Bảo tàng Hạnh phúc đầu tiên trên thế giới
Giữa lúc thế giới rơi vào vòng xoáy âu lo, thủ đô của Đan Mạch giới thiệu Bảo tàng Hạnh phúc, nơi tôn vinh những xúc cảm tích cực nhất của con người.
“Chúng ta đều đi tìm hạnh phúc, nhưng có lẽ chúng ta đang tìm sai cách. Chúng ta cố gắng để trở nên giàu có nhưng điều đó không giúp ta hạnh phúc hơn. Chính vì vậy, Viện Nghiên cứu Hạnh phúc đã xây dựng nên một viện bảo tàng hiện thực hóa những xúc cảm tích cực của con người”, đại diện Bảo tàng Hạnh phúc chia sẻ.
Tọa lạc tại Copenhagen – thành phố đáng sống nhất thế giới, Bảo tàng Hạnh phúc là một không gian triển lãm rộng 240 m2. Bảo tàng bao gồm 8 căn phòng cho phép khách đến tham quan khám phá những giả thuyết khác nhau về bản chất của hạnh phúc. Các khu vực của Bảo tàng bao gồm “Địa lý hạnh phúc”, “Chính trị hạnh phúc”, “Phòng thí nghiệm hạnh phúc”, “Giải phẫu nụ cười”, “Lịch sử hạnh phúc”, “Hạnh phúc tại Bắc Âu”, “Tương lai của hạnh phúc”.
Khu trưng bày “Lịch sử Hạnh phúc”.
Gian “Địa lý hạnh phúc” cung cấp thông tin về thứ hạng hạnh phúc của các quốc gia trên giới thông qua Bản đồ Hạnh phúc, khu “Phòng thí nghiệm hạnh phúc” lý giải cảm giác vui sướng đến từ đâu trong não chúng ta và hạnh phúc thay đổi thế nào theo tuổi tác,…
Video đang HOT
Khám phá quá trình “Hạnh phúc” hình thành bên trong não bộ.
Thông qua các tác phẩm trưng bày, Bảo tàng muốn du khách nhận ra hạnh phúc là điều bất kỳ ai, từ bất kỳ đâu cũng đều có được. Du khách tham quan sẽ hiểu được định nghĩa “hygge” của người Bắc Âu, mô tả cảm giác ấm cúng, hạnh phúc, bình dị.
Khách đến thăm có cơ hội tương tác trực tiếp với các tác phẩm trưng bày.
Ngoài việc chiêm ngưỡng, du khách đến với Bảo tàng còn có cơ hội tương tác với các tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ, đội ngũ sáng tạo đặt một chiếc ví đầy tiền mặt giữa sàn nhà. Đa phần du khách đến đây đều nghĩ ai đó đánh rơi và mang đến lễ tân để tìm người đánh mất. Sau hơn nhiều tháng thử nghiệm, chiếc ví vẫn luôn được trả về lễ tân với số tiền nguyên vẹn, không hề có kết quả tiêu cực. Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Hạnh phúc, ông Mark Wiking, nhận định qua thí nghiệm ta có thể thấy tương quan giữa mức độ hạnh phúc và sự tin tưởng giữa người với người.
Mở cửa từ tháng 7/2020, trong lúc dịch bệnh hoành hành khiến đời sống tinh thần của người dân suy giảm, Bảo tàng Hạnh phúc như một thông điệp nhắc chúng ta rằng thế giới vẫn còn nhiều niềm vui, không nên để âu lo vây kín.
Chia sẻ với CNN , Mark Wiking cho hay: “Thời điểm mở cửa, chúng tôi không hy vọng sẽ có nhiều khách đến thăm do mùa dịch, nhưng thế giới vẫn cần thêm một chút hạnh phúc vào thời gian này. Đến nay, Bảo tàng vẫn luôn đón lượng khách tham quan ổn định và có các biện pháp phòng dịch đầy đủ, đảm bảo an toàn cho bất kỳ du khách nào muốn khám phá các khía cạnh của hạnh phúc”.
Bảo tàng hạnh phúc tại Đan Mạch
"Thế giới cần hạnh phúc hơn một chút vào thời dịch bệnh" là tiêu chí của những người sáng tạo ra bảo tàng này.
Cùng lời giới thiệu "Bảo tàng nhỏ nhưng trưng bày điều lớn lao trong cuộc sống", bảo tàng Hạnh phúc tại thủ đô Copenhagen được thành lập để chứng minh tại sao Đan Mạch thường có thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Bảo tàng được lập bởi Viện Nghiên cứu Hạnh phúc, một tổ chức nghiên cứu sức khoẻ, độ hạnh phúc và chất lượng cuộc sống con người. Tham quan bảo tàng giống như tham gia một chuyến du lịch qua từng quốc gia và khám phá các khía cạnh hạnh phúc của họ, hay còn gọi là "hạnh phúc toàn cầu".
Du khách đến đây sẽ tìm hiểu hạnh phúc là gì, như thế nào từ quốc gia này đến quốc gia khác. Các khu vực của bảo tàng bao gồm "Địa lý hạnh phúc", "Chính trị hạnh phúc", "Phòng thí nghiệm hạnh phúc", "Giải phẫu nụ cười", "Lịch sử hạnh phúc", "Hạnh phúc tại Bắc Âu", "Tương lai của hạnh phúc". Trong đó, khu "Địa lý hạnh phúc" chỉ ra bản đồ thứ hạng hạnh phúc của các quốc gia trên giới, khu "Phòng thí nghiệm hạnh phúc" chỉ ra cảm giác vui sướng đến từ đâu trong não chúng ta và hạnh phúc thay đổi thế nào theo tuổi tác... Mục tiêu của bảo tàng là nỗ lực khiến du khách nhận ra hạnh phúc là điều bất kỳ ai, từ bất kỳ đâu cũng đều có được. Du khách tham quan sẽ hiểu được định nghĩa "hygge" của người Bắc Âu, mô tả cảm giác ấm cúng, hạnh phúc, bình dị.
Du khách bên trong gian "Chính trị hạnh phúc". Tại đây, bảo tàng đặt những câu hỏi như "GDP có ảnh hưởng đến hạnh phúc của một quốc gia không?". Một số thông tin mà bảo tàng cung cấp là cuộc bầu cử tổng thống Donald Trump đã gây ra một ngày không hạnh phúc nhất trong năm đó tại Anh.
Các buổi triển lãm không chỉ trưng bày tĩnh vật mà còn có tính tương tác. Tại đây, đội ngũ sáng tạo đặt một chiếc ví đầy tiền mặt giữa sàn nhà. Điều đáng ngạc nhiên là chiếc ví luôn được trả lại cho lễ tân, sau bất kỳ mỗi lần bảo tàng "đặt lại" vật trưng bày. Sau nhiều tháng thử nghiệm liên tục, chưa có kết quả tiêu cực về vị khách nào không trả lại nó cho bảo tàng. Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Hạnh phúc, ông Mark Wiking cho biết, điều này là kết quả của mức độ tin tưởng giữa người với người và thúc đẩy sự hạnh phúc.
Bảo tàng nằm tại khu phố cổ của Copenhagen.
Bảo tàng được mở vào tháng 7/2020, khi đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến toàn cầu. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi song Mark Wiking chia sẻ với CNN , "Chúng tôi nghĩ, có thể không có nhiều khách vào những ngày dịch bệnh, nhưng thế giới cần hạnh phúc hơn một chút vào thời gian này". Từ đó đến hiện nay, bảo tàng vẫn luôn đón lượng khách tham quan ổn định và có các biện pháp phòng dịch đầy đủ, đảm bảo an toàn cho bất kỳ du khách nào muốn khám phá các khía cạnh của hạnh phúc.
Sau khi tham quan, khách sẽ được yêu cầu viết định nghĩa hạnh phúc của riêng mình. Trên tường bảo tàng dán những tờ ghi chú cho câu hỏi "Hạnh phúc là gì?".
Bảo tàng hy vọng cảm giác này sẽ mang lại cho du khách niềm vui rất lâu sau khi họ rời nơi này.
Sắc màu cao nguyên đá Hà Giang Các tác phẩm đạt giải trong cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Hà Giang năm 2020" khắc họa nhiều góc nhìn về thiên nhiên và con người miền đá. Ảnh Chân dung hai em bé ở Vần Chải chụp tại xã Vần Chải của Lê Việt Khánh (Hà Nội) đạt giải nhất Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Hà Giang năm 2020". Năm...