Bảo tàng tư thế sex của các loài động vật
Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cận cảnh tư thế yêu đương của các loại động vật để thỏa chí tò mò.
Bảo tàng Lịch sử tự nhiên LWL ở Mnster, Đức, nổi tiếng thế giới với bộ sưu tập hơn 450 cặp đôi các loài động vật đang làm ‘chuyện ấy’.
Các loài động vật ân ái thế nào luôn là câu hỏi khiến nhiều người tò mò. Đến bảo tàng, người xem có thể tìm hiểu xem cáo, chim, chồn, cá heo, hươu… giao phối như thế nào.
Để người xem dễ dàng so sánh sự khác nhau giữa tình dục của con người với động vật, tại bảo tàng còn có hình nộm của một cặp đôi nam nữ trong tư thế ân ái.
Theo Tiến sĩ Jan Ole Kriegs, người lên ý tưởng cho bảo tàng, việc giao phối giúp động vật tiến hóa dù nó ngốn rất nhiều năng lượng.
Ông Jan cũng lấy ví dụ vi khuẩn là loài sinh sản vô tính nên chúng không tiến hóa được.
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh tại bảo tàng thú vị này:
Theo Datviet
Vì sao Hàn Quốc lo sợ tên lửa KN-02 của Triều Tiên?
Vừa qua, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã tuyên bố không gia nhập Hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ đứng đầu. Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, lí do của sự việc này chủ yếu xuất phát từ các loại t ên lửa tầm ngắn như KN-02 của Triều Tiên.
Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc cho biết, họ sẽ không gia nhập Hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ đứng đầu, mà sẽ nâng cấp các loại tên lửa đánh chặn hiện có, đồng thời sẽ nghiên cứu, chế tạo một loại tên lửa đất đối không thế hệ mới, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa nội địa của Hàn Quốc, lấy tên lửa đánh chặn tầm thấp làm mục tiêu chủ đạo.
Trong một cuộc phỏng vấn của Nhân dân nhật báo, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, phía Hàn Quốc đang có một lỗ thủng rất lớn trong hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực vĩ tuyến 38, ranh giới phân định giữa 2 nước. Đặc biệt là Hàn Quốc cần phải triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn tầm thấp để đối phó với loại tên lửa tầm ngắn KN-02 của Triều Tiên.
Ông Đỗ Văn Long cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc và Mỹ hoàn toàn khác nhau. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc lấy phương châm là đối phó với các loại tên lửa đạn đạo từ tầm trung trở xuống của Triều Tiên, còn hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chủ yếu nhắm tới các loại tên lửa có thể vươn tới Mỹ.
Nếu Hàn Quốc vung tiền phát triển theo con đường của Mỹ, họ sẽ không thể đánh chặn được các loại tên lửa tầm trung, tầm ngắn của Triều Tiên, dẫn đến nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Vì vậy, việc Hàn Quốc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tầm thấp là hoàn toàn đúng đắn.
Tên lửa tấn công mặt đất tầm ngắn KN-02 của Triều Tiên
Vị chuyên gia này phân tích, các loại tên lửa đất đối không hiện Hàn Quốc đang phát triển là một bộ phận cấu thành "chuỗi hủy diệt" tên lửa Triều Tiên. Hệ thống này được xây dựng dựa trên 2 biện pháp đánh chặn chủ yếu. Một là phát triển hệ thống tên lửa đất đối không đa tầng lớp, dựa vào việc nâng cấp hệ thống Patriot-2 và Patriot-3 hiện có; hai là xem xét nhu cầu đánh chặn thực tế để phát triển các hệ thống tên lửa đánh chặn tầm thấp.
Ông Đỗ Văn Long nhấn mạnh, ví dụ như loại tên lửa đối đất tầm ngắn KN-02 của Triều Tiên có tầm phóng vẻn vẹn 120km, vì vậy quỹ đạo phóng của nó rất thấp. Chính loại tên lửa này chứ không phải các loại tên lửa có tầm bắn xa hơn, đã trở thành sự uy hiếp khủng khiếp đối với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, chỉ cách vĩ tuyến 38 khoảng trên dưới 50km.
Các loại tên lửa đánh chặn hiện có của Hàn Quốc như Patriot-2 và Patriot-3 có thể đánh chặn được các loại tên lửa dòng Scud có tầm bắn 500-700km hoặc các tên lửa tầm trung như Musudan, nhưng không có cách nào đánh chặn được tên lửa có quỹ đạo bay thấp như KN-02. Điều này đã tạo thành một lỗ hổng rất lớn ở khu vực vĩ tuyến 38. Hiện trạng này chỉ được thay đổi khi Hàn Quốc phát triển các loại tên lửa đánh chặn tầm thấp.
Theo ANTĐ
Thời điểm thích hợp để uống các loại đồ uống Ăn gì, uống gì và khi nào? Chuyện tưởng như đơn giản, nhưng thực tế, chúng ta thường thu nạp đồ uống chứa nhiều calo hơn nhu cầu cơ thể, uống theo sở thích. Uống nước như thế nào để phát huy hiệu quả của thức uống đối với sức khoẻ là điều chúng ta nên chú ý. Khi nào nên uống nước...