Bảo tàng tỉnh Phú Yên xác định ‘cổ vật giá trị khủng’ là đồ giả
Ngày 13/3, Bảo tàng tỉnh Phú Yên đã công bố kết quả thẩm định “cổ vật tin đồn” là đồ giả và đề nghị các cơ quan chức năng bác bỏ thông tin không đúng sự thật về giá trị của đồ vật này.
Thông tin đồn số đồ vật này là đồ cổ và có giá trị hàng nghìn tỉ đồng.
Báo cáo số 60/BC-BT do ông Nguyễn Hữu An, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Phú Yên, ký ngày 13/3/2020, nêu rõ: Số hiện vật (một vật hình hồ lô và hai hiện vật hình con cóc) do gia đình ông Lê Văn Bay (khu phố Mỹ Lệ Đông, thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) sở hữu không phải cổ vật mà là đồ giả cổ. Số hiện vật này cũng không có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng như đồn đoán.
Ông Nguyễn Hữu An cho biết thêm: Loại đồ vật nói trên được sản xuất với số lượng lớn, được bày bán tại một số điểm bán hàng lưu niệm và đồ mỹ nghệ. Gần đây có người còn giới thiệu và bán trên mạng xã hội. Hiện vật có hình hồ lô có giá khoảng 1 triệu đến 3 triệu đồng, tùy theo kích thước. Hiện vật hình con cóc có giá từ 300 nghìn đến 500 nghìn đồng. Có trường hợp người bán dùng nhiều cách làm biến đổi màu sắc, độ oxy hóa trên bề mặt hiện vật để giống như đồ cổ nhằm bán với giá cao hơn. Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện loại hiện vật này trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Vào năm 2016 một người đến bảo tàng chào bán một bộ hiện vật có đặc điểm tương tự. Qua xác minh, Bảo tàng tỉnh Phú Yên cũng xác định đây là đồ giả cổ.
Ông Nguyễn Hữu An, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Phú Yên kiểm tra số đồ vật.
Trước đó, TTXVN đã phản ánh, sau Tết Canh Tý tại Phú Yên rộ lên thông tin gia đình ông Lê Văn Bay (khu phố Mỹ Lệ Đông, thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa) đang sở hữu một số cổ vật có giá trị rất lớn. Các đồ vật trên gồm: một vật giống hồ lô có nắp đậy, xung quanh chạm khắc 8 hình người; hai vật hình dáng con cóc đang ngậm đồng tiền. Các đồ vật này màu đồng thau và có khắc 4 ký tự giống chữ Hán ở dưới đáy. Những tin đồn về giá trị quá lớn của “cổ vật” khiến gia đình hoang mang và ông Bảy mong muốn cơ quan chức năng thẩm định niên đại của hiện vật.
Tin, ảnh: Xuân Triệu
Theo baotintuc.vn
Giải mã 5 xác ướp nghìn tuổi, phát hiện bất ngờ
Công trình nghiên cứu lần này được thực hiện trên 5 xác ướp cổ đại ở Nam Mỹ và Ai Cập.
Theo một nghiên cứu mới nhất, xác ướp 4.000 năm tuổi có sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Điều này có thể chứng tỏ bệnh tim có thể phổ biến hơn ở thời cổ đại hơn mọi người từng nghĩ.
Trong các nghiên cứu trước đây, khi kiểm tra động mạch cùng tim bằng cách sử dụng phương pháp chụp cắt lớp và chụp cắt lớp vi tính X-quang. Kết quả cho thấy phần nào bức tranh về bệnh tim có thể lan rộng thời điểm hàng nghìn năm trước.
Công trình nghiên cứu lần này được thực hiện trên 5 xác ướp cổ đại ở Nam Mỹ và Ai Cập đã phát hiện ra những vấn đề về tim mạch, đặc biệt là vơ vữa động mạch và tắc động mạch.
Xác ướp cổ nhất cách đây 4.000 năm tuổi
Để giải đáp điều này, Madjid và các đồng nghiệp đã thu thập các mẫu động mạch từ năm xác ướp có niên đại từ năm 2000 trước Công nguyên đến năm 1000 sau Công nguyên.Ông Mohammad Madjid, trợ lý giáo sư y học tim mạch tại Trường Y McG, thuộc Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Texas, cho biết đã nghiên cứu về bệnh tim mạch trong khoảng 20 năm qua và đặt câu hỏi liệu đó có phải là căn bệnh hiện đại.
Những xác ướp được nghiên cứu gồm xác ướp của ba người đàn ông và hai người phụ nữ, những người ở độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi.
Phân tích của họ cho thấy các tổn thương từ cholesterol, mảng bám làm tắc nghẽn động mạch và dẫn tới những cơn đau tim. Đây là bằng chứng đầu tiên về tổn thương ở tim của người cổ đại.
Trong một nghiên cứu khác trên một xác ướp thời kỳ băng hà cho thấy người này có thể đã qua đời sau một cơn đau tim. Điều này chứng tỏ vấn đề tim mạch đã có từ cổ xưa.
Anh Minh
Theo Báo Đất Việt
'Bật mí' những vũ khí quý hiếm tại Nga Bảo tàng vũ khí Tula (Nga) là nơi trưng bày nhiều loại vũ khí của xứ sở bạch dương từ cổ chí kim cũng như thu thập từ các quốc gia khác. Bảo tàng vũ khí Tula là một trong những bảo tàng lâu đời nhất thế giới. Nó được thành lập vào năm 1724, dưới sự chỉ đạo của Nga hoàng Peter...