vực tiếp giáp lân...