Bão số 8 tàn phá các tỉnh Thái Bình, Nam Định
Tối 28.10, cơn bão số 8 chính thức đổ bộ vào các tỉnh Thái Bình, Nam Định và nhiều tỉnh ven biển miền Bắc, miền Trung với sức gió mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, 13. PV Lao Động có mặt tại các địa điểm trên, ghi nhận sức mạnh, sự tàn phá của cơn bão này.
Hồi 20 giờ ngày 28.10, tại khu vực trung tâm thành phố Thái Bình gió bắt đầu mạnh lên đến cấp 10, cấp 11. Dọc các tuyến phố của Tp Thái Bình và nhiều huyện như Thái Thụy, Đông Hưng, Tiền Hải…nhiều cây lớn bị bật gốc, đổ dọc đường.
Hồi 20h30, trao đổi với PV, Phó Chi cục phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Phúc cho biết: “Thời điểm này, tại tỉnh Thái Bình có gió mạnh cấp 11, tại một số vùng ven biển có gió mạnh cấp 12, 13. Lượng mưa đo được tại các khu vực là 100mm đến 130mm. Chúng tôi nhận được tin báo có hàng chục cây dọc các tuyến đường bị đổ. Đơn vị đã cử nhiều tổ công tác đi cắt cành, giải tỏa giao thông. Tại huyện Vũ Thư, một số nhà dân bị cây đổ vào nhà nhưng chưa ghi nhận thiệt hại về người”.
Trước đó, hồi 18 giờ cùng ngày, PV Lao Động có mặt tại các huyện Thái Thụy, Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) chứng kiến không khí chuẩn bị tích cực của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương. Ông Phạm Hữu Thoại, Phó chủ tịch UBND huyện Thái Thụy khẳng định: “Chúng tôi đã tiến hành mọi biện pháp kêu gọi tàu thuyền, sơ tán dân đến nơi tránh, trú bão an toàn. Hiện chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình tại 2 tuyến đê xung yếu ở xã Thái Thượng và xã Thụy Trường”.
Theo báo cáo vào lúc 17 giờ chiều cùng ngày của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình, công tác chuẩn bị chống bão đã hoàn tất. Các lực lượng chức năng đã tiến hành kêu gọi 22 phương tiện với 133 lao động đang đánh bắt xa bờ vào neo đậu tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh 472 phương tiện hoạt động tại khu vực ven biển tỉnh Thái Bình với 1.793 lao động về nơi neo đậu an toàn ngăn chặn 23 phương tiện cùng 52 lao động không cho ra biển hoạt động. Đặc biệt, 30 ngư dân cố tình ở lại trên các chòi, bãi nuôi trồng thuỷ hải sản đã được cưỡng chế vào bờ an toàn.
Tại tỉnh Nam Định, từ trưa ngày 27.10 tỉnh này đã ra lệnh “cấm biển” trên toàn tuyến dài 72 km. Đến hết ngày 28.10 toàn bộ 2.080 tàu thuyền của tỉnh đang hoạt động trên các vùng biển đã về bờ neo đậu an toàn. Cùng với “cấm biển”, tỉnh Nam Định cũng thực hiện sơ tán 4.417 người dân tại khu vực ngoài đê chính, vùng cửa sông, ven biển thuộc ba huyện ven biển Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Trong đó, trên 1.500 người già, trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người ốm yếu, bệnh tật được tỉnh tổ chức di dời. Đến trưa ngày 28.10, hơn 500 người tại hai bãi tắm Quất Lâm (Giao Thủy), Thịnh Long (Hải Hậu) cố tình nấn ná khiến lực lượng công an, biên phòng địa phương phải thực hiện cưỡng chế sơ tán…
Nỗi lo lớn nhất của Nam Định là đến ngày 28.10, tỉnh vẫn còn gần 6.000 ha lúa mùa chưa kịp thu hoạch, trong đó có 3.300 ha lúa đặc sản (tám, nếp) phải nửa tháng nữa mới đến kỳ thu hơn 6.000 ha nuôi trồng thủy hải sản vùng mặn nợ, tập trung chủ yếu ở 3 huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng. Nam Định cũng vừa xuống giống hơn 15.000 ha rau màu vụ đông, trong đó có gần 6.000 ha trồng trên đất trũng hai lúa. Nếu mưa lớn, kéo dài số diện tích này có nguy cơ mất trắng.
Từ 18 giờ ngày 28.10, toàn bộ tỉnh Thái Bình mất điện do sự cố đường dây, sự cố này tới 21 giờ sự cố này vẫn chưa được khắc phục.
Ông Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Thái Bình cho biết: Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 8, Sở GD$ ĐT Thái Bình đã có công văn khẩn gửi các trường cho phép hơn 400 nghìn học sinh từ cấp học từ mầm non tới THPT nghỉ học. Sơ tán toàn bộ tài liệu, chằng chống phòng học bảo đảm an toàn tại các trường học. Khi nào bão tan, Sở GD$ĐT sẽ có công văn yêu cầu các trường cho học sinh học lại bình thường.
Tàu thuyền neo đậu tránh bão an toàn tại cống Trà Linh (huyện Thái Thụy)
Video đang HOT
Chằng buộc tàu thuyền tại cảng Diêm Điền (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). ảnh: Kỳ Anh
Thu vét hải sản, “chạy bão” tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy. ảnh: Kỳ Anh
Gia cố tuyến đê xung yếu tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy. ảnh: Kỳ Anh
Theo laodong
Khả năng xuất hiện lũ lớn ở các tỉnh Trung bộ
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8, từ hôm nay (27/10), các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam sẽ có một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to đợt mưa này có khả năng kéo dài 2-3 ngày.
Đó là nhận định của Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên về ảnh hưởng của cơn bão số 8 đang đổ bộ vào đất liền.
Theo dự báo, trên các sông ở miền Trung sẽ có lũ lớn
Theo Báo cáo của Văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN, Bộ Chỉ huy BĐPB các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận, tính đến 22 giờ ngày 26/10 đã thông báo và hướng dẫn cho tổng số hơn 1.800 tàu với gần 16.200 lao động hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.
Hiện khu vực quần đảo Hoàng Sa chỉ còn 2 tàu với 28 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, có 1 tàu đang vào trú tại đảo Tri Tôn, 1 tàu đang di chuyển lên phía Bắc và xin vào đảo Hải Nam trú bão. Ngoài ra có 5 trong 7 tàu ở khu vực Hoàng Sa đã về đến Lý Sơn (Quảng Ngãi) an toàn.
Các khu vực khác có hơn 700 tàu với gần 5.000 ngư dân đang hoạt động trong vùng nguy hiểm.
Theo nhận định của Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trong ngày hôm nay (27/10), mực nước trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế sẽ lên. Các sông trong khu vực Trung Trung bộ có khả năng xuất hiện lũ với đỉnh lũ các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế ở mức báo động 2 đến báo động 3 các sông từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi ở mức báo động 1, có sông trên báo động 1.
Theo thông tin từ tỉnh Thừa Thiên - Huế, địa phương này đã có kế hoạch sơ tán dân, dự kiến hơn 23.00 hộ với hơn 88.800 khẩu cần sơ tán. Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị đã họp để có kế hoạch sơ tán dân, sáng nay Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Bình đã họp bàn kế hoạch chi tiết.
Hiện các tỉnh, thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi đã có lệnh cấm tàu thuyền ra khơi.
Thanh Hóa cũng là một trong các tỉnh có thể phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 8, mức độ nguy cấp có thể tái diễn như hoàn lưu cơn bão số 5 năm 2007. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống bão. Đến sáng nay, toàn bộ số tàu thuyền và lao động đang hoạt động trên biển đã được thông báo về tình hình cơn bão.
Đoạn đê sông Chu bị sạt, trượt sau cơn bão số 5 đã được khắc phục cơ bản.
Đến thời điểm này, hầu hết hồ đập trên địa bàn tỉnh đã đầy nước và gần đạt cao trình tích nước, trong đó có hơn 100 hồ thủy lợi nhỏ đã xuống cấp cần đặc biệt quan tâm.
Đến thời điểm này, các điểm đê sông Chu bị sạt, trượt đã được gia cố, đạt khối lượng thực hiện 90% các điểm đê bao, đập bị vỡ ở các xã Quảng Phú, Thọ Lập (Thọ Xuân) trong đợt mưa lũ đầu tháng 9 vừa qua đã được khắc phục.
Nhiều tàu thuyền đã vào neo đậu an toàn.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 8, chiều 26/10, tỉnh TT-Huế đã tổ chức họp với BCH PCLB&TKCN để rà soát, chỉ đạo công tác phòng chống. Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức bắn pháo hiệu, phối hợp với các địa phương ven biển sử dụng phương tiện thông tin tìm kiếm cứu nạn liên lạc, đài trực canh kêu gọi tàu thuyền hoạt động trên biển về nơi trú ẩn Tổ chức sắp xếp neu đậu an toàn, kiên quyết ngăn chăn không cho tàu ra khơi hoạt động khi có bão. Hiện tại không còn phương tiện nào đánh bắt cá trên biển.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 11.500 hộ dân vùng biển, ven đầm phá phải di dời trong mùa mưa bão. Địa phương đã chuẩn bị các phương án để người dân vùng có nguy cơ sạt lở cao được bảo đảm an toàn.
Tình hình hồ chứa nước, hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh ổn định, vận hành theo phương án phòng chống lụt bão đã phê duyệt. Theo ông Trần Kim Thành, Phó trưởng ban Chỉ huy phòng PCLB&TKCN tỉnh: "Nếu với tổng lượng mưa 300mm, mức nước tại hai đồ thủy điện lớn của tỉnh là Bình Điền và Hương Điền mới chỉ đạt đat cao trình nước dâng bình thường nên yên tâm sẽ không có lũ lớn ở vùng hạ du trong cơn bão này. Tuy nhiên, cần đảm bảo các yếu tố vận hành liên hồ và an toàn hệ thống hồ đập, nhất là các hồ thủy lợi mới thi công xong và hồ đang thi công như Tả Trạch".
Hồ Tả Trạch vừa mới hoàn thành - một vị trí trọng yếu cần được bảo vệ tốt trong bão số 8 (ảnh: Cổng thông tin Bộ NN&PTNT)
56 hộ dân tại thôn Cồn Đâu, xã Hải Dương, huyện Phú Vang - nơi biển đã xâm thực rất mạnh chuẩn bị di dời vào chiều 27/10.
Theo Dantri
Quảng Bình: Gần 3.500 tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn Tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, tính đến 16h chiều nay, Bô đôi Biên phòng tỉnh đã kêu gọi được 3.488 tàu và 13.766 ngư dân vào tránh trú bão an toàn. Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 8, bão Sơn Tinh, ngay từ chiều hôm qua...