Bão số 4 suy yếu, mưa rộng ra Bắc Bộ
Bão Noru đã đổ bộ đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế – Quảng Ngãi. Sáng nay (28/9) cường độ bão đã giảm.
Nhiều nơi có mưa lớn. Mưa cũng mở rộng ra các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ.
Hành trình bão số 4 quần thảo trước khi đổ bộ đất liền4h ngày 28/9, vị trí tâm bão đi giữa Đà Nẵng và Quảng Nam gây mưa to, gió giật liên tục. Nhiều khu vực tại Đà Nẵng, Quảng Nam mất điện diện rộng, hàng loạt nhà cấp 4 bị tốc mái, cây đổ khắp mọi nơi.
Do ảnh hưởng của bão số 4: tại đảo Cù Lao Chàm có gió mạnh cấp 10, giật cấp 14; đảo Lý Sơn gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cồn Cỏ gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Đồng Hới, Đông Hà, Quảng Ngãi, An Nhơn, Quy Nhơn, Tuy Hòa gió giật cấp 7; Nam Đông, Đà Nẵng có gió giật cấp 9; Tam Kỳ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 13;…
Hồi 4h ngày 28/9, vị trí tâm bão trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế – Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 13.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 7h ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).
Đà Nẵng gió lớn, hàng loạt cây xanh bị đổ
Theo PV Hồ Giáp, hiện tại ở Đà Nẵng vẫn có gió lớn, trời mưa nhỏ. Bão số 4 đã làm hàng loạt cây xanh bị ngã đổ.
Nhiều xe máy dựng bên vỉa hè đường Trần Phú bị gió hất ngã xuống đường
Cây lớn ngã đổ trước khách sạn Novotel (đường Bạch Đằng)
Mái tôn, biển hiệu bị bão hất văng ra đường Trần Phú
Hàng chục cán bộ chiến sĩ Ban chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng có mặt tại các tuyến đường dọn cây gãy đổ
Quảng Nam: Nhà tốc mái
Ghi nhận của PV Công Sáng tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam, thiệt hại ban đầu của cơn bão số 4 được chụp lúc 5h30 sáng nay (28/9) tại phường Hoà Hương, một ngôi nhà bị tốc toàn bộ mái; nhiều tấm tôn bay nằm trên đường.
Căn nhà bị tốc toàn bộ mái. Ảnh: Huy Nguyễn
Các tấm tôn bị gió bão đánh quật bay. Ảnh: Huy Nguyễn
Đường Nguyễn Hoàng thuộc phường Hoà Thuận (TP Tam Kỳ) cây lớn đổ gãy chắn ngang đường. Lực lượng cảnh sát giao thông dọn dẹp để thông đường. Ảnh: Thạch Thảo
Đường Nguyễn Hoàng hiện ô tô không thể di chuyển được do cây gãy chắn ngang đường. Ảnh: Thạch Thảo
Tại huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), nước sông Tiên dâng khiến một số hộ dân sống xung quanh bờ bị ngập. Ảnh: Văn Huy
Tỉnh Quảng Nam vừa có báo cáo nhanh tính đến 5h ngày 28/9 về hậu quả của bão Noru gây ra.
Video đang HOT
Cụ thể, 1 nhà với 17 khẩu ở xã Tam Phú bị tốc mái hoàn toàn.
Đồn Biên phòng 276 (Cù Lao Chàm) có nhà chỉ huy, nhà ở cán bộ, chiến sỹ bị tốc mái hơn 50%, cây cối ngã đổ hơn 70%, sập hệ thống chuồng trại, tăng gia, vỡ kính sảnh trước nhà chỉ huy.
Đồn biên phòng 260 (Cửa Đại) vỡ kính sảnh trước nhà chỉ huy.
Chìm 1 ghe tại xã Tam Giang, Núi Thành. Có 4 tàu vận tải và 1 tàu câu mực neo đậu tại phao luồng số 19 Luồng cảng Kỳ Hà bị rê neo và mắc cạn tại khu vực luồng phao số 17 gần xã đảo Tam Hải.
Tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa bàn bị sạt lở 3 vị trí (Km448 600; Km450 00; Km457).
Khu dân cư đường số 1 thôn Agrong, xã Atiêng; thôn A zứt, xã Bhlêê, thôn Ahu, xã Atiêng, huyện Tây Giang ngập sâu từ 0,5-1m gây thiệt hại hư hỏng đồ dùng của người dân…
Đà Nẵng, Quảng Ngãi, TT-Huế, Quảng Trị chưa ghi nhận thiệt hại về người
5h sáng, tại điểm cầu Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục có cuộc làm việc với các địa phương về diễn biến và ảnh hưởng của bão số 4.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường báo cáo về diễn biến bão
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người. Trong đêm có 1 trường hợp phụ nữ trở dạ, các lực lượng đã dùng xe quân sự chở đến bệnh viện. Về thiệt hại tài sản, có 2 nhà bị tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục lại 89 trạm), ngã đổ 75 cây xanh và một số biển hiệu.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cũng thông tin, tỉnh chưa ghi nhận thiệt hại về người. Có một số nhà dân bị tốc mái (chưa thống kê được số lượng cụ thể) và gãy đổ một số cây xanh tại huyện Lý Sơn, mất điện tại 6 huyện.
Theo đại diện tỉnh Quảng Trị, có một số nơi gió cấp 6, giật cấp 8. Ngoài thiệt hại về lốc xoáy mà Phó Thủ tướng kiểm tra chiều qua, hiện trên địa bàn có một số cây xanh gãy đổ, chưa ghi nhận các thiệt hại khác.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa 3 ngày một số nơi đã vượt 300mm), có gió giật cấp 7 đến cấp 9. Thiệt hại ban đầu ghi nhận, đã có 1 nhà bị sập, 10 nhà tốc mái, có 1 người bị thương nhẹ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Giờ phải chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão”
Từ đầu cầu Đà Nẵng, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan lưu ý, “giờ phải chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão”.
Ông Hoan nhấn mạnh, cần tổ chức các đoàn công tác đến kiểm tra các địa bàn xung yếu.
Nhiều nơi mưa to: Do ảnh hưởng của bão số 4, trong hôm nay, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 120-200mm, có nơi trên 250mm.
Khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 150mm. Từ hôm nay đến ngày mai, khu vực Bắc Trung Bộ, có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt; vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình lượng mưa phổ biến từ 70-150mm/đợt, có nơi trên 180mm/đợt. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp.
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, đây là cơn bão lớn, công tác chuẩn bị tiến hành công phu, kỹ lưỡng. Đáng mừng là đến nay, thiệt hại sau bão không lớn, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ người dân.
Phó Thủ tướng hỏi thăm tình hình đời sống người dân tại phường Thuận An, Thừa Thiên Huế. Ảnh: Đức Tuân
Cần khẩn trương rà soát các điểm bị thiệt hại, nhà bị tốc mái để xuống hỗ trợ bà con. Về thiệt hại ở các khu vực cây cối đổ, ảnh hưởng giao thông, các địa phương khẩn trương khắc phục. Rà soát, kiểm tra, tổng hợp đầy đủ thiệt hại sau khi bão tan.
Phó Thủ tướng lưu ý, không được chủ quan, có trường hợp sau bão còn gây ra thiệt hại lớn hơn, ví dụ như thiệt hại do hoàn lưu bão năm 2021.
Ông Lê Văn Thành cũng yêu cầu bảo đảm thông suốt đi lại, an toàn đi lại, tránh tai nạn thương tích, đặc biệt là cho học sinh đến trường. Cần tiếp tục theo dõi diễn biến bão để tiếp tục triển khai ứng phó, hiện vẫn chưa được ngừng, nghỉ.
Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan tổ chức đoàn đi kiểm tra ở Quảng Ngãi, Thứ trưởng NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đi kiểm tại Quảng Nam. Phó Thủ tướng sẽ đi kiểm tra tại Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng.
“Tiếp tục bám sát tình hình, không chủ quan, không để bị động, bất ngờ”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
4h45: Bão đang trên đất liền Đà Nẵng, Quảng Nam
Trao đổi với VietNamNet, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 4h45, bão số 4 đang trên đất liền Đà Nẵng, Quảng Nam.
5h ngày 28/9, phóng viên Hồ Giáp thông tin, tại Đà Nẵng đang mưa rất to, gió giật liên tục. Cập nhật nhanh từ Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4, tại Đà Nẵng có thiệt hại nhà bị tốc mái do bão, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục 89), rất nhiều cây xanh ngã đổ, biển hiệu bị thổi bay. Đáng nói, đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin mới về 60 người ở dưới thuyền nổ máy tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà).
28/09/2022 | 04:02
4h: Bão đổ bộ đất liền, gió giật cấp 13
Vị trí tâm bão lúc 4h ngày 28/9, nằm giữa Đà Nẵng và Quảng Nam. Cường độ cấp 10-11 (103-117km/giờ), giật cấp 13.
Ảnh hưởng của bão số 4: tại đảo Cù Lao Chàm, Lý Sơn và TP Tam Kỳ có gió mạnh nhất với mức cấp 9-10, giật cấp 13-14; đảo Cồn Cỏ gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Đông Hà có gió giật cấp 6; Đồng Hới có gió giật cấp 7; Nam Đông có gió giật cấp 9; Đà Nẵng có gió giật cấp 8;…
Tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, bão số 4 đã gây mưa lớn, gió rít liên tục kèm những va đập của mái tôn bay. Toàn bộ khu vực thành phố đã bị mất điện, cắt điện để đảm bảo an toàn cho người dân. Mạng điện thoại di động kết nối kém, chập chờn vì ảnh hưởng.
Đà Nẵng: Mưa to kèm gió lớn khiến nước liên tục tràn vào các hành lang hai tòa nhà B1A và B1 Chung cư Hòa Khánh (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu). Các cư dân ở đây trắng đêm thay nhau tát nước ra ngoài.
Chia sẻ của những người trắng đêm canh bão tại Đà Nẵng cho thấy, hàng loạt nhà cấp 4, đặc biệt là nhà mái tôn đã chỉ còn khung. “Toàn bộ mái hiên và giàn cây nhà mình tốc bay, kéo theo dây điện đứt. Đứng nhìn qua nhà hàng xóm thấy trống hoác xót xa quá”, bạn Lê Hồng Mai chia sẻ trên FB Huy Nguyen (TS. Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia Biến đổi khí hậu và Giảm thiểu thiên tai).
Những trang Facebook của người dân, con em Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng liên tục “sáng đèn” trong đêm, kèm những nhắn nhủ: “Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi cố lên. Cầu mong bình an!”.
Quảng Nam: Nhà không thuộc diện di dời bị sập
Chủ tịch UBND xã Bình An (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) Lê Hồng Thiết cho biết, mưa to, gió lớn đã gây sập một phần của nhà người dân tại đây.
Sự việc trên xảy ra khoảng 2h cùng ngày tại gia đình bà X. (Thôn An Thành 1, xã Bình An).
Thông tin ban đầu, gió bão đã làm sập một phần nhà dưới, gia đình này không nằm trong diện di dời vì được xếp vào diện nhà kiên cố. Trong nhà có người nhà và trẻ em, những người này đã lên nhà trên và tạm thời an toàn.
3h51, Đài KTTV Quảng Nam thông tin, tại trạm khảo sát Tam Thanh, Tam Kỳ, lúc 3h40 cùng ngày đã đo được gió giật 39.7m/s (cấp 13).
28/09/2022 | 03:41
3h40: Hàng trăm nghìn hộ dân bị mất điện
Bão Noru với sức gió 133km/giờ đã quần thảo ở cả 3 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, giật tung các mái tôn, làm đổ cây ở nhiều khu vực. Nhiều khu vực trên địa bàn TP Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã bị mất điện diện rộng.
Thống kê ban đầu ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, đã có hơn 500.000 hộ dân bị mất điện do bão số 4.
Trên đường phố ở Quảng Nam lúc 3h30 sáng 28/9. Ảnh: Công Sáng
Ngay lúc 3h sáng, trên các trang Facebook chia sẻ về những hình ảnh, clip gió giật ở TP Đà Nẵng, nhiều người đã thốt lên: “Những người ở nhà kết cấu yếu, nếu không sơ tán sẽ trải qua một đêm kinh hoàng”.
Gió lớn, cây xanh gãy cành, bật gốc ở một số tuyến đường tại TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
28/09/2022 | 03:09
3h15: Đà Nẵng gió giật mạnh, gầm rú liên tục kèm mưa lớn
Nhiều khu vực trên địa bàn TP Đà Nẵng bị mất điện. Gió bão gầm rú khắp nơi. Tại nhiều địa bàn, gió giật làm bay mái tôn, cây cối đổ rạp. Mưa lớn cũng khiến một số khu dân cư bị ngập.
Khu vực Nam Ô (quận Liên Chiểu) bị ngập. Ảnh: Tường Vy
Bão Noru quần thảo trên đất liền, miền Trung mưa như trút nước
Tâm bão Noru đã nằm trên đất liền khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi, gây gió giật mạnh và mưa lớn ở nhiều nơi. Bão khả năng quần thảo 10-12 giờ trên đất liền rồi suy yếu.
Rạng sáng 28/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết tâm bão Noru đã nằm trên khu vực đất liền từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi. Lúc 4h, sức gió mạnh nhất duy trì cấp 10-11, giật cấp 13 trên đất liền.
Tính từ tâm bão, những nơi nằm trong bán kính 180 km có thể chịu gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8; trong bán kính 50 km có thể chịu gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên.
Hiện, đảo Cù Lao Chàm quan trắc được gió mạnh cấp 10, giật cấp 14; đảo Lý Sơn gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cồn Cỏ gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Trên đất liền, nơi ghi nhận gió mạnh nhất đến nay là Tam Kỳ (Quảng Nam) khi gió cấp 9, giật cấp 13; Đà Nẵng gió giật cấp 9. Những nơi khác từ Quảng Bình đến Phú Yên có gió giật cấp 6-7
Từ 19h ngày 27/9 đến 3h ngày 28/9, nhiều nơi đã có mưa trên 200 mm như: Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) 278 mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) 201,6 mm, Hồ Thái Xuân (Quảng Nam) 310,6 mm, Trà Phú (Quảng Ngãi) 230,8 mm.
Hình ảnh gió bão giật cấp 12 tại đảo Cù Lao Chàm lúc 21h tối 28/9. Ảnh: Địa phương cung cấp.
Cơ quan khí tượng nhận định trong 12 giờ tới, bão đi theo hướng tây với vận tốc 20-25 km/h, tiến sâu vào đất liền Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Chiều 28/9, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên khu vực nam Lào với cường độ mạnh nhất cấp 6, giật cấp 7.
Hình thái này sau đó tiếp tục di chuyển và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Chuyên gia cho biết bão Noru sẽ quần thảo trên đất liền 10-12 tiếng, từ đêm 27 đến trưa 28/9. Hiện, tâm bão nằm trên khu vực Quảng Nam nên vùng chịu gió mạnh và mưa lớn nhất trải dọc từ Quảng Trị đến Bình Định và Gia Lai.
Người dân các khu vực nằm trong vùng ảnh hưởng của bão được khuyến cáo tiếp tục trú ẩn nơi an toàn, không ra đường cho đến khi bão tan bởi nguy cơ gió giật, mưa lớn có thể tiếp diễn bất kỳ lúc nào.
Hình ảnh vệ tinh của bão Noru lúc 4h sáng 28/9 cho thấy bão duy trì cường độ rất mạnh khi tiến vào đất liền. Ảnh: NCHMF.
Ảnh hưởng của bão, đất liền ven biển khu vực Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 8-9. Vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13. Các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12.
Tại Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai, gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Khu vực Kon Tum có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Ngày 28/9, mưa lớn tiếp tục trút xuống nhiều nơi thuộc Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum. Lượng mưa phổ biến 120-200 mm, có nơi trên 250 mm.
Tại Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai, lượng mưa ghi nhận được dự báo 50-100 mm, có nơi trên 150 mm. Người dân đề phòng nguy cơ lũ quét và sạt lở ở những khu vực trên.
Từ ngày 28 đến ngày 29/9, vùng mưa lớn mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ với lượng 100-250 mm/đợt, có nơi trên 300 mm. Riêng vùng ven biển, Đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình có thể xuất hiện mưa dông 70-150 mm.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, tính đến tối 27/9, các tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định đã sơ tán hơn 81.000 hộ dân tương ứng trên 253.000 người đến nơi an toàn.
8 tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định và Gia Lai, Kon Tum đã cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/9. Một số địa phương cũng cho cán bộ, công nhân viên nghỉ làm ngày 27-28/9.
Nhà chức trách tiếp tục yêu cầu các địa phương điều tiết, phân luồng giao thông và khuyến cáo người dân không ra đường từ đêm 27/9 đến khi bão tan; đồng thời xem xét dừng một số hoạt động sản xuất để hạn chế người dân tham gia giao thông khi bão đổ bộ.
Thiệt hại ban đầu sau khi bão số 4 Noru đổ bộ vào miền Trung Bão số 4 Noru đổ bộ vào giữa Đà Nẵng và Quảng Nam với gió giật cấp 13 gây nhiều thiệt hại cho người dân. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm việc với các địa phương về tình hình bão số 4. Ảnh Tổng cục PCTT Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, lúc 4 giờ sáng...