Báo Tây hướng dẫn cách sống sót qua thảm họa hạt nhân
Căng thẳng giữa các quốc gia lớn như Nga-Mỹ leo thang làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chiến tranh dẫn đến thảm họa nhân, và một số tờ báo gần đây đã đăng lại hướng dẫn để sống sót trong thảm họa như vậy.
Một vụ nổ hạt nhân.
Tài liệu “Hướng dẫn cách phản ứng với một vụ nổ hạt nhân” do chính phủ Mỹ phát hành năm 2010 đã cung cấp cho công chúng cách thức cơ bản để sống sót qua thảm họa hạt nhân.
Theo The Sun (Anh), loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này chắc chắn sẽ gây ra cái chết cho những người nằm ngay trong phạm vi của vụ nổ.
Những người may mắn sống sót nhờ ở cách xa phạm vi xảy ra vụ nổ vài km sẽ phải đứng trước mối đe dọa của phóng xạ, nạn đói và những tòa nhà sụp đổ khắp nơi.
Thông thường, ngay khi vụ nổ hạt nhân tạo ra tia sáng lóe lên, con người sẽ có chưa đầy 15 giây trước khi sóng xung kích từ vụ nổ tác động đến một khu vực rộng lớn xung quanh.
Video đang HOT
Mọi người sẽ phải luôn há miệng để ngăn chấn thương cho màng nhĩ trong khi nhanh chóng chạy xa khỏi những thứ có thê gây cháy. Ẩn náu khi sóng xung kích của vụ nổ tác động đến là điều quan trọng và hy vọng rằng con người không đứng ở quá gần vụ nổ.
Sau đó, những người sống sót sẽ phải ước lượng khoảng cách an toàn trong vụ nổ hạt nhân. Đặt ngón cái lên ngang tầm mắt và nheo một mắt lại, nếu đám mây hình nấm to hơn ngón tay thì có nghĩa là đang ở khu vực có thể nhiễm xạ nguy hiểm.
Ở một số quốc gia từng trải qua Thế Chiến 2, có những căn hầm chống bom hạt nhân.
Đề cập đến khả năng sống sót sau vụ nổ hạt nhân, Giáo sư người Mỹ chuyên nghiên cứu về việc chuẩn bị trước các thảm họa, Iwrin Redlener nói: “Trong 10-15 phút, mọi người cần chạy xa khu vực chết người ít nhất 2 km”.
Lời khuyên của Giáo sư Redlener là hãy chạy vuông góc với hướng gió, thay vì chạy ngược hay xuôi theo gió cho đến khi tìm được nơi trú ẩn. “Trong vòng 24 giờ, phóng xạ chết người sẽ nhanh chóng lan tỏa phóng xạ ra khắp khu vực”, ông Redlener nói thêm.
Trong vòng một tuần nhiễm phóng xạ, nạn nhân sẽ bị chóng mặt, mất phương hướng, suy nhược, mệt mỏi, rụng tóc, nôn ra máu, khó lành vết thương, huyết áp thấp và đẫn đến tử vong.
Ở một số nước như từng trải qua Thế Chiến 2, có những căn hầm dưới lòng đất cho người dân ẩn náu trong trường hợp vụ nổ hạt nhân xảy ra. Những người sống sót sẽ phải ẩn náu trong căn hầm này ít nhất 9 ngày trong trường hợp có đủ nguồn lương thực.
Thế giới sẽ trở nên rất khác biệt sau vụ nổ hạt nhân và đó là lúc mà con người cần đến những kỹ năng sinh tồn để có thể sống sót và xây dựng lại cuộc sống.
Theo Đăng Nguyễn – The Sun (Dân Việt)
Mỹ ném thử hai quả bom hạt nhân giả xuống sa mạc
Nhằm nỗ lực hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, Mỹ đã thả thử hai quả bom hạt nhân nặng 317kg không mang đầu đạn thật xuống sa mạc Nevada.
Máy bay ném bom chiến lược B-2 của Mỹ.
Với kho tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman II đang dần lạc hậu, Không quân Mỹ đã hối thúc Lầu Năm Góc chi ngân sách cho các chương trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân. Nằm trong nỗ lực này, Không quân Mỹ mới đây đã thực hiện thành công vụ thử hai quả bom hạt nhân B61.
"Mục đích của cuộc thử nghiệm là nhằm kiểm tra mức tin cậy, độ chính xác và thu thập dữ liệu hoạt động trong các điều kiện khác nhau", Cơ quan an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ (NNSA) cho biết. "Cuộc thử nghiệm là một phần trong quá trình kiểm tra chất lượng và chương trình kéo dài thời gian hoạt động của các hệ thống vũ khí".
Máy bay ném bom chiến lược B-2 của Không quân Mỹ đã thả hai quả bom hạt nhân B61 với trọng lượng 317kg xuống một bãi thử nghiệm tại sa mạc Nevada. Nhưng hai quả bom này không mang đầu đạn thật.
"Bom hạt nhân B-61 là yếu tố quan trọng trong bộ ba hạt nhân và khả năng ngăn chặn mở rộng của Mỹ", ông Michael Lutton, thành viên của NNSA, cho biết. "Các cuộc thử nghiệm gần đây cho thấy NNSA cam kết đảm bảo tất cả hệ thống vũ khí đều an toàn và hiệu quả".
Ngoài nỗ lực phát triển thêm 400 tên lửa mới để thay thế cho tên lửa đạn đạo Minuteman, Không quân Mỹ cũng theo đuổi tên lửa hành trình hạt nhân mới có tên là LRSO. Dự án này dự kiến có chi phí lên tới 20 tỷ USD.
Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ Mỹ không ủng hộ dự án phát triển tên lửa LRSO vì cho rằng nó có chi phí quá cao và có thể đẩy hòa bình thế giới vào nguy hiểm.
"Chiến tranh hạt nhân là mối đe dọa khủng khiếp nhất đối với an ninh quốc gia Mỹ", 10 thượng nghĩ của đảng Dân chủ Mỹ viết trong một bức thư kiến nghị.
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) (Dân Việt)
Dấu hiệu Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân Nga đã bắt đầu các biện pháp chuẩn bị cần thiết cho người dân trong một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng với phương Tây vì căng thẳng leo thang. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo Mirror, gần đây, truyền thông và quan chức Nga cáo buộc Mỹ muốn mở đợt tấn công nhằm vào lãnh thổ nước này vì hành động...