Bảo tàng nội tạng người ở Hà Lan hút khách
Nhiều người ở Hà Lan đang đổ xô đặt chỗ và xếp hàng để vào bảo tàng độc đáo này.
Bảo tàng Cơ thể Con người ở Hà Lan khi mới bắt đầu xây dựng được người dân địa phương đặt cho biệt danh “ông toilet”. Nguyên nhân là bởi toà nhà này trông giống như một người đàn ngồi trên bồn cầu, nhiều người thấy rất buồn cười.
Không ai ngờ rằng, khi bảo tàng khai trương nơi này lại trở nên nổi tiếng như vậy. Mọi người thay đổi thái độ và ca ngợi đây là một công trình tuyệt vời.
Bảo tàng giới hạn số lượng du khách, chỉ tiếp đón 1.000 người mỗi ngày, một chuyến tham quan thường mất khoảng 1 tiếng. Vì bên trong mô phỏng các cơ quan nội tạng rất chân thật nên tr.ẻ e.m dưới 6 tuổ.i không được vào.
Khi bước vào bên trong, bạn sẽ khám phá những bí ẩn về cơ thể người. Mục đích ban đầu của bảo tàng này là giúp mọi người hiểu cấu trúc bên trong cơ thể con người và tìm hiểu cách thức hoạt động của các cơ quan.
Du khách tham quan bảo tàng từ chân đến đầu, từ chân di chuyển lên sẽ khám phá cơ quan sinh sản, tiêu hoá, bài tiết.
Nhân viên bảo tàng có thể tiêm chất lỏng đặc biệt vào bên trong để mô phỏng quá trình phâ.n hủ.y thức ăn trong ruột.
Bạn cũng có thể tìm hiểu về quá trình con người tạo ra sự sống mới cũng như các video khoa học phổ biến có liên quan.
Bạn sẽ bước qua những lối đi bí mật dưới lòng đất và trải nghiệm vô số điều bí ẩn mà ngày thường khó có thể nhìn thấy.
Video đang HOT
Sau khi đi qua phần thân dưới, bạn đến phần các cơ quan nội tạng. Tại đây, bạn sẽ thấy mô hình trái tim và xem trái tim truyền má.u tới các chi và xương của cơ thể con người như thế nào.
Sau khi đi qua các cơ quan nội tạng và cổ họng, bạn sẽ di chuyển lên phần khuôn mặt. Bảo tàng có một khu trưng bày riêng biệt về mắt, mũi, tai và miệng.
Trong khu vực triển lãm trực quan, thiết bị chiếu ảnh ba chiều có độ phân giải cực cao sẽ chiếu cấu trúc của mắt người và chân thực đến từng milimet. Du khách có thể quan sát từng chi tiết của nhãn cầu ở cự ly gần.
Hình ảnh ba chiều sẽ tái hiện một cách sống động quá trình võng mạc tiếp nhận tín hiệu ánh sáng.
Trong khu vực thính giác, hệ thống âm thanh vòm 360 sẽ cho phép bạn trải nghiệm chân thực cách âm thanh được tạo ra và truyền qua dây thanh âm.
Ở vùng miệng, bạn có thể nhìn vào bên trong miệng con người và nhìn rõ cấu trúc của răng. Bảo tàng cũng thiết kế một chiếc răng có thể nhổ ra, giúp mọi người hiểu được chiếc răng phát triển như thế nào trong nướu.
Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất là du khách có thể linh hoạt trải nghiệm các phản ứng sinh lý như co cơ và chuyển động khớp trên màn hình cảm ứng.
Ngón tay của bạn có thể bắt chước các bó thần kinh của các cơ quan và điều khiển mọi hoạt động của chúng. Bạn dùng ngón tay để kéo các cơ, cơ điều khiển xương và cơ thể con người chuyển động.
Đối với tr.ẻ e.m, những minh họa đó rõ ràng, sinh động hơn văn bản trong sách giáo khoa và có thể ghi nhớ ngay.
Để nâng cao trải nghiệm và hiệu quả giảng dạy, bảo tàng còn đặc biệt bổ sung thêm một hệ thống thông minh. Bằng cách theo dõi các dấu hiệu cơ thể thông qua vòng đeo tay và cảm biến thông minh, hệ thống sẽ tạo ra một avatar ảo trong thời gian thực khớp chính xác với hình dáng cơ thể, chiều cao, độ tuổ.i, v.v., cho phép bạn quan sát và trải nghiệm hoạt động sinh lý của cơ thể.
Mọi người không chỉ đến tham quan cơ thể của người khổng lồ mà còn tìm hiểu về cơ thể của chính mình. Tầng cuối cùng trong chuyến tham quan là điểm cao nhất của tòa nhà – phần đầu.
Cuối cùng, bạn đi đến trung tâm chỉ huy cao nhất của cơ thể con người – não bộ. Bảo tàng cung cấp những công cụ cho phép giải mã những bí ẩn cuộc sống mà trước đây chỉ có thể nghe tới hoặc xem qua hình ảnh bằng những màn trình diễn ngoạn mục sống động.
Thông qua những dẫn chứng và giải thích rõ ràng, mọi nỗi sợ hãi, nghi ngờ về cấu tạo bên trong cơ thể dần dần được loại bỏ. Sự hiểu biết về cơ thể không còn giới hạn ở những kiến thức sơ sài về thận và gan mà ở cơ chế sự sống kỳ diệu.
Trong thời đại thông tin như vậy, mọi người cần những phương pháp sinh động, thú vị và thực tế như vậy để giúp bản thân hiểu sâu hơn về chính cuộc sống.
Nhân viên bảo tàng nói: “Cuộc sống là một điều kỳ diệu không bao giờ kết thúc, mục tiêu cuối cùng của Bảo tàng Cơ thể Con người là cho phép mọi người trải nghiệm điều kỳ diệu này”.
Với mục đích phổ biến khoa học và giảng dạy cho giới trẻ, Trung Quốc đã hợp tác với Hà Lan để xây dựng một bảo tàng cơ thể người tương tự.
Về miền đất vỏ, ghé thăm bảo tàng Quang Trung
Để lưu giữ lại những hiện vật lịch sử một thời đáng nhớ về khởi nghĩa Tây Sơn, bảo tàng Quang Trung Bình Định được xây dựng ngay tại chính quê hương của người anh hùng dân tộc.
Được khánh thành vào năm 1978 tại làng Liên Mỹ (xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Nơi đây được coi là bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng như bảo tàng thu hút được đông đảo khách đến tham quan du lịch và tìm hiểu về lịch sử nhiều nhất ở Việt Nam.
Bảo tàng được thiết kế với cấu trúc 9 phòng trưng bày lưu giữ khoảng trên 11.000 hiện vật quan trọng liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn và 3 anh em họ Nguyễn.
Bảo tàng được xây dựng ngay tại quê hương của người anh hùng dân tộc.
Đặc biệt, nằm trong quần thể bảo tàng là điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt cùng các danh tướng thân cận, dưới sự chung tay góp sức của đông đảo nhân dân, vào năm 1958 điện thờ chính thức được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 1960 ngay trên nền nhà cũ của ba em nhà Tây Sơn, với diện tích lên tới 2.325m2.
Trước điện thờ là cổng tam quan, kế đó là nhà bia ghi công lao của vị anh hùng Quang Trung bằng chữ quốc ngữ. Chính điện được chia thành ba gian, gian giữa thờ Nguyễn Huệ, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian còn lại thờ Nguyễn Lữ. Hai đầu hồi điện đặt ban thờ các văn thần, võ sĩ nhà Tây Sơn: Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm, Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở, Trần Văn Kỷ, Võ Văn Dũng...
Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt cùng các danh tướng thân cận.
Cho đến nay, trong khu vườn cũ của gia đình nhà vua Quang Trung vẫn còn lưu giữ 2 di tích cực kỳ quý giá: giếng nước xưa và cây me cổ thụ, tương truyền lại là có từ thời Hồ Phi Phúc (thân sinh của ba anh em nhà Tây Sơn). Giếng nước cổ nằm bên phải điện Tây Sơn với đường kính là 0,9m. Nguyên tác được xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ bởi sau này dân làng mới trùng tu để làm giếng chung cho cả làng.
Nhiều du khách rất thích thu khi tham quan giếng nước.
Kế bên trái điện là cây me cổ to lớn tỏa bóng mát một góc vườn, theo người dân nơi đây kể lại, chu vi gốc cây lên tới 3,5m. Sau một ngày dài tới đây thăm quan di tích và học hỏi về lịch sử còn gì bằng khi được ngồi dưới gốc me già múc một gáo nước thiêng uống để làm tăng thêm nhuệ khí như người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Cây me cổ có chu vi gốc cây lên tới 3,5m.
Bảo tàng Quang Trung Bình Định không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử mà còn là nơi lưu truyền tinh thần võ thuật dân tộc Tây Sơn - môn võ thuật truyền thống của Bình Định. Để làm tăng thêm tính sinh động cho những bài múa võ, người dân nơi đây còn cho tái hiện màn trống trận năm xưa của vua Quang Trung. Mỗi bài trống trận đều gồm có 3 phần: xuất trận, công thành, khải hoàn... Nhưng điểm đặc biệt ở đây là không hề có hồi trống thu quân, bởi người đời truyền tai nhau rằng trong cuộc đời thân trinh của "người anh hùng áo vải đất Tây Sơn" chưa một lần thất trận, chưa một lần phải thu quân, cứ chiến thắng liên tiếp như hồi trống dồn dập không dừng.
Lý do phụ nữ nên du lịch một mình ít nhất một lần trong đời Khi đã xách ba lô lên và đi một mình, phụ nữ sẽ nhận ra bản thân mạnh mẽ và độc lập ra sao. Phụ nữ thường được kỳ vọng hoàn thành những trách nhiệm trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, không chỉ vì có thể làm tròn những trọng trách ấy mà phụ nữ phải chôn vùi ước muốn trong...