Bảo Tháp Swayambhunath điểm hành hương linh thiêng hàng đầu Nepal
Bảo Tháp Swayambhunath là một điểm tham quan mang tính nổi bật và biểu tượng của thành phố Kathmandu, Nepal.
Đôi nét về Bảo Tháp Swayambhunath
Bảo tháp Swayambhunath là ngôi bảo tháp cổ nhất ở Kathmandu và là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo lâu đời nhất của đất nước Nepal. Ngôi bảo tháp này vào năm 1079 đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Toàn cảnh bảo tháp Swayambhunath
Swayambhunath còn được gọi với một cái tên khác là đền Khỉ, nằm trên đỉnh đồi ở Tây Kathmandu. Công trình này bao gồm một bảo tháp chính khổng lồ, xung quanh đó là các ngôi đền Phật giáo và Hindu cùng những di tích có vai trò quan trọng về lịch sử và văn hóa.
Xung quanh bảo tháp chính còn có nhiều ngôi đền nhỏ xung quanh
Bảo tháp Swayambhunath thờ cả Ấn Độ giáo và Phật giáo. Đây là một trong những điểm tôn giáo hiếm hoi trên thế giới có sự hòa hợp giữa 2 tôn giáo.
Ngôi đền này thờ cả Ấn độ giáo và Phật giáo
Lịch sử về bảo tháp Swayambhunath Nepal
Nhiều bản ghi chép lịch sử khắc trên đá đã được tìm thấy, cung cấp nhiều bằng chứng xác thực bảo tháp Swayambhunath trước đây là điểm hành hương rất quan trọng của các tín đồ Phật giáo từ khoảng TK V SCN. Bảo tháp còn xuất hiện trước khi các tín đồ Phật đặt chân đến thung lũng. Vào TK XV, Đức tăng Swayambhu Purana kể lại rằng, ngày xưa có loài hoa sen được một vị Đức Phật trồng, loài hoa sen đó đã nở trong hồ rồi nhanh chóng lan ra bao phủ khắp cả thung lũng Kathmandu. Hoa sen này phát ra ánh sáng bí ẩn, dần dần sau đó người dân đã đặt tên cho hồ nước là Swayambhu với ý nghĩa là “Tự sinh”, “Tự tồn tại”. Các nhà hiền triết, tăng lữ hay thậm chí là các vị Bồ Tát đều tới đây để nhớ ánh sáng thuần khiết của hoa sen để giác ngộ về con đường tu đạo của chính mình.
Bảo tháp này đã xuất hiện từ rất lâu trong quá khứ
Một truyền thuyết khác cũng kê lại rằng, trước đây có một vị Đức Tăng tên Bodhisatva Manjushri đã ngồi thiền ở ngọn núi thiêng Wu Tai Shan. Ngài đã nhiều lần cưỡi Sư tử xanh bay lên núi để thể hiện sự tôn kính của mình với hoa sen. Về sau Bodhisatva Manjushri cảm thấy rằng nếu như nước ở hồ Swayambhu mà chảy ra ngoài thì người dân sẽ có lối đi để đến hành hương. Sau đó, ngài đã lấy một thanh kiếm lớn chặt đôi hẻm núi xung quanh để nước thoát ra. Từ đó tạo ra thung lũng Kathmandu ngày nay. Bông sen sau đó cũng biến thành ngọn đồi, ánh sáng của sen biến thành bảo tháp Swayabhunath như ngày nay.
Video đang HOT
Đây là điểm hành hương quan trọng của các tín đồ Phật giáo
Đỉnh đồi Swayambhunath sở hữu diện tích khá nhỏ, ít được du khách quan tâm hơn bảo tháp Swayambhunath nhưng được đánh giá là một khu vực rất đáng để du khách đặt chân tới. Đỉnh đồi này còn được gọi là Shantipur. Bên trong đỉnh đồi hiện đang chứa đựng một bi mật mà ít người biết đến. Đó là có 1 căn hầm bí mật được xây dựng vào TK VIII và luôn bị khóa kín từ bên trong. Đây là nơi ở của Đức tăng Shantikar Acharya. Ông đã luyện tập nhiều kỹ thuật thiền của nhà Phật và tự hoàn thiện được kỹ nưng của mình tới mức ngài sống qua mấy thế kỷ. Ngài ngày đêm tu luyện và trở thành một Đức tăng có phép thuật điều khiển thời tiết. Khi thung lũng Kathmandu bị đe dọa bởi lũ lụt, vua Nepal đã đi xuống dưới căn hầm bí mật đó để tìm kiếm nhưng bí mật mandala về Đức tăng Shantikar. Sau khi Mandala ra ngoài và tỏa sáng trên trời thì mưa bắt đầu xuất hiện. Trong đền Swayambhunath có một bức họa miêu tả lại những điều đó. Bức họa còn thể hiện ngôi đền tuy không lớn nhưng lại chứa một sức mạnh bí ẩn và kỳ lạ.
Kiến trúc của bảo tháp Swayambhunath
Khu vực thờ phụng của bảo tháp Swayambhunath gồm nhiều khu vực và thờ các tôn giáo khác nhau như thờ Đạo Phật Kim Cương Thừa ở miền Bắc Nepal, Đạo Phật Newari ở miền Trung, Nam Nepal và đạo Hindu. Vào mỗi buổi sáng, có hàng trăm lượt khách hành hương, vượt qua 365 bậc thang để lên được ngọn đồi. Họ đi qua cổng sư tử, thần Vajra mạ vàng và đi vòng ngược lại chiều kim đồng hồ tham quan xung quanh tháp.
Trên các mặt của tháp chính có đôi mắt lớn. Đôi mắt đó là biểu tượng cho quan điểm “toàn thấy” trong Phật Giáo. Phía trên các đôi mắt đó có thêm một con mắt thứ 3, biểu tượng cho sự khôn ngoan của Phật. Tuy nhiên hình trên bảo tháp không có tai và mũi. Hình ảnh đó gợi lên ý nghĩa con đường giác ngộ cho con người chỉ một. Đó là tu dưỡng Đạo Phật và Đức Phật không quan tâm tới các lời ngợi khen của nhân dân mà chỉ tập trung vào việc phù độ chúng sinh.
Bảo tháp Swayambhunath còn có một tên gọi khác là Đền Khỉ. Bởi xung quanh đền có hàng trăm chú khỉ láo nháo, tinh nghịch. Vào ban đêm, sau khi các vị khách, tăng ni ra về thì chúng lại nhảy nhót, trêu đùa nhau hơn. Ngoài ra, ở gần bảo tháp Swayambhunath có nhiều ngôi đền quan trọng đối với Đạo Hindu và đạo Phật như đền Changu Narayan, Budhanilkantha, Dakshinkali, Shiva Jyotir Linga, bảo tháp Boudhanath,… Tất cả đều thu hút được nhiều du khách tới viếng thăm.
Những chú khỉ tinh nghịch chạy khắp đền
Những lễ hội diễn ra ở bảo tháp Swayambhunath Nepal
Trong năm sẽ có 3 lễ hội được tổ chức ở bảo tháp Swayambhunath là: Lhosar, Buddha Jayanti và Gunla.
Gunla là lễ hội quan trọng nhất diễn ra ở ngôi đền này. Đây là lễ hội Phật giáo Newar kéo dài tận 1 tháng kể kỷ niệm khóa tu. Hàng ngày khi diễn ra lên hội, các tín đồ Phật tử tụ tập lại để đọc kinh, chơi nhạc Newar truyền thống. Lễ hội này sẽ diên ra vào tháng 8 hàng năm.
Buddha Jayanti hay còn được gọi là lễ hội Buddha Purnima. Đây là lễ hội Phật giáo diễn ra để tưởng nhớ về cuộc đời của Đức Phật. Cụ thể là sự ra đời, giác ngộ và cái chết của ngài. Lễ hội thường diễn ra vào tháng 4 hoặc tháng 5.
Lhosar thường diễn ra vào tháng 2 hàng năm để kỷ niệm năm mới trong Phật giáo.
Đối với các Phật tử Newari thì bảo tháp Swayambhunath là chốn Phật giáo linh thiêng bậc nhất ở Nepal. Đối với các Phật tử Tây Tạng thì nó chính là tòa bảo tháp quan trọng thứ 2, chỉ đứng sau Boudhanath.
Nhiều điểm du lịch ở Nepal cấm TikToker
Các địa điểm du lịch tâm linh ở Nepal treo bảng 'cấm TikTok' để ngăn mọi người quay, chụp video đăng TikTok.
Theo Rest of World, trong 2 năm qua nhiều người sử dụng TikTok ồ ạt kéo nhau đến ghé thăm những điểm đến linh thiêng tại Nepal. Thay vì thưởng thức cảnh quan, họ lại đùa giỡn, tạo dáng cợt nhả, nhảy theo nhạc, dẫm lên cỏ và tụ tập đông đúc.
Không chỉ bị phê phán, nhóm người dùng này gần đây đã bị "cấm cửa" do thiếu tôn trọng với những địa danh lịch sử, tâm linh.
Một bảng cấm du khách quay TikTok ở Kathmandu. Ảnh: Abhaya Raj Joshi.
TikTok là một trong những ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất Nepal. Khảo sát do Sharecast Initiative Nepal công bố vào tháng 5 chỉ ra số người sử dụng nền tảng này đã tăng từ 3% lên 55% chỉ trong 2 năm qua.
Sự bùng nổ của TikTok đến từ khoảng thời gian giãn cách do dịch Covid-19, khi người dân Nepal phải nhốt mình ở nhà và không có việc gì để làm. Đến khi lệnh giãn cách được gỡ bỏ, họ bắt đầu đến các danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước để quay video TikTok.
Gần đây, nhiều người tố cáo những người chơi TikTok đã phá hủy các trang trại, giẫm nát cánh đồng và gây ách tắc giao thông vì mải mê quay video. Các nông dân ở huyện Morang, Nepal, đã phải thu hoạch sớm hơn dự kiến vì nhiều TikToker giẫm đạp, làm hư hại đồng hoa.
Trong khi đó, ở thủ đô Kathmandu có một con đường được trang trí bằng những cây dù đầy màu sắc để thu hút du khách. Con đường này đã trở thành hiện tượng trên TikTok nhưng sau đó lại bị chính quyền ngừng hoạt động do người chơi TikTok kéo nhau đến, gây ùn tắc.
TikToker dẫm đạp lên cánh đồng hoa ở huyện Morang. Ảnh: AP1.
"Các TikToker đến đây và liên tục bật nhạc lớn để có những cảnh quay đẹp nhất. Với họ, đó là thú vui tiêu khiển nhưng với du khách, điều đó gây phiền phức và khó chịu cho chúng tôi", Salman Khan, một người thường xuyên ghé thăm Lumbini và bắt gặp tình trạng này, phàn nàn.
Để giải quyết tình trạng này, trong vòng 2 năm trở lại, những địa điểm du lịch linh thiêng ở Nepal đã phải treo bảng "Cấm TikTok" để ngăn mọi người quay chụp video đăng TikTok, theo Rest Of World. Chính quyền cũng giám sát kỹ lưỡng những điểm đến này, đồng thời nghiêm túc yêu cầu những người có ý định lách luật rời khỏi khu vực.
"Việc quay video TikTok trên nền nhạc ồn ào đã tạo ra không ít phiền phức đến các du khách khác khi ghé thăm vườn Lumbini. Do đó, chúng tôi cấm toàn bộ các hành vi sử dụng TikTok trong vườn", Sanuraj Shakya, đại diện của Lumbini Development Trust, chia sẻ.
Hồi tháng 3, hội đồng chịu trách nhiệm quản lý Bảo tháp Boudhanath, một kỳ quan linh thiêng ở Nepal, đã lắp đặt các camera theo dõi để siết chặt lệnh cấm quay video TikTok. Hội đồng còn thuê đội ngũ bảo vệ canh gác để giám sát chặt chẽ du khách.
Phản hồi những ý kiến trên, các TikToker cho rằng việc chính quyền chỉ trích TikTok là vô lý.
"TikTok chỉ là một phương tiện giải trí. Do đó, nó không nên bị chỉ trích nghiêm khắc như vậy", Manisha Adhikary, một người dân sống ở Kathmandu và sở hữu vài trăm người theo dõi trên TikTok, nói. Theo cô, những người làm TikTok nên tự nhận thức rằng không nên quay chụp ở những địa điểm tâm linh, kể cả khi được cho phép.
"Chính quyền nên yêu cầu họ tôn trọng sự linh thiêng của những địa danh này thay vì ra lệnh cấm. Vì TikTok là một phương tiện hữu hiệu thu hút du khách và không nên bị bỏ qua", luật sư và nhà báo Gyan Basnet, chia sẻ với Rest of World.
Một phụ nữ Việt Nam lên đỉnh Everest thành công Thanh Nhã được đơn vị tổ chức tour leo Everest thông báo đã chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới. Sáng 16/5, Seven Summit Treks - công ty chuyên tổ chức leo núi ở Kathmandu, Nepal cho biết Nguyễn Thị Thanh Nhã (Céline Nha Nguyen) đã thành công trong việc chinh phục đỉnh Everest. Cô là thành viên trong đoàn leo núi...