‘Bảo tàng cổ vật’ tư nhân ở làng chài
Trong khi các cơ quan chức năng Quảng Ngãi phong tỏa, bảo vệ cả ngày lẫn đêm “kho cổ vật” dưới tàu chìm thì người dân làng chài Châu Thuận Biển đã tích cóp được hàng nghìn cổ vật vớt được từ các tàu cổ bị chìm khác.
Hầu như nhà nào ở xóm Gành Cả (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, Quảng Ngãi) cũng có tủ trưng bày cổ vật. Các ngư dân trục vớt được cổ vật trong lúc đánh bắt thủy sản ở vùng biển gần bờ. Họ có sở thích sưu tầm cổ vật và trưng bày cùng các loài ốc biển. Còn những cổ vật quý được bán cho giới buôn đồ cổ để đầu tư mua sắm ngư cụ.
Tô men ngọc thời Nguyên (Trung Quốc), thế kỷ 14 do ngư dân ở xóm Gành Cả trục vớt được hơn một tuần trước. Cổ vật này được ngư dân bán cho giới buôn đồ cổ giá 5 – 7 triệu đồng một chiếc.
Đĩa men ngọc có in nổi hai con cá ở trong lòng, hoa văn trang trí tinh xảo được cho là từ thế kỷ 14, có giá đến 30 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngay sau khi trục vớt được cổ vật ở chiếc tàu đằm gần bờ thôn Châu Thuận Biển, ngư dân đã bổ sung một số tô men ngọc, men nâu vào bộ sưu tập cổ vật của gia đình. Tô men nâu thế kỷ 14 này ngư dân bán 3 – 5 triệu đồng. Theo các lão ngư, vùng biển Bình Châu có ít nhất bốn con tàu chứa cổ vật bị đắm, trong đó riêng con tàu ở vùng biển Châu Tân đã bị ngư dân trục vớt hết, thậm chí tháo cả ván, bánh lái của tàu cổ mang về bán cho giới buôn đồ cổ.
Anh Dũng là người đầu tiên phát hiện ‘ kho cổ vật 500 năm’ ở vùng biển Bình Châu cách đây hơn một tuần. Sau khi bán hết số đĩa, tô men ngọc còn nguyên vẹn cho giới buôn đồ cổ thu về hàng trăm triệu đồng, gia đình anh giữ lại một ít hiện vật bổ sung cho bộ sưu tập.
Hai chiếc đĩa men ngọc thế kỷ 14 cỡ lớn in nổi hoa giữa lòng, theo anh Dũng, nếu còn nguyên vẹn, hai chiếc đĩa này có giá bán không dưới 100 triệu đồng.
Chậu đồng thời Minh (Trung Quốc) còn vương dấu tích cháy đen do ngư dân trục vớt trong con tàu cổ hai năm về trước. “Căn cứ vào vết tích cháy đen còn bám trên chậu đồng, trước khi chìm con tàu này đã gặp hỏa hoạn”, TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi nhận định.
Chiếc đĩa gốm này cũng được ngư dân trục vớt ở vùng biển xóm Châu Tân hai năm về trước. Có niên đại thế kỷ 17 nhưng do giá chỉ vài triệu đồng nên ngư dân giữ lại trưng bày trong nhà.
Để chống mất trộm cổ vật, ngư dân thường làm các ổ khóa giữ gìn cẩn thận.
Theo VNE
Sóng lớn nhấn chìm hai tàu, 22 người thoát chết
Khoảng 8 giờ ngày 14.9, khi chạy đến gần cửa biển Kinh Hội, huyện U Minh (Cà Mau), tàu vận chuyển nước đá của ông Lê Văn Lam (trú Tân Hiệp, Kiên Giang) chở 7 người bị sóng đánh chìm. Được tin, tàu cá của ông Huỳnh Tấn Lộc (thủy thủ đoàn 15 người), cũng ở Kiên Giang chạy lại cứu vớt nhưng cũng bị sóng lớn nhấn chìm.
Nhận được tin cầu cứu, đồn Biên phòng Khánh Hội cử 12 cán bộ chiến sĩ và sử dụng hai tàu loại lớn ra biển tìm kiếm cứu hộ.
Đến khoảng 10 giờ cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã vớt được 19 người gặp nạn đưa về đồn chăm sóc sức khỏe, trong khi đó ba người còn lại may mắn đã đeo phao và được sóng đánh trôi vào bờ.
Đến 14 giờ cùng ngày, đồn Biên phòng đã bàn giao những người gặp gặp nạn về với gia đình ở Kiên Giang.
Hiện hai chiếc tàu bị chìm vẫn chưa thể trục vớt do sóng to, gió lớn.
Theo TNO
Kiếm bạc tỷ nhờ lặn mò cổ vật 500 năm Mỗi chiếc đĩa cổ được trả giá 40-60 triệu đồng. Chỉ trong một đêm, có ngư dân vớt được hàng trăm chiếc đĩa và nhiều cổ vật khác, thu về tiền tỷ. Nhiều tàu định nhổ neo đi khơi liền lao ra điểm trục vớt, lặn cổ vật mang về. Những ngày qua, xóm Gành Cả (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi)...