Bảo tàng toàn cảnh ‘Trận đánh Borodino’ – nơi lưu giữ lịch sử hào hùng của nước Nga
Ghé thăm Bảo tàng toàn cảnh ‘ Trận đánh Borodino’ tại thủ đô Matxcơva (LB Nga), du khách sẽ được tìm hiểu về Chiến tranh Vệ quốc năm 1812.
Điểm nhấn của bảo tàng là bức tranh toàn cảnh tái hiện trận đánh Borodino – một trong những tác phẩm lớn nhất thế giới vẽ về đề tài chiến tranh.
Vào những năm cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XX, bằng các cuộc hành binh liên tiếp của mình, Napoleon đã tạo dựng được những chiến thắng vang dội làm cho các nước châu Âu phải hoảng sợ. Năm 1812 Napoleon quyết định tiến công nước Nga. Đầu tháng 9/1812, ngôi làng Borodino (cách Matxcơva 125km về phía Tây) đã trở thành chiến địa, nơi diễn ra trận đánh ác liệt của 25 vạn quân cả Nga lẫn Pháp. Ảnh: evgechesnokov.livejournal.com
Trận chiến là cuộc đọ tài của 2 vị tướng lừng danh thế giới: Nguyên Soái Kutuzov và Hoàng đế Napoleon. Tất cả đã làm nên một trận chiến bi hùng và kinh điển trong lịch sử chiến tranh cận đại ở Châu Âu. Ảnh: evgechesnokov.livejournal.com
Để hình dung được khung cảnh trận chiến, du khách tới Matxcơva có thể ghé thăm Bảo tàng toàn cảnh (panorama) “Trận chiến Borodino”. Bảo tàng bắt đầu mở cửa vào năm 1962 tại làng Fili (nay là Đại lộ Kutuzov). Làng Fili được sử dụng làm sở chỉ huy trận chiến Borodino. Ảnh: abivan.livejournal.com
Bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật liên quan tới cuộc chiến tranh Vệ quốc năm 1812 như: Các tác phẩm hội họa, vũ khí, quân phục và trang thiết bị, các vật dụng trong cuộc sống quân sự của quân đội Nga và Pháp. Ảnh: abivan.livejournal.com
Video đang HOT
Điểm nhấn của bảo tàng là bức tranh toàn cảnh “Trận chiến Borodino”. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho hội họa lịch sử – chiến tranh đầu thế kỉ XX. Bức tranh miêu tả các sự kiện diễn ra trên chiến trường khoảng giữa trưa ngày 26/8/1812. Họa sỹ đã nêu bật lên được sự khốc liệt tận cùng của trận chiến. Ảnh: moskultura.ru
Với chiều dài 115m, chiều ngang 15 m, bức tranh thể hiện hơn 4 000 nhân vật. Bức tranh được treo ôm theo vòng tròn của tường nhằm tạo cảm giác thực trong không gian 360 độ, phía dưới bức tranh là các mẫu vật được sắp đặt nối tiếp rất khéo léo vào phần chân bức tranh, tạo thành một khối thống nhất khiến cho người xem có cảm giác xâm nhập thật sự vào cảnh cuộc chiến trong một không gian 3 chiều. Ảnh: evgechesnokov.livejournal.com
Bức tranh cho người xem theo chân từng diễn tiến trong giai đoạn cao điểm nhất của trận chiến: Quang cảnh quân Nga chuẩn bị trận địa, hình ảnh kỵ binh Pháp tiến công thần tốc vào các công sự phòng thủ của quân Nga, cảnh cận chiến giữa quân Pháp và Nga tại ngôi làng Borodino đang bốc cháy, hình ảnh quân Pháp tạm rút lui sau khi thiệt hại quá nặng nề mà vẫn không thu được thắng lợi nhanh chóng như ý muốn của Napoleon, quang cảnh thê lương tàn bạo của chiến tranh… Ảnh: evgechesnokov.livejournal.com
Bảo tàng toàn cảnh “Trận chiến Borodino” là một trong những địa điểm trong lịch trình tham quan thành phố Matxcova của nhiều doanh nghiệp lữ hành đưa khách Việt Nam sang Nga. Giá vé vào cửa từ 39.000 – 154.000 VNĐ (từ 100 – 400 RUB). Ảnh: evgechesnokov.livejournal.com
RIA Novosti, Kommentar, TASS
Khám phá văn hóa Tây Nguyên
Bảo tàng Đắk Lắk và Bảo tàng Thế giới cà phê (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) là 2 địa điểm khá ấn tượng về lịch sử và văn hóa của Tây nguyên từ thời xa xưa đến đời sống hiện đại.
Hình ảnh về các dân tộc ở vùng đất Tây nguyên được trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk
Theo Ban Quản lý Bảo tàng Đắk Lắk, hiện nơi đây đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật về lịch sử và văn hóa của Tây nguyên. Trong đó chủ yếu là những hiện vật mô tả về lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Tây nguyên cũng như nét văn hóa, cuộc sống lao động của các dân tộc đã và đang sinh sống ở vùng đất này.
Ngôi nhà sàn của người Ê Đê là một trong những nét đặc trưng văn hóa ở Tây nguyên
Ngoài Bảo tàng Đắk Lắk, Bảo tàng Thế giới cà phê cũng là điểm nhấn thể hiện nét đặc trưng của văn hóa vùng đất Tây nguyên. Với khoảng 10 ngàn hiện vật đang được lưu giữ tại bảo tàng này, du khách sẽ cảm nhận được quá trình hình thành và phát triển của cây cà phê trên vùng đất Tây nguyên. Từ việc trồng trọt, chăm sóc đến hoạt động thu hái, bảo quản, chế biến và cả văn hóa thưởng thức cà phê Tây nguyên đều được tái hiện qua những hiện vật và không gian mới lạ.
Trong sinh hoạt văn hóa của người Tây nguyên thì cồng, chiêng là nhạc cụ không thể thiếu
Những chiếc gùi là vật dụng quen thuộc của người Ê Đê
Dụng cụ săn, bắt thuần hóa voi rừng của người Ê Đê cũng được lưu giữ lại tại Bảo tàng Đắk Lắk
Bộ nồi đồng dùng trong các lễ hội của người Ê Đê
Tham quan Bảo tàng Đắk Lắk du khách còn được giới thiệu về Chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột, mở đầu cho Chiến dịch Hồ Chí Minh
Bên trong Bảo tàng Thế giới cà phê, không gian thưởng thức cà phê và trưng bày các hiện vật được thiết kế lấy cảm hứng từ ngôi nhà dài của người Ê Đê và mái nhà rông Tây nguyên
Tại Bảo tàng Thế giới cà phê, nhiều hiện vật mô phỏng lại cách chế biến cà phê thủ công của người Tây nguyên
Các loại dụng cụ đựng cà phê được trưng bày tại Bảo tàng Thế giới cà phê
Các loại dụng cụ đựng cà phê được trưng bày tại Bảo tàng Thế giới cà phê
Đến với Bảo tàng Thế giới cà phê, du khách còn được thưởng thức những ly cà phê được pha chế theo nhiều phong cách khác nhau
Moscow - Thành phố được mệnh danh là bảo tàng lịch sử Moscow là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Nga. Thành phố nằm bên sông Moscow, ở trong khu vực kinh tế trung tâm nước Nga. Thành phố có diện tích đạt 2.511 kilômét vuông (970 dặm vuông Anh), trong khi khu vực đô thị bao gồm 5.891 kilômét vuông (2.275 dặm vuông Anh), và khu vực đô thị bao gồm...