Bão số 3 đổ bộ từ Thái Bình đến Hà Tĩnh
Trong đêm 18.7, bão số 3 với gió mạnh cấp 8, giật cấp 11 đổ bộ vào các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh.
Trong đêm 18.7, bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh
ẢNH TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN QUỐC GIA
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục khí tượng thủy văn, Bộ TN-MT) cho biết, lúc 22 giờ ngày 18.7, vị trí tâm bão số 3 (cơn bão Sơn Tinh) ở vào khoảng 18,8 độ vĩ bắc và 106,4 độ kinh đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Vùng gần tâm bão, sức gió mạnh nhất ở cấp 8, tức là từ 60 – 75 km/giờ, giật cấp 10.
Video đang HOT
Cơn bão đang di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được 20 – 25 km. Trong đêm, vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh. Sau khi đi vào đất liền, bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Cũng theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ chiều và tối 18.7, ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã có mưa to đến rất to (từ 50 – 100 mm). Tại Thái Bình đã có gió giật cấp 7, ở đảo Hòn Ngư gió giật cấp 7, trên đất liền ven biển các tỉnh bắc Trung bộ có gió giật cấp 6.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, cho biết hoàn lưu của cơn bão sẽ gây mưa rất rộng. Dự báo, mưa rất to sẽ kéo dài đến khoảng ngày 20.7 ở khắp các tỉnh nam đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Bình.
Dự báo lượng mưa trong cả đợt phổ biến từ 100 – 300 mm, có nơi mưa trên 350 mm. Mưa lớn kéo dài khiến khu vực vùng núi có nguy cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và úng ngập ở vùng trũng thấp.
Theo TNO
Hà Tĩnh: 400 hộ dân huyện Đức Thọ đang bị cô lập
Nhằm đối phó với cơn bão số 3 sắp đổ bộ vào đất liền, chiều 18.7, tỉnh Hà Tĩnh đã phát văn bản hỏa tốc chỉ đạo các địa phương triển khai công tác sơ tán dân ở những vùng có nguy cơ lũ quét và sạt lở.
Để chủ động ứng phó với lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, ngày 18.7, tỉnh Hà Tĩnh phát công văn hỏa tốc chỉ đạo các xã kiểm tra rà soát các khu vực nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất thông báo cho nhân dân.
Đồng thời, triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng, căn cứ tình hình thực tế triển khai ngay công tác sơ tán dân đến nơi đảm bảo an toàn.
Người dân Hà Tĩnh chằng, néo nhà cửa trước khi cơn bão số 3 (Sơn Tinh) đổ bộ.
Theo đó, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 33 xã thuộc 5 huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Kỳ Anh và Nghi Xuân nằm trong diện nguy cơ bị lũ quét và sạt lở đất cao. Trong đó, huyện Hương Sơn có 18/32 xã, thị trấn nằm trong vùng nguy cơ cao. Riêng tuyến Quốc lộ 8A thuộc địa phận xã Sơn Kim 1 huyện Hương Sơn tại Km 80 300 (gần Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo) đã xảy ra sạt lở mái ta-luy dương với hơn 40m3 đất đá tràn xuống đường và làm đứt 30m đường dẫn đầu cầu Trốc Vạc.
Đường vào xã Đức Giang huyện Vũ Quang bị ngập nặng, dân bị cô lập.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, chiều tối 18.7, tại các huyện Đức Thọ và Vũ Quang mưa lớn vẫn kéo dài, lũ từ các sông lên cao, khiến hàng ngàn hộ dân đang bị cô lập, hàng ngàn ha diện tích lúa và hoa màu ngập trong nước. Đặc biệt, tại xã Đức An huyện Đức Thọ có khoảng 400 hộ dân đang bị cô lập; 2.600ha diện tích lúa hoa màu và 200ha diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản đang chìm trong biển nước.
Theo Danviet
Chủ tịch Thanh Hóa phê bình huyện mải họp khi bão số 3 vào Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã phê bình Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương vì không chấp hành yêu cầu của UBND tỉnh về hoãn tất cả các cuộc họp để chỉ đạo công tác phòng chống bão mà vẫn họp HĐND. Ngày 18.7, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đã đi kiểm tra công tác...