Bão tan, cảnh báo mưa lớn mở rộng ra phía Bắc
Đêm qua (23/9), bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào đất liền khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam.
Sáng nay (24/9), áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.
Vị trí và hướng di chuyển của vùng áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: NCHMF).
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (23/9), bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào đất liền khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam. Sáng nay (24/9), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.
Hồi 4h ngày 24/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam -Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/h).
Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với đới gió Đông nên trong sáng nay (24/9) ở vùng biển ngoài khơi từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi còn có gió giật cấp 6-7; biển động.
Trong sáng và ngày hôm nay (24/9), ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, phía Nam Vịnh Bắc Bộ có nơi cấp 6, giật cấp 7; sóng biển cao từ 2,0-3,0m; biển động.
Video đang HOT
Tình hình mưa lớn, gió giật mạnh trên biển do hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với đới gió Đông trên cao còn có xu hướng mở rộng về phía Bắc. Cần chú ý theo dõi trong bản tin cảnh báo mưa lớn, gió mạnh trên biển tiếp theo.
Ngư dân Quảng Nam hối hả đưa ghe thuyền lên bờ
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, trên địa bàn Quảng Nam có mưa lớn, nhiều ngư dân ven biển đã hối hả đưa ghe thuyền vào bờ để tránh trú.
Ngư dân xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ đưa ghe đánh cá vào sát bờ - Ảnh: LÊ TRUNG
Trưa 23-9, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại biển Tam Thanh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam, sóng biển cao xô mạnh vào bờ, tại đây mưa lớn kèm theo gió mạnh.
Nhiều ngư dân đã hối hả ra biển đưa ghe, thuyền, thúng chai vào sát bờ. Có hơn 20 chiếc ghe, thuyền loại nhỏ đánh cá, cùng với nhiều thúng chai ở bờ biển thôn Hòa Hạ, xã Tam Thanh được người dân kéo lên vào sát bờ.
Ông Lê Văn Đạo (61 tuổi, thôn Hòa Hạ, xã Tam Thanh) cho biết nghe tin áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, ông cùng nhiều ngư dân ở thôn đã đưa ghe, thúng chai vào bờ, cột dây chằng lại cẩn thận tránh sóng to cuốn đi mất.
Ngư dân kéo ghe thuyền vào sát bờ - Ảnh: LÊ TRUNG
Theo thống kê của chính quyền xã Tam Thanh, có khoảng 150 ghe thuyền công suất nhỏ dưới 90CV trong sáng nay đã được ngư dân địa phương đưa vào bờ, neo đậu cẩn thận.
Cùng ngày, ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam có công điện, theo đó yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi (bao gồm cả các ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, hoạt động gần bờ) từ 10h ngày 23-9 cho đến khi tình hình thời tiết trên biển trở lại trạng thái bình thường.
Hướng dẫn các tàu, thuyền đã vào bờ hoặc vào khu neo đậu trên địa bàn tổ chức sắp xếp neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do ảnh hưởng của gió bão.
Thúng chai cũng được ngư dân kéo lên bờ - Ảnh: LÊ TRUNG
Hướng dẫn di chuyển, gia cố đảm bao an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè. Hoàn thành trước 19h ngày 23-9.
Các địa phương kiểm tra, rà soát, chủ động di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực trên đảo, ven biển, ven sông, những khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.
Hối hả đưa ghe vào bờ tránh sóng lớn - Ảnh: LÊ TRUNG
Sáng 23-9, cả một đoạn đường dài 600m của tuyến đường ĐH8 (thôn Trung Toàn, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) nước dâng cao ngập sâu gần 1m do mưa lớn kéo dài, nước ùn ứ không thoát được. Để đi làm, đến trường nhiều người dân, học sinh cấp 1, 2 buộc phải lội nước băng qua con đường này.
Ông Nguyễn Thanh Phương (59 tuổi, thôn Trung Toàn), cho biết mỗi lần có mưa to, kéo dài là tuyến đường này sẽ bị ngập. "Đường ngập khiến nhiều xe máy khi qua đây bị tắt máy, học sinh bị té ngã ướt hết quần áo, sách vở", ông Phương nói.
Nước ngập sâu đến gần bánh xe - Ảnh: ĐỨC TÀI
Trước tình trạng đường bị ngập thường xuyên, người dân địa phương đã khiến nghị lên các cấp chính quyền nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp nào để khắc phục.
Bà Huỳnh Thị Mỹ Dung - chủ tịch xã Tam Quang - cho biết nguyên nhân khiến tuyến đường này bị ngập cục bộ là do khi san lấp mặt bằng để làm khu tái định cư đã khiến kênh thoát nước bị thu hẹp, khu vực này nằm ở vùng trũng. "Chúng tôi cũng đã báo cáo lên UBND huyện, xin kinh phí để mở rộng tuyến đường và nâng cấp kênh thoát nước", bà Dung nói.
Không chỉ tuyến đường ĐH8, mà một số khu vực ở thôn An Hải Tây, xã Tam Quang cũng bị ngập.
Nước ngập sâu khiến việc đi lại của người dân khó khăn - Ảnh: ĐỨC TÀI
Đường ngập sâu gần một bánh ôtô - Ảnh: ĐỨC TÀI
Vì sao Hải Phòng cứ mưa lớn phố lại thành sông? Cứ mỗi khi có mưa lớn, nhất là vào thời điểm gặp triều cường là các tuyến đường trung tâm của TP Hải Phòng lại xảy ra tình trạng ngập lụt nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Cứ mưa lớn là đường phố Hải Phòng lại ngập nặng. Những năm gần đây, tình trạng ngập lụt khi có...