Bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, Hà Nội ngập cục bộ do mưa to
Bão số 3 đã quét qua Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình và đang bắt đầu uy hiếp Hà Nội…
Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Hà Nội. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8-9.
Trong 3-6 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km và tiếp tục suy yếu thêm.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên còn có gió giật cấp 7-9; các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hòa Bình có gió giật cấp 6-7.
Nhiều đoạn đường nội đô Hà Nội bị ngập.
Hoàn lưu của bão cũng đang gây mưa to cho khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Thanh Hoá.
Khu vực Hà Nội đang có gió giật cấp 6-8 và mưa to. Tổng lượng mưa trong 3 giờ qua tại một số điểm quan trắc khá cao như Thanh Lương 26mm, Di Trạch 26mm, Mễ Trì 21mm; Vĩnh Quỳnh 28mm, Cầu Diễn 17mm, Láng Thượng 19 mm, Định Công 21 mm…Trong chiều tối và đêm nay, ngập úng có khả năng xảy ra tại các tuyến phố nội thành Hà Nội với mức ngập từ 0,1 m đến 0,4m.
Mưa gây ngập cục bộ và cây đổ đè bẹp ô tô ở Hà Nội.
15h30: Hà Nội đang có mưa to, gió giật cấp 8 – 9
Tại Hà Nội, gió đảo chiều liên tục, hàng cây trên các tuyến phố nghiêng ngả, một số mới trồng bị bật gốc.
Nhiều đoạn đường trên phố đã xuất hiện ngập cục bộ. Ở đường Phan Bội Châu (Hoàn Kiếm), nước ngập cao tới gần đầu gối. Hiện nhân viên công ty thoát nước ứng trực để thông thoát nước nhưng chưa có kết quả. Dòng người đi lại gặp nhiều khó khăn, gây ùn tắc cục bộ.
Các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên có gió giật cấp 7-9; Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hòa Bình có gió giật cấp 6-8. Khu vực Đông bắc, Đồng bằng- Trung du Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to.
Nhiều đoạn đường ở Hà Nội đã ngập sâu hơn 0,6m. Ảnh: otofun
* 14h bão đang đổ vào Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, lúc 14h tâm bão trên đất liền Hải Phòng và Thái Bình, mạnh cấp 9 (90 km/giờ), giật cấp 10-12. Các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình đang có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-12. Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thái Bình nước dâng do bão kết hợp thủy triều cao 3,0-3,5 m.
Các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-9; Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa có gió giật cấp 6-8. Khu vực Hà Nội có gió giật cấp 6-8 và mưa 100-200 mm.
Dự báo, đến 1h ngày 20-8, bão mới suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, khi trên đất liền các tỉnh phía Tây Bắc Bộ.
Cây đổ trên đường phố Hà Nội.
* Quảng Ninh: Hơn 1.000 CBCS ứng trực chống bão
Theo UBND thị xã Quảng Yên, hiện tuyến đê Hà Nam còn 12 km trải dài qua các phường Phong Cốc, Yên Hải, xuống xã Liên Vị, Tiền Phong chưa được kiên cố hóa, trong đó có 2km (từ km26-km28) là xung yếu nhất.
Để phòng chống cơn bão số 3, thị xã Quảng Yên chuẩn bị trên 1.000 bao cát, rọ đá để gia cố tuyến đê, dự kiến xong trước 12h, ngày 19/8. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng quân đội huy động 1.000 cán bộ lực lượng vũ trang, công an, dân quân tự vệ, thanh niên sẵn sàng ứng phó với cơn bão, trong đó tại khu vực xung yếu nhất của tuyến đê bố trí khoảng 500 cán bộ, chiến sỹ thường trực tại chỗ.
Công an tỉnh Quảng Ninh đảm bảo TTATGT trong mưa bão.
Trước đó, để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du khách và tàu du lịch, từ 13h, ngày 18-8, Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh dừng cấp phép cho tàu du lịch đưa khách tham Vịnh Hạ Long.
Cảng vụ chủ động thông báo, tuyên truyền đến các chủ tàu về diễn biến của cơn bão số 3, yêu cầu các tàu về nơi tránh trú an toàn. Đến thời điểm này, tất cả tàu du lịch di chuyển về nơi tránh trú bão.
Để đảm bảo an toàn giao thông khi thời tiết mưa bão, 9h, ngày 19/8, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh và các lực lượng liên quan cấm xe máy đi qua cầu Bãi Cháy do ảnh hưởng của bão số 3.
* Đảo Cô Tô mất điện hoàn toàn
Video đang HOT
Thời điểm hiện tại huyện Cô Tô mất điện hoàn toàn; người và phương tiện trên địa bàn toàn huyện tuyệt đối an toàn, 382 phương tiện tàu thuyền, bè, mảng an toàn, khu vực kè ở thôn 1 xã Thanh Lân gần 100m bị sạt lở đã được gia cố bằng bao cát và xi măng, di dời một số hộ dân đến nơi an toàn.
Trên địa bàn huyện 20 cây to bị đổ, một vài khách du lịch đang trên đảo được đảm bảo an toàn tuyệt đối, trong đó có khách du lịch là người Đức, các khách sạn miễn phí hoàn toàn cho khách khi đang lưu trú.
* Đảo Vân Đồn gặp nhiều thiết hại
Trên địa bàn huyện Vân Đồn đang có mưa vừa, đến mưa rất to, gió giật cấp 7 cấp 8, ngoài các xã đảo giật cấp 9, cấp 10. Do ảnh hưởng của bão, có 4 nhà bị tốc mái tại các xã Đoàn Kết, Bình Dân, Vạn Yên, nhiều cây dọc tuyến đường 334 bị đỗ, gãy.
Hiện trên 1.500 phương tiện tàu, thuyền đã neo đậu về nơi tránh trú bão an toàn, 445 bè nuôi trồng thủy sản được chằng chống, trên 1.000 người được di dời đi các bè lên đất liền an toàn. Đảm bảo an toàn cho 15 khách du lịch tại đảo Minh Châu và Quan Lạn. Huyện xây dựng phương án xử lý tại các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở cao như khu vực cầu Vân Đồn 1, Vân Đồn 2. Riêng đối với thôn Bản Sen, xã Bản Sen tổ chức thường trực sẵn sàng di dời người dân khi có lụt xảy ra.
Công an tỉnh Quảng Ninh phân luồng giao thông.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống mưa bão tại Quảng Ninh
Sáng 19-8, đồng chí Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng Đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra tuyến đê Hà Nam (TX Quảng Yên) – tuyến đê xung yếu của tỉnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu tỉnh Quảng Ninh, nhất là TX Quảng Yên theo dõi chặt chẽ, thường xuyên cập nhật diễn biến của cơn bão để kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, không để bị động bất ngờ.
Đồng chí yêu cầu quán triệt phương châm 4 tại chỗ, chủ động, tích cực nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra; tiếp tục kiểm đếm kỹ, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú bão an toàn, kiên quyết không để tàu thuyền ở ngoài khơi.
Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng thường trực tại chỗ có phương án kịp thời di dân ở vùng đê xung yếu, nhất là tuyến đê chưa được gia cố cũng như ở các chòi, lồng bè đến nơi an toàn. Triển khai phương án bảo đảm tiêu thoát nước chống ngập úng đối với hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
* TP Hà Nội cho học sinh nghỉ sớm tránh bão
Do ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3, Hà Nội có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 150 – 200 mm. Từ trưa 19-8, gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 8.
Sở GD&ĐT Hà Nội yên cầu thủ trưởng các đơn vị kiểm tra cơ sở vật chất, trường lớp, theo dõi diễn biến mưa bão; Chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ giáo viên khi xảy ra mưa bão. Đầu giờ chiều 19-8, nhiều trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Cây đổ đè bẹp ô tô tại Hà Nội. Ảnh: zing.vn
* Bão áp sát Quảng Ninh đến Nam Định
Trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 17 km/h. Ở Bạch Long Vĩ tiếp tục có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, ở Cô Tô, Cửa Ông (Quảng Ninh) có gió giật mạnh cấp 10; các nơi khác ở ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có gió giật mạnh cấp 8.
Hướng đi của bão số 3.
Hồi 11 giờ ngày 19/8, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh-Nam Định. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 10-12.
Dự báo trong 06 giờ tới (đến 14h ngày 19/8), bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đến 17 giờ ngày 19/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 10-12.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, giật cấp 10-12, sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-12. Ninh Bình tiếp tục có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9-10. Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thái Bình có nước dâng do bão kết hợp thủy triều cao 3,0-3,5m. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Kiểm tra an toàn cầu phao Ninh Cường.
Công an tỉnh Nam Định giúp dân phòng chống bão số 3
Theo dự báo, tỉnh Nam Định chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3 vào lúc triều cường, đe dọa đến an toàn hệ thống đê biển của tỉnh, nguy cơ thiệt hại lớn.
Do đó ngay từ sáng qua (18/8), công tác phòng, chống bão đã được Công an tỉnh Nam Định triển khai quyết liệt, đồng bộ, nghiêm túc. Để đảm bảo an toàn cho người dân, từ chiều qua, tỉnh Nam Định đã cấm các loại phương tiện thủy ra khơi. Yêu cầu các loại tàu, thuyền, ngư dân vào nơi neo đậu, tránh trú bão an toàn.
Kiểm tra an toàn chống lụt bão.
Tính đến thời điểm này, Công an tỉnh Nam Định đã phối hợp với các lực lượng chức năng kêu gọi được gần 2.800 tàu cá, trên 5.800 ngư dân vào bờ, về nơi neo đậu, trú ẩn an toàn. Đáng chú ý nhất là những km đê biển bị sạt lở do ảnh hưởng của bão số 1 đến nay chưa kịp khắc phục hoàn thiện, có nguy cơ bị tràn nước, sạt lở tiếp, ngây ngập úng, đang được lực lượng chức năng tăng cường theo dõi, xử lý kịp thời khi có diễn biến xấu xảy ra.
Công an tỉnh Nam Định đã huy động 100% quân số thường trực sẵn sàng trước mọi tình huống, trong đó tập trung quân số tại những nơi đê, kè xung yếu, sạt lở chưa kịp khắc phục từ cơn bão số 1, để kịp thời cùng chính quyền và nhân dân phòng chống bão số 3. Ban giám đốc Công an tỉnh cũng đã trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra tình hình ứng phó bão từ chiều 18-8. Các đơn vị chủ động phòng chống bão theo phương châm 4 tại chỗ, có phương án bảo quản hồ sơ, tài liệu, phương tiện làm việc, bảo vệ an toàn trại tạm giam, nhà tạm giữ…
Công an Nam Định giúp dân chống bão.
Trung tâm Văn hoá, Thể thao thanh thiếu niên tỉnh Nam Định đã dùng ống luồng để gia cố cổng chính (Ảnh: Trần Xuân)
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ kiểm tra công tác phòng chống cơn bão số 3.
Tối 18/8, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ và Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác chỉ đạo phòng chống cơn bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với tỉnh Quảng Ninh.
Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, đến 15h30, ngày 18/8, kêu gọi 8.063 tàu thuyền về nơi tránh trú bão, trong đó 492 tàu xa bờ đã neo đậu tránh trú bão an toàn; toàn bộ 534 tàu du lịch đã vào bờ neo đậu. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thường trực lực lượng và phương tiện trang thiết bị sẵn sàng huy động cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
Tỉnh Quảng Ninh tuyên truyền công tác phòng chống cơn bão số 3 trên các phương tiện truyền thông, thông qua loa đài truyền thanh các xã, phường, khu phố; cán bộ cơ sở trực tiếp tuyên truyền… Từ tỉnh đến các địa phương bố trí lực lượng phòng chống bão thường trực 24/24h; các đoàn công tác của lãnh đạo của tỉnh và thành viên BCH PCTT&TKCN của tỉnh đang ở hiện trường các địa phương chỉ đạo đối phó khi bão đổ bộ vào đất liền.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao công tác chủ động, tích cực phòng chống bão của Quảng Ninh. Đồng chí yêu cầu Quảng Ninh cần quán triệt phương châm tích cực, chủ động, tập trung lực lượng phòng chống bão với tinh thần 4 tại chỗ, bình tĩnh, tự tin, không chủ quan, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra trước trong sau cơn bão.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo với Phó thủ tướng
Đồng thời, hoàn thành kêu gọi các tàu thuyền trên biển vào bờ, cấm mọi hoạt động trên biển trong cơn bão; di dân ở những vùng xung yếu; không cho ngư dân ở lại trên các tàu thuyền; di dời các hộ dân có nhà đã xuống cấp đến nơi an toàn; đảm bảo an toàn cho du khách, trong vận hành lưới điện, sản xuất nông nghiệp, kết cấu hạ tầng; đảm bảo thông tin thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Ngay sau bão tan phải đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu Quảng Ninh cần đánh giá, rút kinh nghiệm từ những thành công, bất cập trong công tác ứng phó với trận mưa lụt lịch sử năm 2015 để triển khai tốt công tác phòng chống cơn bão số 3.
Tại Thái Bình: Công an Thái Bình đảm bảo 100% quân số tập trung ứng phó với bão số 3
Trung tướng Phạm Quang Cử kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống cơn bão số 3 tại Thái Bình
Ngày 19-8, Trung tướng Phạm Quang Cử – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật cùng đoàn công tác của Bộ Công an đã kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống cơn bão số 3 tại Công an tỉnh Thái Bình.
Trung tướng Phạm Quang Cử đã trực tiếp kiểm tra công tác thường trực chiến đấu tại các đơn vị phòng Cảnh sát Cơ động, Trại tạm giam, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.
Trung tướng Phạm Quang Cử kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Công an tỉnh Thái Bình.
Trung tướng Phạm Quang Cử yều cầu Công an tỉnh phối hợp với các ngành sơ tán dân ở các vùng nguy hiểm. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ, tổ chức ứng trực quân số đảm bảo 100% quân số sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh. Tích cực bảo vệ doanh trại cơ quan đặc biệt là trại tạm giam, tạm giữ.
Duy trì an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông trước trong và sau bão. Bố lực lượng mạnh tại các vị trị xung yếu. Sau bão chủ đông giúp nhân dân khắc phục hậu quả. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt báo cáo bộ tăng cường lực lượng khi cần thiết.
Thái Bình đang rất khẩn trương cho công tác chuẩn bị cũng như di dời người dân ra khu an toàn để đảm bảo tính mạng cũng như tài sản khi cơn bão số 3 đi qua.
Ngay sau khi nhận được tin bão số 3 có thể đổ bộ vào Thái Bình, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình đã họp triển khai các phương án phòng chống bão.
Được biết, để chủ động phòng chống cơn bão số 3 đại đội cơ động phòng chống lụt bão của Công an tỉnh đã tổ chức điểm danh, kiểm tra các trang thiết bị, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh.
Từ 15h ngày 18-8, các đơn vị, Công an huyện, thành phố Thái Bình tổ chức ứng trực 100% quân số. Triển khai hệ thống thông tin liên lạc thông suốt. Đồng thời, tổ chức rà soát, kiểm tra hoạt động của các trang thiết bị, phượng tiện, bổ sung lương thực, cơ số thuốc đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác khi bão đổ bộ.
Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên (áo sọc kẻ xanh) trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão.
Kiểm tra tình hình phòng chống cơn bão số 3 tại các địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu Ban phòng chống lụt bão tỉnh, các huyện, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh và các xã vùng ven biển khẩn trương rà soát, tổng hợp số lượng lao động canh coi trên các chòi ngao, lao động lưu động trên biển, tìm mọi giải pháp để tiếp cận bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động người dân vào nơi trú ẩn, trường hợp cố tình chống đối phải tiến hành cưỡng chế di dời ngay, tuyệt đối không để người dân nào còn ở lại biển.
Bố trí, sắp xếp phương tiện tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn, không được để người dân ở lại trên tàu thuyền khi bão độ bộ vào. Chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát số lượng nhà yếu, số hộ dân còn ở ngoài đê để có phương án di dời dân đến nơi an toàn. Đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo kịp thời, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra vi phạm.
Thuyền bè ở cảng cửa Lân – Nam Thịnh – Tiền Hải – Thái Bình đã được gia cố chắc chắn.
Chia sẻ với phóng viên ông Bùi Văn Thông (Thôn Việt Thắng, xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) cho biết: “Chính quyền địa phương đặc biệt là từ hôm qua tuyên truyền rất là nhiều khuyến cáo cho bà con nông dân nói chung và đặc biệt là những người nuôi trồng thủy sản, trong đó có tôi là ở địa phương xã Nam Thanh và tôi nuôi trồng thủy sản nuôi ngao ở ngoài Nam Thịnh thì chính quyền tuyên truyền là trước giờ bão đổ bộ về thì phải vào đất liền và không ai ở ngoài biển”.
“Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, bắt đầu từ chiều 18-8, chúng tôi đã thực hiện lệnh cấm biển đối với bà con đi biển. Hiện nay mọi công tác chuẩn bị đối phó với bão đổ bộ đã hoàn tất”- Thượng úy Đỗ Đình Học, Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng Cửa Lân cho biết.
Tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát số lượng nhà yếu, số hộ dân còn ở ngoài đê để có phương án di dời dân đến nơi an toàn. Đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo kịp thời, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra vi phạm.
Tỉnh cũng yêu cầu các huyện cần tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu nước triệt để trên tất cả hệ thống mương máng, sông trục nội đồng. Xây dựng phương án, kế hoạch chống úng đề phòng khi có mưa lớn. Chủ động rà soát các hạng mục đê, kè cống xung yếu để có phương án đối phó khi có tình huống xảy ra.
Theo Công An Nhân Dân
Bão số 3 giật cấp 14, ảnh hưởng Quảng Ninh Thanh Hóa
Bão số 3 (tên quốc tế là Dianmu-Thần Sấm) đang tiến sát vào đất liền với sức gió 90 km/h, dự báo đến sáng 19/8, tâm bão sẽ nằm trên vùng biển bắc Vịnh Bắc Bộ.
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, 20h ngày 18/8, vị trí tâm bão số 3 ở trên khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Bạch Long Vĩ 150 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/h), giật cấp 10-12.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu phía tây bão số 3, đông Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, một số nơi có mưa to đến rất to như Hòn Dấu (Hải Phòng) 120 mm, Cửa Ông (Quảng Ninh) 60 mm, Uông Bí (Quảng Ninh) 65 mm, Hoài Đức (Hà Nội) 70 mm, Ba Vì (Hà Nội) 70 mm, Láng (Hà Nội) 60 mm.
Theo ghi nhận của phóng viên, mưa lớn đã gây ngập một số tuyến phố ở Hà Nội nhưng Thụy Khuê, Lạc Trung, Trần Thái Tông...
Mưa ngập, cây đổ tại đường Chùa Láng, Hà Nội tối 18/8. Ảnh: Otofun
Ghi nhận thực tế tại Hải Phòng, từ khoảng 16-17h30 (18/8), mưa lớn kèm sấm sét bao trùm toàn thành phố Hải Phòng. Lượng mưa lớn khiến nhiều tuyến đường như: Tô Hiệu, Hai Bà Trưng, Tôn Đức Thắng...của thành phố Hải Phòng ngập úng cục bộ, khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Tại Quảng Ninh, theo báo cáo nhanh của lãnh đạo UBND TP Hạ Long, hiện nay tất cả các điểm có nguy cơ sạt lở trên địa bàn đều đã được kiểm tra và có phương án phòng chống khi có mưa bão lớn xảy ra. Cơ bản các hộ dân nằm trong diện đặc biệt nguy hiểm phải di dời khẩn cấp khi có mưa bão xảy ra đã được di dời đến nơi an toàn.
Theo thống kê của tỉnh Ninh Bình, có hơn 100 tàu thuyền với gần 250 ngư dân đã vào bờ tránh trú bão an toàn. Một số tàu thuyền chưa vào bờ kịp cũng đã tìm nơi trú bão và đã liên hệ về với Ban PCTT và TKCN của địa phương.
Đến cuối giờ chiều 18/8, tỉnh Thanh Hóa đã kêu gọi toàn bộ tàu, thuyền đánh bắt hải sản trên biển vào khu vực trú bão. Đồng thời, các địa phương triển khai nhiều phương án nhằm ứng phó với cơn bão số 3.
Hướng di chuyển của bão số 3. Ảnh: NCHMF
Cơ quan khí tượng dự báo, đêm 18 rạng sáng 19/8, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km, đi vào vùng biển bắc Vịnh Bắc Bộ và còn tiếp tục mạnh thêm. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100 km/h), giật cấp 12-14.
Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-14, sóng biển cao từ 4-6 m.
Dự báo đến 19h ngày 19/8, vị trí tâm bão ở trên đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa. Mưa lớn diện rộng tiếp tục xảy ra trên toàn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Tổng lượng mưa cả đợt ở vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An phổ biến 200-300 mm, có nơi trên 400mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ, Hà Tĩnh - Quảng Bình phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250 mm.
Mực nước trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Đáy, sông Đào sẽ lên nhanh. Biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-5 m, hạ lưu từ 2-3 m.
Ảnh hưởng của mưa bão, các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ có nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất. Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có Hà Nội) và vùng trũng thấp ở Bắc Trung Bộ sẽ xảy ra ngập úng
Ngoài ra, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực phía nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-9, sóng biển cao 2-4 m.
Theo VOV
Bão số 3 tăng tốc, Hà Nội hứng bão Sáng sớm nay, bão số 3 bắt đầu tăng tốc và có xu hướng mạnh lên. Dự kiến đến sáng mai, bão sẽ độ bộ vào đất liền với sức gió mạnh cấp 11, giật cấp 13-14. Trong đêm bão số 3 (bão Thần Sét - Dianmu) hầu như ít dịch chuyển. Lúc 4h sáng nay, bão vẫn nằm trên vùng biển phía...