Bão số 5 tăng tốc, hơn 1 triệu dân phải sơ tán
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu bão đi nhanh thì khoảng sáng mai, còn chậm hơn sẽ trưa hoặc chiều mai bão sẽ đổ bộ vào khu vực miền Trung.
Gần 300.000 hộ dân trong diện phải sơ tán
Tại cuộc họp khẩn sáng 17/9 ứng phó với bão số 5- Noul, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, thông tin, vào 7h sáng cùng ngày, bão số 5 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340 km về phía Đông Nam, sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng mạnh thêm.
Đến 7h ngày 18/9, bão nằm ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, sức gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 14. Theo dự báo bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam với sức gió mạnh nhất cấp 10-11, giật cấp 13 và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế cần đề phòng sóng cao từ 3-5m kết hợp với nước dâng do bão cao từ 0,5-1m gây ngập úng các khu vực đầm phá, vùng trũng cửa sông, ven biển.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường họp chỉ đạo bão sáng nay, 17/9
Do ảnh hưởng của bão số 5 nên từ chiều 17/9 đến đêm 18/9 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-300 mm/đợt, có nơi trên 400 mm; các tỉnh Nam Trung bộ, Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100 mm/đợt.
Từ 18-20/9 ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 100-150 mm/đợt.
Video đang HOT
Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, thông tin của Bộ đội biên phòng, tính đến 6h sáng nay, vẫn còn 511 tàu/3.706 người vẫn hoạt động trong khu vực nguy hiểm của bão.
Tuy nhiên, theo ông Hoài, qua hệ thống quan sát tàu cá của thuỷ sản, số tàu cá trong khu vực nguy hiểm của bão lên tới 1.221 tàu cá, nên số liệu giữa các đơn vị còn vênh nhau, cần lưu ý để chỉ đạo.
Hiện đã có Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế đã cấm biển từ ngày 16/9. Các tỉnh khác như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi dự kiến cấm biển vào ngày 17/9.
Các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng có kế hoạch sơ tán gần 296.000 hộ dân với gần 1,18 triệu người với kịch bản bão cấp 10- 11 đổ bộ vào đất liền.
Chủ động cấm biển, cho học sinh nghỉ học
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu bão đi nhanh thì khoảng sáng mai, còn chậm hơn sẽ trưa hoặc chiều mai bão sẽ đổ bộ vào khu vực miền Trung, trong đó trọng điểm là các tỉnh từ năm tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam.
Bộ trưởng Cường yêu cầu các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão, tổng kiểm tra, đôn đốc ngư dân trên lồng bè nuôi trồng thuỷ sản, khách du lịch trên các đảo…vì nếu chủ quan sẽ rất nguy hiểm.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương rà soát để cẩm biển, đặc biệt là 5 tỉnh trọng điểm, chậm nhất trong ngày hôm nay.
“Về học sinh ở các tỉnh trọng điểm, khuyến nghị lãnh đạo tỉnh căn cứ tình hình thực tế, với dự kiến ngày mai bão vào và mưa lớn để có hình thức chỉ đạo học sinh nghỉ học”, ông Cường nói.
Bên cạnh đó, cần đề phòng về việc hoàn lưu của bão mưa lớn, gây lũ quét, lũ ông, sạt lở, kể cả khu vực núi đá. Cùng đó, là hệ thống hồ chứa, mưa dự báo cục bộ lớn, công tình nhỏ, dung tích nhỏ, độ đốc lớn. Nhất là hồ hư hỏng, công trình đang thi công.
“Sơ tán dân phải thận trọng, không chủ quan. Cần lưu ý là bão kết hợp với triều cường cao, vũng trùng, thấp, cụm dân cứ ven biển, kể cả dân cư ở sườn tây do tác động của lũ rừng ngang. Việc này, địa phương phải nắm sát, không để bị động, nhưng không để hoang mang”, ông Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.
Hai nhóm giải pháp đảm bảo cung ứng đủ lương thực, thực phẩm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành đang đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa và Thu Đông; đảm bảo gieo trồng và thu hoạch lúa, hoa màu trong khung thời vụ tốt nhất.
Nông dân phun thuốc trừ sâu cho lúa trên cánh đồng xã Tân Phong (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). (Ảnh: Nguyễn Trọng Lịch/TTXVN)
Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết Bộ có hai nhóm giải pháp để đảm bảo cung ứng đầy đủ lương thực, thực phẩm cho người dân các địa phương.
Thứ nhất, Bộ tập trung chỉ đạo cân đối sản lượng lương thực, thực phẩm đều trên tất cả các vùng kinh tế-xã hội, đề phòng phương án tiêu cực, nhất là việc luân chuyển, tiêu thụ tại chỗ sẽ khó khăn.
Thứ hai là chuẩn bị phương thức để đảm bảo thị trường không chỉ đủ lực mà còn lưu thông thông thoáng.
"Chúng ta phải đảm bảo tích cực cả hai nhóm là sức sản xuất cao nhất và phân bổ đúng kế hoạch; dự trữ và có phương thức để làm sao cung ứng với quy mô và kịch bản của dịch để đảm bảo lúc nào cũng chủ động," Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành đang đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa và Thu Đông; đảm bảo gieo trồng và thu hoạch lúa, hoa màu trong khung thời vụ tốt nhất; đồng thời theo dõi, phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại.
Với lúa, đến giữa tháng Bảy, diện tích đã thu hoạch đạt 3,6 triệu ha, sản lượng khoảng 23,15 triệu tấn thóc. Các địa phương đã gieo cấy được 1,1 triệu ha vụ mùa; trong đó, các địa phương phía Bắc gieo cấy được 913.200 ha, bằng 95,6%; các địa phương phía Nam gieo cấy 171.500 ha, bằng 97,3%.
Hiện nay, các trà lúa đã cấy phát triển tương đối tốt, diện tích trà lúa sớm đang trong giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh.
Với vụ Thu Đông, các địa phương đã xuống giống được 317.100ha, tăng 0,4% so cùng kỳ. Hiện lúa đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến làm đòng; sinh trưởng và phát triển khá.
Về rau, cây màu, cả nước đã gieo trồng được 764.900ha ngô, bằng 97,6% cùng kỳ năm trước; 87.400ha khoai lang, bằng 93,8%; 28.700ha đậu tương, bằng 90,6%; 146.000ha lạc, bằng 98%; 849.700ha rau, đậu, tăng 1,9%.
Bên cạnh đó, sản xuất thủy sản, chăn nuôi lợn tiếp tục phục hồi. Sản lượng thủy sản ước đạt 783.300 tấn, tăng 1,5% so với tháng 7/2019. Lũy kế 7 tháng, tổng sản lượng ước đạt gần 4,65 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Sản xuất chăn nuôi tăng trưởng tương đối tốt, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, nhiều địa phương đã công bố hết dịch, người dân và doanh nghiệp đang đầu tư tái đàn. Tuy nhiên, việc tái đàn chủ yếu diễn ra ở các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, tại khu vực hộ chăn nuôi còn chậm. Tổng đàn lợn giảm 3% so với cùng kỳ (trong khi tháng 6 giảm 7,5%); đàn gia cầm tăng 5,5%; đàn bò tăng 3%.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết ngành đã thực hiện nhiều biện pháp rất quyết liệt trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, bởi đây là cơ sở quan trọng cho việc tăng đàn, tái đàn.
Bộ đã có những tổng kết và nhân rộng các mô hình về an toàn sinh học, đồng thời thường xuyên nhắc nhở các địa phương làm tốt an toàn sinh học. Đến nay, có khoảng 98% số xã đã qua 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết việc tái đàn cần có thời gian. Từ tháng 5 đến tháng 9/2019 khi dịch tả lợn châu Phi ở cao điểm, các cơ sở, doanh nghiệp đều không cho phối giống.
Đến khoảng tháng 9-10/2019, các cơ sở mới bắt đầu khởi động lại việc này và đến đầu năm 2020 mới có lợn giống. Do vậy, phải 6 tháng sau khi có lợn giống thì thị trường mới có sản phẩm từ việc tăng đàn này. Ngành dự kiến cuối năm nay cung-cầu về thịt lợn mới có thể cân bằng./.
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Tạo áp lực tích cực cho các bộ ngành Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân sẽ tạo áp lực tích cực cho các bộ ngành, nỗ lực tìm các giải pháp tháo gỡ nút thắt, tạo động lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn. LTS: Sau hai lần tổ chức vô...