Bảo tàng Âm thanh độc đáo ở Đắk Nông
Những công nghệ độc đáo được đưa vào trong trưng bày, giới thiệu di sản âm thanh của đại ngàn đang được ứng dụng tại Bảo tàng Âm thanh ở Đắk Nông.
Không gian trưng bày âm thanh với chủ đề Xứ sở của những âm điệu – Ảnh: TRẦN QUANG
Nhà triển lãm âm thanh, còn gọi là Bảo tàng Âm thanh, tại TP Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) với chủ đề “Xứ sở của những âm điệu”, là điểm đến số 32 trong tổng số 41 điểm đến của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Đây đang là điểm đến hấp dẫn của du khách khắp nơi cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Khu trưng bày có 8 phòng với 7 chủ đề có đặc trưng âm thanh đến từ nhiều chất liệu.
Đó là âm thanh của đất, đá, gió, nước, gỗ, lửa, ánh sáng và âm thanh của con người.
Cảm hứng về cách trưng bày này xuất phát từ ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ với sự tương quan lẫn nhau.
Tại không gian trưng bày này, bộ đàn đá Goong Lú là một điểm nhấn.
Video đang HOT
Âm thanh phát ra từ gốm đất nung – Ảnh: TRẦN QUANG
Bộ đàn đá này là bằng chứng quan trọng cho việc nghiên cứu khoa học về âm nhạc cổ xưa, nhất là ở khu vực nam Tây Nguyên.
Khu trưng bày còn có nhiều nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào M’nông và Ê Đê như: M’buốt, Đinh năm, Đinh puôt, M’ló… cùng nhạc cụ các dân tộc trong và ngoài nước.
Các tác phẩm nghệ thuật tương tác trực quan nhóm do nghệ sĩ Scenocosme lấy cảm hứng từ đàn đá còn tạo ra nhiều rung động khác nhau do cộng hưởng và tương tác giữa hình ảnh và âm thanh.
Khu trưng bày được nhóm nghệ sĩ Scenocosme đưa công nghệ vào trưng bày, giới thiệu. Du khách được trải nghiệm sự tương tác với nhiều nhạc cụ để tạo ra những hiệu ứng âm thanh độc đáo.
Từ ánh sáng của chiếc điện thoại chiếu lên những bông hoa, mỗi bông hoa sẽ phát ra những âm thanh khác nhau tùy thuộc vào cường độ ánh sáng.
Âm thanh phát ra từ gió – Ảnh: TRẦN QUANG
Đặc biệt nghệ sĩ, du khách có thể chơi những bản nhạc của mình trên chính cung đàn này bởi sự tương tác ánh sáng bằng tia laser.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, du khách đến từ TP.HCM, cho biết: “Tôi vô cùng bất ngờ vì những nhạc cụ quen thuộc nhưng cách trưng bày, giới thiệu trên nền công nghệ đã tạo ra những âm thanh hết sức đặc biệt.
Các thành viên trong đoàn đều khám phá, cảm nhận rất nhiều điều bổ ích. Đây chính là sự khác biệt với các bảo tàng truyền thống”.
Kết thúc hành trình trải nghiệm qua 8 phòng trưng bày, du khách được khám phá tác phẩm nghệ thuật “Âm thanh của chúng ta”.
Nhờ tương tác giữa ánh sáng, âm thanh, khi nhiều người cùng đặt bàn tay vào quả bóng, sự cộng hưởng càng lớn thì cường độ âm thanh càng cao, càng to.
Dùng ánh sáng từ điện thoại chiếu lên bông hoa để phát ra âm thanh – Ảnh: TRẦN QUANG
Bí ẩn những gò mộ cổ ở nam Siberia, Nga
Bảo tàng "Những ngôi mộ cổ trên thảo nguyên Salbyk" được thành lập năm 2007, trên vùng thảo nguyên rộng lớn tại lãnh thổ Cộng hòa Khakassia, nam Siberia (Nga).
Khu phức hợp bảo tàng ngoài trời gồm các di tích lịch sử và văn hóa độc đáo, trong đó, Gò mộ lớn Salbyk được coi là nổi tiếng nhất, với những điều kỳ bí đến nay chưa thể giải đáp.
Di tích cấp liên bang Gò mộ Salbyk lớn nằm tại "Thung lũng của các vị vua", nơi có nhiều khu chôn cất cổ xưa của giới quý tộc thời Tagar (từ khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ III trước Công nguyên).
Trước khi được khai quật vào khoảng thời gian 1952-1954, gò Salbyk là một ngọn đồi lớn cao 11 mét, có thể nhìn thấy từ khoảng cách hơn 10 km. Công trình này được xây dựng vào thế kỷ thứ V, thứ IV trước Công nguyên.
Theo ông Vasily Borgoyakov, chuyên gia về mộ cổ, người Tagar đã mang đến đây hàng chục nghìn mét khối đất đặc biệt, thành phần khoảng 50% cát, 50% đất sét, có tính kết dính khi ướt, để đắp mộ cho thủ lĩnh. Kết quả là một kim tự tháp bằng đất cao lớn hiện lên, có bề mặt lát đá để không bị cuốn trôi.
Vào thời điểm xây dựng, hàng rào đá có kích thước 70*70 mét từ những phiến đá đá nặng tới 100 tấn, được lấy từ bờ sông Yenisei. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác con người thời đó đã làm thế nào để cưa và vận chuyển các khối đá khổng lồ.
|
Theo ông Vasily Borgoyakov, những tảng đá khổng lồ có thể được kéo lê trên bề mặt phẳng rộng lớn. Cũng có thể là lăn trên các khúc gỗ được bôi trơn bằng mỡ động vật, hay thứ gì đó giống như một chiếc xe trượt tuyết khổng lồ vào mùa đông.
Bên trong hàng rào đá có một hầm mộ làm bằng các khúc gỗ có dạng kim tự tháp không đỉnh, có chiều cao 2,5 m và bao phủ một cái hố sâu hai mét. Một hành lang bằng gỗ dẫn đến ngôi mộ.
Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin cuối cùng về người được chôn cất bên trong cấu trúc khổng lồ này. Gò đất đã nhiều lần bị cướp phá nên không tìm thấy đồ vật có thể giúp xác định địa vị của những người được chôn cất.
|
Ngoài khu mộ này, trên diện tích rộng lớn chung quanh, còn có hàng chục gò đất khác, được coi là ngôi mộ của các thủ lĩnh thời xưa. Gò Salbyk minh chứng cho sự tồn tại quyền lực mạnh mẽ của thủ lĩnh thảo nguyên và những thành viên bình thường phụ thuộc trong xã hội. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với khách du lịch, mà các pháp sư cũng đến đây và thực hiện nghi lễ.
Bảo tàng nội tạng người ở Hà Lan hút khách Nhiều người ở Hà Lan đang đổ xô đặt chỗ và xếp hàng để vào bảo tàng độc đáo này. Bảo tàng Cơ thể Con người ở Hà Lan khi mới bắt đầu xây dựng được người dân địa phương đặt cho biệt danh "ông toilet". Nguyên nhân là bởi toà nhà này trông giống như một người đàn ngồi trên bồn cầu,...