Báo Thổ Nhĩ Kỳ: Phát hiện quan chức nước này gọi điện cho IS
Một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách biên giới Syria đã liên lạc với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria, tờ báo Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn tin từ một cuộc điều tra của Văn phòng Tổng Công tố Ankara.
Cuộc điều tra được văn phòng công tố trưởng Ankara thực hiện bằng biện pháp nghe lén điện thoại và bắt đầu từ năm 2014. Việc này nằm trongg khuôn khổ một cuộc điều tra 6 công dân Thổ Nhĩ Kỳ mất tích, tờ Cumhuriyet báo cáo. Các thân nhân của những người mất tích tin rằng họ có thể đã gia nhập hàng ngũ của các chiến binh IS.
Một cuộc điều tra đã nhằm vào 27 nghi phạm, một vài trong số họ ở Syria, báo cáo tiết lộ.
Văn phòng Tổng Công tố Ankara được phép nghe lén điện thoại của 19 cá nhân từng giúp 6 người liên lạc với IS. Cuộc điều tra cho thấy những ai muốn gia nhập tổ chức này phải được trải qua “cuộc đào tạo về hệ tư tưởng”.
Toàn bộ hồ sơ điều tra đã được bàn giao cho Văn phòng Công tố Quân sự Thổ Nhĩ Kỳ vào hồi tháng 3, sau khi họ tuyên bố vấn đề này nằm ngoài quyền hạn của mình, theo báo Thổ Nhĩ Kỳ.
“Những người gia nhập IS từ Ankara thường đến khu vực Elbeyli và sau đó đi từ Gaziantep và Kilis đến ngôi làng Able sang quận Al-Bab của Syria”, Tờ Today’s Zaman trích dẫn một đoạn trong hồ sơ viết.
Dầu lậu được bán sang Thổ Nhĩ Kỳ với giá rất rẻ – Ảnh: Reuters.
Tờ nhật báo Cumhuriyet cũng trích dẫn một đoạn thông tin nằm trong cuộc ghi âm của một người được gọi với mật danh là X2 (được cho là thành viên của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ):
Video đang HOT
- Alo, người Anh Em.
X2: Chúng tôi đã có mặt ở vùng đất đã bị cài mìn mà tôi thường để lại xe cho các anh. Chúng tôi đã mang sẵn hàng rồi, hãy đưa người của các anh đến nhận….
Ankara gần đây đã phải đối mặt với một số cáo buộc đã mua dầu từ IS và để những kẻ khủng bố đi lại một cách tự do qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Trong một báo cáo mới bị rò rỉ cho biết, doanh thu bán dầu bất hợp pháp của IS tiết lộ rằng, hầu hết số dầu này đổ vào Thổ Nhĩ Kỳ và được bán với giá rất thấp.
Đầu tháng 12, Bộ Quốc phòng Nga đã cung cấp bằng chứng cho thấy hầu hết dầu mỏ lậu được tuồn vào Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên Ankara đã chối bỏ mọi cáo buộc liên quan.
Hôm 22/12, nghị sĩ Iraq, cựu cố vấn an ninh nước này, Mowaffak al Rubaie cho biết, có “rất nhiều bằng chứng” trên khắp thế giới và ngay cả tại Iraq chứng minh rằng “Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi không đẹp” trong cuộc chiến chống IS.
NHẬT DUY (Theo RT)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nga mở rộng cuộc chiến chống IS sang Trung Á
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đang tính đến chuyện mở các kênh liên lạc với Taliban để trao đổi thông tin.
Trong một tín hiệu cho thấy Nga đang mở rộng cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sang Trung Á, chính phủ nước này ngày 23/12 cho biết đang tiến hành trao đổi thông tin với nhóm phiến quân Taliban tại Afghanistan, cũng như cân nhắc tăng cường hiện diện quân sự tại Tajikistan và Kyrgyzstan.
Vụ trưởng Vụ châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Nga Zamir Kabulov ngày 23/12 cho biết, về mặt khách quan, Nga và Taliban đều quan tâm tới cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Và đây cũng chính là lý do khiến Nga tính đến chuyện mở các kênh liên lạc với Taliban để trao đổi thông tin.
Các phiến quân Nhà nước Hồi giáo. (ảnh: IG)
Theo ông Kabulov, nhóm phiến quân Taliban tại Afghanistan cũng như Taliban tại Pakistan đã tuyên bố không thừa nhận thủ lĩnh nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng Al-Baghdadi là "vua", cũng như không thừa nhận nhóm nổi dậy này.
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng khẳng định sự tồn tại của những mối quan tâm chung giữa Nga và Taliban trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng và kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế hợp tác nhằm chống lại mối đe dọa từ nhóm cực đoan tàn bạo này.
"Lãnh thổ của quốc gia Trung Á này, cũng như các đối tác và đồng mình của Nga tại khu vực đang trở thành mục tiêu của các lực lượng Hồi giáo cựcc đoan. Trước tình hình nguy hiểm và đang ngày càng xấu đi, toàn thể cộng đồng quốc tế cần đoàn kết hơn nữa trên cơ sở các quy tắc của luật pháp quốc tế và tiến hành các nỗ lực phối hợp nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố", người phát ngôn bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.
Tuy nhiên việc hợp tác chỉ trong khuôn khổ cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Nga vẫn xem Taliban là một tổ chức khủng bố, cũng giống như nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Nước Nga chiến đấu với mối đe dọa IS từ bên trong lãnh thổ
VOV.VN - Các quan chức Nga đang nỗ lực đối phó với mối đe dọa từ tổ chức khủng bố IS cả ở bên trong lãnh thổ nước này lẫn dọc theo biên giới phía nam của họ.
Hơn nữa, đối với Nga, Taliban là một mối đe dọa, nhất là kể từ khi Taliban kiểm soát các vùng lãnh thổ của Afghanistan gần biên giới với Tajikistan, một nước thuộc Liên Xô trước đây và hiện là một đồng minh của Nga.
Chính vì thế, mọi hành động của Nga tại khu vực đều được tiến hành trên cơ sở sự cân nhắc kỹ lưỡng để không ảnh hưởng tới sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các nước.
Cùng với việc hợp tác với Taliban, Quân đội Nga đã tăng cường sự hiện diện quân sự tại Tajikistan khi điều thêm các máy bay trực thăng hiện đại tới căn cứ quân sự đặt tại nước này.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng cho biết, nước này sẵn sàng hợp tác với quân đội Kyrgyzstan thông qua việc gửi vũ khí nhằm chống lại sự hiện diện của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại khu vực.
Theo ông, Nga sẽ làm mọi việc có thể để đẩy nhanh tiến trình trang bị cho các lực lượng Kyrgyzstan để họ có thể đối mặt với mọi mối đe dọa từ Afghanistan.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng thừa nhận, sự xuất hiện của nhóm nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Afghanistan cũng đồng nghĩa với thách thức ngày càng tăng đối với những nỗ lực của Nga và cộng đồng quốc tế./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
Mỹ công bố một số thông tin mới về vụ xả súng ở San Bernardino FBI đang tìm kiếm tất cả các thông tin liên quan đến tên Farook và Malick để xác định xem hai kẻ này có nhận được bất kỳ sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Theo những thông tin mới nhất mà Cục điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) vừa công bố, những kẻ xả súng trong vụ thảm sát ở...