Báo The New York Times chọn Đà Nẵng làm điểm du lịch đáng đến nhất 2019 và ẩm thực là một trong những nguyên do chính
Ngoài cảnh đẹp, những bãi biển tuyệt vời thì nền ẩm thực phong phú hấp dẫn cũng là lý do khiến The New York Times chọn Đà Nẵng làm nơi đáng đi nhất 2019.
Mới đây, tờ New York Times của Mỹ, một đầu báo danh tiếng và số lượng độc giả khổng lồ mang tầm quốc tế đã đưa Đà Nẵng vào danh sách những nơi nên đến nhất trong năm 2019. Đà Nẵng được xếp thứ 15 trong số 52 địa điểm khác. Trong mô tả, ngoài nhắc đến những ưu điểm về phong cảnh, những bãi biển xinh đẹp thì một yếu tố quyết định khác chính là ẩm thực.
Bộ sưu tập những địa điểm phải đến trong năm 2019 của The New York Times, Đà Nẵng là một trong số đó.
Tờ báo đã nói: “Những người sành ăn và người thích đi biển đang tập trung tại một nơi gọi là Miami của Việt Nam”, cũng chính là Đà Nẵng. Trang báo cũng cho rằng nền ẩm thực tuyệt vời cũng như phố cổ Hội An chính là chìa khoá làm nên sự hấp dẫn của thành phố biển này.
Đà Nẵng nằm trong top 15 những nơi nên đến năm 2019.
Tham khảo thêm Cầm 10k “ăn sập Đà Nẵng” với những món ăn vừa ngon vừa độc đáo, có tin được không?
Nhân dịp Đà Nẵng – Hội An lại lần nữa được gọi tên trên một trang du lịch danh tiếng, hãy điểm lại những món ngon đặc sản ai cũng nên thử khi đến đây. Nếu có một người bạn nước ngoài muốn du lịch Đà Nẵng – Hội An, hãy đưa cho họ list sau nhé!
Mì Quảng
Video đang HOT
Mì Quảng gần như đứng đầu mọi danh sách đặc sản của Đà Nẵng, và cũng có lý do cho việc này. Đây là món ăn đặc trưng của vùng Quảng Nam, khác với nhiều loại mì khác, được làm từ bột gạo xay mịn, tráng thành từng lớp bánh mỏng và được thái theo chiều ngang. Mì quảng có độ dai, giòn, có màu vàng óng của nghệ và có thể được ăn cùng nhiều loại thịt khác nhau. Nước dùng của mì quảng được hầm từ xương heo, được bỏ thêm đậu phộng rang được đập dập. Nước lèo của mì quảng có cái tên rất đặc biệt là “nước nhưn”, có sự cô đặc hơn nhiều loại nước khác. Trang The New York Times cũng khuyên du khách là “đừng rời khỏi Đà Nẵng khi chưa thử mì quảng”.
Cơm gà Hội An đặc biệt ở chỗ, cơm được nấu bằng nước thịt gà, có màu vàng óng, hạt cơm tơi xốp. Món này ăn kèm với thịt gà xé, nước lòng gà và đu đủ bào. Dọc con phố Phan Chu Trinh rất nhỏ nằm giữa lòng Hội An, đã có đến hàng chục hàng cơm gà nằm san sát nhau, mùi cơm nấu thơm phức làm nao nức lòng thực khách. Từ hạt cơm tơi cho đến nước gà béo ngậy, mỗi hàng cơm đều có một bí quyết riêng, một biến tấu khác nhau nên du khách có thể… ăn cơm gà cả ngày không chán. Cơm gà Hội An nổi tiếng gần xa, là một món mà ai cũng phải nếm thử khi đến Đà Nẵng.
Bún chả cá Đà Nẵng
Bún chả cá Đà Nẵng tạo nên nét đặc trưng bằng ngoại hình bắt mắt, có màu cam đỏ hiếm thấy ở nơi nào khác. Màu cam đỏ được tạo nên bởi cà chua, bí đỏ và mỡ xương. Người Đà Nẵng tự hào với món bún chả cá của mình, bởi vì tuy bún chả cá vùng nào cũng có, nhưng nơi đây lại khác biệt với các loại nhân chả cá tươi ngon. Do là thành phố biển nên chả cá của Đà Nẵng rất đa dạng, từ chả cá thát lát cho đến cá thu, cá ngừ… Chả cá dai và ít được nêm nếm gia vị nhiều do có hương vị thơm ngon tự nhiên rất đặc trưng.
Đây là một trong những đặc sản Đà Nẵng được nhắc đến nhiều nhất trong các danh sách món ngon xứ này. Chỉ là bánh tráng cuốn thịt heo ăn kèm với các loại rau, tưởng chừng như bình thường nhưng ngay cả nhân thịt heo cũng đã khác biệt với thịt luộc được thái mỏng có da hai đầu, lúc nào cũng có thêm một lớp mỡ trong béo ngậy. Mặt khác, nước chấm của món này là một trong số những điểm độc đáo, đó là mắm nêm Đà Nẵng được làm từ nước mắm cá cơm đậm đà, thêm chút đậu phộng thơm lừng và có vị ngọt từ dứa và đường.
Bánh xèo thì có ở khắp mọi nơi, là món ngon nổi tiếng, tuy nhiên đến Đà Nẵng thì phải ăn bánh xèo Đà Nẵng là chuyện đương nhiên mà ai cũng biết. Bánh xèo Đà Nẵng có nhiều phiên bản, từ bánh xèo vàng ươm truyền thống cho đến loại tráng một lớp trứng mỏng ở ngoài, hay loại làm từ bột gạo nguyên chất không có màu vàng thường thấy… Bánh xèo Đà Nẵng chứa cả một “bầu trời” thức ăn kèm đa dạng, từ rau sống đến tương chấm, bánh tráng để cuốn bên ngoài, đu đủ chua… Bạn có thể không bao giờ chán khi ăn bánh xèo chỉ với một vài biến tấu nho nhỏ với các món ăn kèm.
Đi Đà Nẵng thì phải đi Hội An, mà đi Hội Ăn thì phải thử Cao Lầu. Đây là một món mì hết sức đặc biệt của ẩm thực Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Món mì có sợi màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo cùng các loại rau sống và có rất ít nước dùng kèm. Nghe hơi giống mì quảng, nhưng cao lầu khác ở chỗ có sợi mì dày, tương tự với sợi mì udon của Nhật bản vậy, và bột mì được nhồi với nước tro từ một loại cây địa phương nên có mùi hương đặc trưng. Cao lầu cũng nằm trong danh sách những món nên thử khi đến Đà Nẵng – Hội An của nhiều trang web du lịch thế giới.
Tré
Là một trong những đặc sản của người Đà Nẵng, bạn sẽ thấy các du khách thường mua món này về làm quà rất nhiều. Tré được người Đà Nẵng ăn trong các dịp lễ, dịp Tết. Món này thường được nhầm thành một loại nem, tuy nhiên Tré Đà Nẵng khác nem, là món được làm từ da heo, tai heo, mỡ gáy, thịt nạc heo, thịt bò và trộn với nước nắm cá cơm, tỏi Lý Sơn cùng củ riềng. Tré cũng được lên men, tuy nhiên không xay nguyễn ra mà để nguyên thành phần, khi ăn có vị giòn giòn, dai dai của thịt, da, vị đậm đà từ sự hoà trộn của các loại gia vị.
Theo Trí thức trẻ
Người trẻ nhớ một món ăn...
Mỗi một vùng quê sẽ có những đặc trưng về ẩm thực khác nhau để rồi khi xa quê, những món ăn ấy trở thành cả một 'khoảng trời thương nhớ' cho những người con xa xứ.
Mì Quảng - một món ăn đặc trưng của xứ Quảng mà ai đi xa cũng nhớ - PHƯƠNG TRANG
Đi học xa nhà, chắc hẳn ai cũng từng trải qua cảm giác thèm được quây quần cùng cả nhà bên mâm cơm chỉ rau, cá đạm bạc nhưng ấm áp tình thân. Ngọc Thảo, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, tâm sự: "Khi lên thành phố học, mình nhớ lắm món kho quẹt. Nhớ cái vị mặn ơi là mặn của má làm, vì nhà mình ăn mặn hơn nhà khác lắm. Mỗi lần kho, má thường đầu tư 2 đến 3 cái nồi đất để kho, chính vì thế mà vị đậm đà không lẫn vào đâu cho được".
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Nam, nơi có nhiều đặc sản ẩm thực được nhắc đến như mì Quảng, cao lầu... khi khoảng cách địa lý từ nơi học đến quê nhà được đo bằng hàng trăm km, Nguyễn Trang Hạ Vy, sinh viên Học viện Ngoại giao Hà Nội, nhiều lúc muốn được ăn một tô mì Quảng đậm chất quê nhà cũng chỉ là mong ước khó thực hiện. Vy chia sẻ: "Mì Quảng có cái gì đặc trưng khó tả lắm, mà chỉ khi thưởng thức nó tại Quảng Nam, thì mọi người mới có thể cảm nhận hết cái ngon, cái đậm vị, cái đặc trưng của nó".
Vị đậm đà của bún bò Huế không thể lẫn với loại bún nào khác được
Người ta nhớ một món ăn không chỉ là vì nó là 'cái hồn' của miền quê đó mà đôi khi, nó còn gắn với một kỷ niệm, một câu chuyện nào đó đặc biệt. Với món cá kho đặc trưng của má, Ngọc Thảo nhớ lại: "Có lần mình giành làm món thịt kho quẹt, kêu má giao hết cho mình làm thử. Làm xong, thành quả là thịt thì chưa chín, màu thì nhạt. Vậy mà khi ăn cơm với cả nhà, cả nhà khen ngon. Mình rất tự hào vì món mình nấu mà đâu biết má đã nấu lại rồi".
Còn với Minh Nghi, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, thích ăn món bún bò Huế vì cái vị cay và đậm đà, cách nấu xương, huyết, chả khác nhiều so với bún bò nơi khác. Và đi kèm món bún bò Huế Nghi thích, là một kỷ niệm tuổi thơ.
"Hồi 6 tuổi, mình có một chiếc răng bị lung lay sắp gãy, không hiểu sao bún bò mềm như vậy mà ăn xong thì không thấy răng đâu nữa. Từ đó, mỗi lần ăn bún bò Huế là mình lại nhớ đến kỷ niệm này, như một khoảnh khắc khó có thể quên của tuổi thơ", Nghi chia sẻ.
Mỗi người sẽ có những ký ức, những câu chuyện riêng về một món ăn nào đó của quê nhà, để nhớ nhung và thèm được trở về mỗi lúc xa quê. Vị quê, đong đầy nơi ấy không chỉ là hương vị của món ăn nào đó mà còn là vị của quê hương, của kỷ niệm.
Theo thanhnien
Đến Đà Nẵng vào dịp Tết Dương lịch nên ăn gì? Đà Nẵng không chỉ có cảnh quan đẹp, bãi biển xanh trong mà ẩm thực nơi đây cũng vô cùng phong phú. Lưu lại danh sách những món dưới đây để không bỏ lỡ cơ hội thưởng thức bạn nhé. Hải sản: Tôm, cá, cua, ghẹ... là món ăn không thể thiếu đối với du khách khi đến thành phố biển Đà Nẵng....