Báo Thanh Niên tiếp tục cứu trợ
Ngày 4.10, đoàn công tác xã hội Báo Thanh Niên đến thăm hỏi, chia sẻ với những nạn nhân bão lũ đang nằm điều trị tại Bệnh viện hữu nghị VN – Cuba, Đồng Hới và các gia đình khó khăn ở xã Nhân Trạch, H.Bố Trạch (Quảng Bình).
Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh, Trưởng VPĐD miền Trung trao tiền hỗ trợ cho bệnh nhân tại BV hữu nghị VN – Cuba – Ảnh: Trương Quang Nam
Trước những đau thương, mất mát mà đồng bào các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị hứng chịu do bão gây ra, toàn thể cán bộ, công nhân viên của Thanh Niên đã đóng góp 100 triệu đồng (đợt 1) và nhanh chóng chuyển ra miền Trung cứu trợ. Tại Bệnh viện hữu nghị VN – Cuba đang có rất nhiều người bị thương trong cơn bão số 10 nằm điều trị, PV Thanh Niên đã trao 37 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng cho các bệnh nhân, riêng một trường hợp bị chấn thương sọ não nặng được hỗ trợ 2 triệu đồng.
Tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, có 2 người đang nằm trong tình trạng hôn mê. Đặc biệt, hoàn cảnh em Nguyễn Văn Phong (ở xã Võ Ninh, H.Quảng Ninh, học lớp 7) hết sức éo le khi bị mẹ bỏ, ba phải làm ăn xa. “Cháu bị ngã do cây gãy nên chấn thương nặng, nằm không biết gì”, bà Nguyễn Thị Hiền, bà nội Phong cho biết. Đứng nhìn cháu nằm một chỗ bất động, bà khóc gần như cạn nước mắt. Xót xa hơn khi trong túi bà chỉ còn mấy đồng bạc lẻ, bà phải đi vay mượn mới đủ tiền nuôi cháu.
Video đang HOT
Trưa cùng ngày đoàn chúng tôi đến thôn Bắc, xã Nhân Trạch, H.Bố Trạch khi nhận tin có 5 gia đình thiệt hại nặng, hoàn cảnh lại rất khó khăn. Đó là gia đình các anh Nguyễn Văn Vịnh, Hồ Thanh Nhân, Phạm Văn Hoàng, Nguyễn Ánh Sáng và anh Lê Văn Nghị. Đoàn đã hỗ trợ mỗi hộ 2 triệu đồng để kịp thời mua tôn lợp lại mái nhà che mưa nắng.
Công ty MobiFone hỗ trợ 1 tỉ đồng Ngày 4.10, thông qua Báo Thanh Niên, Công ty thông tin di động (VMS – MobiFone) đã quyết định hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ tại miền Trung số tiền 1 tỉ đồng. Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Diệu Chi, Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở VPĐD Agribank khu vực miền Nam đã đến tòa soạn Báo Thanh Niên trao 15.000.000 đồng giúp người dân vùng bão, lũ miền Trung. Tính đến cuối chiều qua, sau 2 ngày, Báo Thanh Niên đã vận động được hơn 1.892.213.000 đồng giúp đồng bào bị bão lũ.
Theo TNO
Thiệt hại do bão số 10 đã tăng gấp đôi, gần 10.500 tỉ đồng
Trong đó, Quảng Bình bị thiệt hại nặng nhất với 8.069 tỉ, Quảng Trị (2.114,26 tỉ) và Thừa Thiên - Huế (314,8 tỉ).
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm PCLB khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đến sáng 4-10, tổng thiệt do bão lũ số 10 gây ra cho 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình lên đến 10.498 tỉ đồng (tăng 5.583 tỉ so với ngày trước).
Trong đó, Quảng Bình bị thiệt hại nặng nhất với 8.069 tỉ, Quảng Trị (2.114,26 tỉ) và Thừa Thiên - Huế (314,8 tỉ).
Thiệt hại do bão số 10 đã tăng gấp đôi, gần 10.500 tỉ đồng
Hiện nay, lũ trên các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi tiếp tục lên. Ở Quảng Ngãi, mực nước các sông dao động ở mức BĐ2 đến dưới BĐ3; các sông ở Quảng Nam, từ Bình Định đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên dao động ở mức BĐ1 - BĐ2.
Các hồ chứa ở các tỉnh Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế đần đã đầy hoặc sắp đầy. Hiện có 6/55 hồ chứa hồ đã đầy và qua tràn như: Tiên Lang, Minh Cầm, Trung Thuần (Quảng Bình); Phú Dụng (Quảng Trị); Hòa Mỹ (Thừa Thiên - Huế); Khe Tân (Quảng Nam).
Các hồ chứa các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum đến Đắk Nông) đang ở mức cao, hầu hết trên 80% dung tích thiết kế. Hiện có có 5/13 hồ lớn đã đầy và qua tràn như: Đắk Uy, Đắk Yên (Kon Tum); Biển Hồ, Tân Sơn (Gia Lai); Buôn Yong (Đắk Lắk).
Hiện có 6 trên tổng số 21 hồ thủy điện lớn gần đầy và xả tràn mức cao như Thủy điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế); Đắk Mi 4A (Quảng Nam); Sông Ba Hạ (Phú Yên); Sê San 3, Sê San 4, Sê San 4A (Gia Lai); Yaly. Một số hồ xả tràn để điều tiết như: Hương Điền (Thừa Thiên - Huế); Pleikrông (Kon Tum); Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Sêrêpôk 3 (Đắk Lắk).
Trước đó, lúc 12 giờ ngày 2-10, thủy điện Đắk Mi 4 (Quảng Nam) đã xả lũ với lưu lượng 2.744 m3/s làm cho mực nước các sông vùng hạ du lên nhanh bất thường. Vụ việc sao đó được báo lên Ban chỉ đạo PCLB Trung ương và cơ quan này có chỉ đạo phía thủy điện Đăk Mi 4 giảm lưu lượng xả lũ xuống 814m3/s.
Theo Người Lao Động
Trâu, bò, lợn, gà, thóc lúa mất sạch rồi, lấy gì sống đây? Cái đói, cái khổ của người lớn có thể gắng kìm nén nhưng sách vở của các em đều rã nát trong lũ, biết làm sao để tiếp tục đến trường? Những ngày này, người dân một số xã thuộc huyện Quỳnh Lưu và Hoàng Mai (Nghệ An) đang phải sống trong cảnh cực kỳ khốn khổ. Điện mất kéo dài, nước lũ...