Bão số 16 – Tembin: Nhiều người vẫn chủ quan
Nhiều người dân đã di dời đến những điểm trú ngụ an toàn, nhưng cũng không ít người đang chủ quan trước bão số 16.
[ VIDEO] Những kiểu chống bão lạ đời của người dân Cà Mau
[VIDEO] Bão số 16: Khắp nơi khẩn cấp di tản
07:00
Tại cửa biển Rạch Gốc, H.Ngọc Hiển, các cán bộ địa phương tiếp tục triển khai công tác di dời dân.
Tại xã Đất Mũi (H.Ngọc Hiển, Cà Mau) ông Lê Thanh Phùng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết:” Chúng tôi đang họp triển khai phân công chi tiết công việc cho từng cán bộ, sau đó lực lượng sẽ xuống địa bàn hết. Đất Mũi phần lớn là nhà tạm bợ nên phải đưa cho bằng hết bà con về nơi trú bão an toàn”.
Tại cửa biển Khánh Hội, H.U Minh (Cà Mau), ông Dư Bé Ba, Chủ tịch UBND H.U Minh, thông tin: “Chúng tôi đang bắt tay vào di dời dân. Sẽ hoàn thành trước 14 giờ hôm nay (25.12)”.
Tại cửa biển Sông Đốc, H.Trần Văn Thời (Cà Mau), ông Lê Phong, Chủ tịch UBND H.Trần Văn Thời, cho biết tính đến tối qua (24.12), địa phương đã di dời gần 500 người già và trẻ em ở những khu vực nguy hiểm đến nơi tránh trú an toàn.
Người dân xã Tân Ân, H.Ngọc Hiển, Cà Mau, di dời tránh bãoẢNH: GIA BÁCH
08:20
Gia BáchTheo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực H.Cái Nước (Cà Mau) trời đã bắt đầu mưa lâm râm. Nhiều hộ dân tất bật lo chằng chống nhà cửa chống bão số 16.08:35 Nhóm PV
Hiện tại ở H.Tân Phú Đông (Tiền Giang) nhiều người dân đã di tản rời khỏi huyện từ sáng sớm. Một số khác đến các điểm lưu trú ở trường học, nhà văn hoá để tránh bão.
Người dân H.Tân Phú Đông (Tiền Giang) di dời tránh bão từ sáng sớmẢNH: PHẠM HỮU
Ông Văn Công Quẻm ở xã Tân Ân, H.Ngọc Hiển, Cà Mau di dời tài sản tránh bãoẢNH: GIA BÁCH
Tại trường THPT Nguyễn Trung Trực, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, đã có hàng chục người dân tập trung để trú bão.
08:50 Nhóm PV
Trực tiếp có mặt tại các địa phương ven biển khu vực Nam bộ, các PV Thanh Niên liên tục cập nhật tình hình.
PV Gia Bách cho biết tại xã Tân Ân (H.Ngọc Hiển, Cà Mau) đã có mưa lớn, gió thổi mạnh. Ấp Ô Rô (xã Tân Ân) phải di dời 81 hộ/265 khẩu gần cửa biển Rạch Gốc.
PV Trác Rin cho biết tại H.Đông Hải (Bạc Liêu), những bao cát được gấp rút chằng lên mái tôn các nhà dân, cơ sở công quyền.
Tại H.Tân Phú Đông (Tiền Giang), PV Phạm Hữu cho biết mưa đã xuất hiện từ sáng sớm.
09:15 Nhóm PV
CTV Hoàng Vân cho biết cửa biển Trần Đề (H.Trần Đề, Sóc Trăng) đã có mưa lớn từ 8 giờ sáng
Công tác di dời dân đang được triển khai khẩn trương. Nhiều phương tiện đã sẵn sàng để đưa bà con đến nơi tránh trú.
Ông Lưu Hữu Danh, Phó chủ tịch UBND H.Trần Đề, cho biết: “7 giờ sáng chúng tôi bắt đầu tiến hành di dời người dân ở vùng bị ảnh hưởng do bão vào nơi an toàn và sẽ hoàn tất trước 10 giờ cùng ngày”.
Người dân xã Trung Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) dùng những bao cát để chằng chống nhà cửaẢNH: HOÀNG VÂN
09:30
Một trường học ở Tân Phú Đông (Tiền Giang) trở thành điểm lưu trú tạm thờiẢNH: PHẠM HỮU
Người dân H.Tân Phú Đông tiếp tục di dời tránh bão số 16ẢNH: PHẠM HỮU
09:37 Tiểu Thiên
Kè Gành Hào (thị trấn Gành Hào, H.Đông Hải, Bạc Liêu) dài khoảng 5 km, trong đó có khoảng 200 m bị sạt lở đang được tu sửa dang dở. Nếu bão số 16 vào, nguy cơ kè bị sóng đánh vỡ rất cao, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm hộ dân ở ấp 1, trị trấn Gành Hào.
Một đoạn kè Gành Hào đang tu sửa dang dởẢNH: TIỂU THIÊN
10:00 Kim Lan
Nước biển có khả năng dâng cao 0,5 m; sóng biển cao 4 – 6 mét
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, bản tin phát lúc 8 giờ 30 ngày 25.12, trong sáng 25.12, bão số 16 tiếp tục di chuyển theo hướng tây với cường độ giảm hơn so với thời điểm mạnh nhất khi ở khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân.
Hồi 7 giờ ngày 25.12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,2 độ vĩ bắc; 109,8 độ kinh đông, cách Côn Đảo khoảng 320km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 – 11 (90 – 115km/giờ), giật cấp 13. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 200km về phía tây bắc, khoảng 100km về phía Đông Nam tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 50km tính từ vùng tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển 20 – 25km/h, đến 7 giờ ngày 26.12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ vĩ bắc; 104,7 độ kinh đông, trên khu vực Tây Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 – 9 (60 – 90km/giờ), giật cấp 11 – 12.
Từ trưa nay (25.12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9 – 10, giật cấp 13.
Trên đất liền các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 8 – 9, giật cấp 12. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang có gió cấp 7 – 8, giật cấp 10. Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ và các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Video đang HOT
Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão khoảng 0,5 mét, sóng biển cao 4 – 6 mét.
Từ sáng nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 9, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7 – 8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 4 – 6 mét.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
10:20
Người dân Cà Mau chế ‘hầm tránh bão’
Lúc 12 giờ 30 ngày 25.12, có mặt tại thị trấn Sông Đốc (H.Trần Văn Thời, Cà Mau) PV Thanh Niên ghi nhận người dân vẫn đang tất bật chằng chống nhà cửa, đắp bao cát. Tại Đồn biên phòng Sông Đốc, các chiến sĩ khẩn trương hỗ trợ người dân vào bên trong trụ sở tạm tránh bão; đặc biệt là người già, trẻ em, người khuyết tật.
Khoảng 11 giờ 40 phút TP.Cà Mau bắt đầu có mưa lớn. Hiện Cà Mau có 136 tàu xin trú ở Malaysia và Thái Lan. Cà Mau phải di dời 98 ngàn dân và công việc doi dời dân sẽ hoàn thành trước 14 giờ ngày 25.12.
“Đối với 30.000 ha rừng, trong đó có gần 8.000 ha keo lai đang đến tuổi thu hoạch, tập trung chủ yếu ở Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ hiện chưa tìm được phương án nào để bảo vệ tối ưu”, ông Dư Bé Ba, Chủ tịch UBND H.U Minh thông tin.
Sáng 25.12, có mặt tại H.Trần Văn Thời (Cà Mau), PV Thanh Niên ghi nhận người dân nơi đây đang tất bật tháo dỡ các ngôi nhà lợp bằng mái lá, tôn. Không khí vô cùng khẩn trương khi bão số 16 đang áp sát đất liền.
Bên cạnh việc tháo dỡ các ngôi nhà có kết cấu sơ sài thì người dân nơi đây cũng “chế” ra hầm thấp để trú bão.
Bà Nguyễn Diễm Kiều (52 tuổi, ngụ H.Trần Văn Thời, Cà Mau) cho hay, sau khi nhận tin bão bà cùng gia đình suy nghĩ mãi mà không biết chạy đi đâu nên nghĩ cách làm hầm để trú bão, cạnh bên hông nhà mình.
“Ở trong nhà cao nếu bão lớn thì dễ bị sập nên mình làm hầm thấp, chịu khó một chút nhưng sẽ an toàn hơn”, bà Kiều nói.
10:36 Phan Hậu
Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau sẽ là vùng bão đổ bộ trực tiếp
Sáng 25.12, theo thông tin tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn ngắn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: Đêm qua 24.12, bão tới khu vực đảo Trường Sa Lớn (Quần đảo Trường Sa), gió cấp 13, giật cấp 15 đây là thời điểm báo số 16 mạnh nhất. Hiện bão đang có dấu hiệu suy yếu.
Tuy nhiên, 4 tỉnh gồm Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau sẽ là vùng bão đổ bộ trực tiếp vẫn có gió mạnh cấp 9 – 10. Sức gió ở Côn Đảo ở cấp 9 – 10, giật cấp 11, cấp 13. Bão sau khi quét qua các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ di chuyển sang vùng biển Tây.
Bão số 16 cũng gây mưa lớn ở Nam Bộ với lượng mưa từ 200 – 250 mm với thời gian ngắn.
11:44
Nguyễn Long
Bà Rịa – Vũng Tàu: Người dân Long Hải thờ ơ với bão số 16
Ở Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), mưa kèm theo gió đang mạnh dần. Côn Đảo có 210 tàu trú bão. Cho đến sáng nay (25.12), mỗi tàu đều còn ngư dân nán lại. Chính quyền địa phương đã phải vận động từng tàu và cưỡng chế một số người lên bờ.
Rạng sáng 25.12, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có mưa nhỏ và kèm gió nhẹ.
Hầu hết các địa phương ven biển đã tích cực trong công tác phòng chống bão số 16. Các xe loa liên tục tuyên truyền, đến tận nhà dân để vận động người dân phòng chống bão, thậm chí phải rời nhà đến địa điểm an toàn.
Xe loa tuyên truyền tại thị trấn Long Hải Ảnh: Nguyễn Long
Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên, lúc 9 giờ 40 tại khu vực biển Bãi Ngang, khu phố Hải Hà 1, 2, TT.Long Hải (H.Long Điền), nhiều hộ dân còn thờ ơ trong việc chống bão số 16.
Nhiều nhà dân sát biển chỉ dùng các viên đá dằn, chóng mái mà không dùng bao cát để bảo đảm an toàn hơn.
Bên cạnh đó, còn nhiều nhà không dùng bất cứ biện pháp phòng chống an toàn trên mái nhà của mình.
Người dân chỉ dùng viên đá để dằn mái nhà Ảnh: Nguyễn Long
Ông Phạm Văn Quý (ngụ khu phố Hải Hà 1) cho biết sau buổi cơm sáng sẽ dẫn gia đình đi đến trường học tránh trú bão. Nhà của ông Quý không dùng bất cứ bao cát hay đá để dằn chống mái.
Ông Quý cho biết sau bữa cơm sáng mới đưa gia đình đi trú bão Ảnh: Nguyễn Long
Trong sáng cùng ngày, một số hộ đã rời khỏi nhà của mình để đến nhà người thân tránh trú bão.
Bà Trần Thị Chung, Trưởng ban MTTQVN khu phố Hải Hà 1, cùng Công an khu vực đã đến từng căn nhà tại Bãi Ngang để vận động người dân ra khỏi nhà đến nơi trú bão an toàn sớm nhất có thể.
Bà Chung cho biết ngay trong sáng 25.12 đã hai lần đến vận động các nhà dân khu vực Bãi Ngang đến nơi an toàn nhưng nhiều nhà chưa chịu đi, cố tình kéo dài thời gian.
Côn Đảo đã đưa hết ngư dân vào bờ
Lúc 11 giờ 5 ngày 25.12, trao đổi qua điện thoại với PV Thanh Niên, đại úy Lê Đức Dũng, Phó đồn trưởng Đồn biên phòng Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), cho biết đã đưa hết ngư dân từ tàu cá vào bờ.
Số ngư dân này đã không chịu vào bờ trước đó khi lực lượng chức năng yêu cầu rời khỏi tàu cá.
Trong khi đó, ông Lê Văn Phong, Chủ tịch huyện Côn Đảo, cho biết huyện Côn Đảo đang có mưa nhỏ và gió đã bắt đầu lớn dần.
“Công tác phòng chống bão số 16 đã triển khai trên toàn địa bàn huyện. Không còn ngư dân trên tàu, không cò du khách ở khách sạn, khu du lịch ven biển. Du khách đều được đưa vào các khách sạn bên trong bờ. Nhiều khách du lịch nước ngoài đi du thuyền ở Côn Đảo cũng bị cưỡng chế lên bờ”, ông Phong cho hay.
Anh Lâm, một người dân sinh sống tại huyện Côn Đảo, cho biết lúc 10 giờ 45 cùng ngày 25.12 đã có gió lớn xuất hiện tại Côn Đảo. “Từ sáng giờ trời mưa nhưng chỉ có gió nhẹ. Hiện tại gió rất lớn, không ai ra khỏi nhà”, anh Lâm nói.
Bà Đỗ Ngọc Thùy, chủ một khách sạn Q Song Chi tại huyện Côn Đảo, cho biết tại khách sạn có 50% là du khách nước ngoài đến tránh trú bão theo chủ trương của huyện. “Số du khách này sẽ được khách sạn chúng tôi miễn phí ăn uống trong thời gian trú bão”, bà Thùy cho biết.
Người dân Cà Mau nghĩ ra ‘nhiều cách lạ đời’ để ứng phó bão số 16
15:15 Ngọc Dương
Bạc Liêu: Một số người dân chủ quan, ở lại nhà để giữ tài sản
15 giờ 30, một người dân ở TT. Gành Hào, H.Đông Hải (Bạc Liêu) vẫn đi thả lưới gần bờ kè Gành HàoẢNH: TRÁC RIN
Đến 15 giờ ngày 25.12, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức sơ tán hơn 70.000 người. Trong đó thị trấn Gành Hào có 12.000 ngàn người được sơ tán vào các trường học kiên cố ở Thị xã Giá Rai.
Riêng các tàu thuyền của ngư dân ở huyện Đông Hải có 600 chiếc được chính quyền và người dân đưa vào nơi trú bão an toàn.
Người dân Bạc Liêu được di dời vào khu vực an toànẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tất cả các trạm y tế, trường học, chùa chiền đã được chuẩn bị sẵn lương thực và nước uống sẵn cho người dân trú bão.
Tuy nhiên, vẫn còn một số người dân chủ quan vẫn còn cố ở lại nhà để giữ tài sản không chịu sơ tán. Chính quyền địa phương đang khẩn trương cưỡng chế bắt buộc những người dân trong vùng nguy hiểm di dời đến nơi an toàn.
Theo thống kê của tỉnh Bạc Liêu, công tác chằng chống nhà cửa của người dân chỉ mới đạt 30 đến 40%. Hiện tại tỉnh Bạc Liêu có mưa nhỏ, tuy nhiên gió bắt đầu mạnh dần lên.
16:00
Trà Vinh: Toàn thể cán bộ, viên chức nghỉ việc để cùng gia đình ứng phó bão 16
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ký văn bản cho toàn thể cán bộ, viên chức nghỉ từ trưa 25 đến hết ngày 26.12 để cùng gia đình chủ động ứng phó với bão số 16 – bão Tembin
Bộ đội giúp dân phòng tránh bão số 16 ở Trà Vinh
“Trà Vinh cũng huy động toàn bộ lực lượng có thể để ứng phó với bão số 16″, ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho hay.
Giám đốc Sở NN – PTNT Trà Vinh Trần Trung Hiền, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN, cho biết ứng phó với cơn bão số 16, Trà Vinh phải sơ tán khoảng 17.335 người.
“Người dân được sơ tán đến các hội trường UBND các xã, các nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, các trường học. Các địa phương đã trưng dụng ghe, xe khách, đò ngang, đò dọc… để đưa người dân về điểm trú ẩn an toàn”, ông Hiền nói.
16:50
16 giờ chiều 25.12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu đoàn công tác đã đến Thị trấn Sông Đốc (H.Trần Văn Thời, Cà Mau) kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão số 16.
Phó thủ tướng thị sát, trực tiếp kiểm tra công tác neo đậu của tàu thuyền trên cửa biển Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, H.Trần Văn Thời, Cà Mau)ẢNH: ĐỨC TIẾN
16:52
Du thuyền vào Côn Đảo trú bão
Đến chiều 25.12, có 228 tàu, thuyền với 1.373 thuyền viên đã vào Côn Đảo tránh bão và được bố trí chỗ trú an toàn.
Đặc biệt có một du thuyền với 4 thuyền viên quốc tịch Thái Lan cũng được bố trí chỗ neo đậu tại khu vực cảng Bến Đầm, Côn Đảo và 4 người đã được đưa lên bờ.
19:19
Nước biển có thể dâng lên 2,6m ở Trà Vinh
Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Trà Vinh, trên sông Cổ Chiên và tại vàm Trà Vinh cũng như sông Hậu tại Cầu Quan mực nước nước triều cao nhất thời điểm bão (dự kiến trong hôm nay 25.12) cộng nước biển dâng từ 0,5m-1m có thể khiến mực nước biển lên cao ở mức 2,1 – 2,6m đe doạ các cù lao trên sông Hậu, sông Cổ Chiên.
19:36 Trác Rin – Tiểu Thiên – Ngọc Dương
Trước giờ bão đổ bộ
Mặc những nguy hiểm khi cơn bão số 16 sắp đổ bộ nhưng nhiều đàn ông trong xóm vẫn quyết bám trụ, canh giữ nhà cửa.
Ông Nguyễn Văn Tấn (47 tuổi) cho biết sáng nay (25.12), vợ ông đã đi trú bão ở TX.Giá Rai (Bạc Liêu), ông ở nhà coi chừng đồ đạc chứ không thể bỏ đi.
Đêm nay, xóm làng vùng biển sẽ đối diện với cơn bão số 16 đổ bộẢNH: TRÁC RIN
Ông Võ Văn Đấu (57 tuổi, đều ngụ TT.Gành Hào, H.Đông Hải, Bạc Liêu) ăn vội tô mì tôm cho bữa trưa, kể: “Tôi có 7 đứa con. Tụi nó cùng vợ tôi đi tránh bão nhà bà con ở tỉnh Sóc Trăng hết rồi. Tôi phải ở lại coi ngó khi bão vào, với sợ kẻ gian vào lấy trộm thì tiền đâu mà sắm lại…”.
Tối, ông Đấu bắt mấy con gà bỏ vào giỏ, treo lên cao để phòng trường hợp nước ngập lúc bão đổ bộ. “Tối cũng ráng bắt nồi cơm ăn cho chắc bụng, khuya lỡ bão vào còn có sức mà chống chọi chứ”, ông Đấu đang kể chuyện mà điện thoại cứ reo liên tục. Đó là những cuộc gọi với nỗi lo lắng của vợ và đứa con gái út của ông.
Ông Võ Văn Đấu (57 tuổi, đều ngụ TT. Gành Hào, H.Đông Hải, Bạc Liêu) đang bắt gà treo lên cao, đề phòng nước dâng caoẢNH: TRÁC RIN
Chiều tối 25.12, PV Thanh Niên túc trực nhiều giờ liền ở khu vực xóm mới, TT.Gành Hào để ghi nhận nhịp sống của bà con. Nhà nhà im ỉm, đêm xuống ánh đèn loe hoe từ vài ba căn nhà, bên trong hầu hết là đàn ông trai tráng. Người già, phụ nữ và trẻ con đều được đưa đi trú bão ở nơi an toàn.
19 giờ, mưa bắt đầu lớn hơn, tiếng gió vù vù khiến không khí trở nên lạnh hẳn. Giờ này, nhiều gia đình đã đóng cửa mà chưa ngủ, họ đang dán mắt theo dõi tin tức về cơn bão qua màn hình tivi…
* Bão số 16 mạnh cấp 13, giật cấp 15
Theo bản tin phát lúc 6 giờ 10 phút ngày 25.12 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong đêm 24.12, bão số 16 đã đi qua khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân. Tại đảo Trường Sa và Huyền Trân đã quan trắc được gió mạnh cấp 11, gió giật cấp 14, ở trạm DKI/19 quan trắc được gió mạnh cấp 13, giật cấp 15.
Vị trí tâm bão lúc 05 giờ: 8,3N-109,9E; cách Huyền Trân khoảng 110km, cách Côn Đảo khoảng 330km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 – 12 (100 – 135 km/h), giật cấp 14.
Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây với tốc độ nhanh 20 – 25km/h.
Nhóm PV
Theo Thanhnien
2.000 trẻ đất mũi Cà Mau trú bão trong đêm lạnh
Đêm 25-12, trong hơn 4.000 người dân vùng cuối đất Cà Mau - xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đi tránh bão có khoảng hai ngàn đứa trẻ. Bão Tembin đang dần chuyển gió vào đất mũi và nhiều đứa trẻ dù trong vòng tay cha mẹ vẫn co ro nơi tránh bão.
Những em nhỏ xã đất mũi co ro nằm bên nhau trong những căn phòng của trụ sở UBND xã Đất Mũi
23 giờ đêm 25-12 UBND xã Đất Mũi đông nghẹt người, gió không mạnh nhưng chuyển lạnh, mưa tạt từng cơn...
Trên dọc hành lang, hàng dài những đứa trẻ vẫn nằm rúc trong chăn tránh bão. Ông Võ Công Trường - Chủ tịch xã Đất Mũi cho hay có hơn 4.100 người dân Đất Mũi vào 4 điểm trú bão.
"Nhà nào cũng có trẻ con, có nhà đến bảy tám đứa, nhiều bé mới mấy tháng tuổi. Vì nhà cửa của cha mẹ các em quá tạm bợ nên phải đưa hết vô đây" - Ông Trường nói.
Những đứa trẻ theo cha mẹ vào trú bão từ trưa, nhiều đứa còn quá nhỏ để hiểu vì sao phải vào đây. Càng về khuya gió càng thổi xiết và lạnh, cả đám trẻ rúc đầu vô nhau để ngủ. Trẻ nhà này có khi nằm lẫn với trẻ nhà khác để chia nhau hơi ấm.
Những hình ảnh trẻ thơ nơi cùng trời cuối đất Cà Mau chạy bão vừa được phóng viên Tuổi Trẻ ghi lại trong thời điểm gió từ bão Tembin đang dần thổi vào đất mũi...
Hai em bé nằm ngủ ngon lành bên bình sữa còn ấm nóng
Nhiều bé vừa ngủ vừa cầm bình sữa
Có đứa ngủ ngon nhưng cũng có đứa chưa ngủ được, nằm đợi bão cùng cha mẹ.
Chị Thơ, 29 tuổi, một ngươi dân ở xóm Rạch Tàu đang dỗ đứa con nhỏ 4 tháng tuổi quấy khóc vì lạ nhà
Đêm 25-12, nhiệt độ tại đất Mũi chỉ khoảng 20 độ C, khiến nhiều em nhỏ co ro
Một em bé ngủ ngon lành trên một chiếc võng
Nhiều người lớn và em nhỏ phải trải chiếu, chăn ngủ ngoài hiên của uỷ ban
Một em nhỏ ngủ ngon bên cạnh bố khi bố em đang liên lạc với những thành viên còn lại chưa kịp vào tránh bão
Ngon giấc bên vòng tay mẹ
Lạ nhà, một em bé quấy khóc...
Các em nhỏ trong giấc ngủ say khi ngoài trời nhiệt độ khá lạnh, gió đã bắt đầu thổi mạnh và mưa
Các em nhỏ trong giấc ngủ say khi ngoài trời nhiệt độ khá lạnh, gió đã bắt đầu thổi mạnh và mưa
Nhiều phụ huynh chuẩn bị nấu mì tôm để ăn đêm và cho các em bé khỏi đói
Cậu bé đang uống nốt bịch sữa trước khi đi ngủ
Một chú chó cũng được mang đi tránh bão cùng với gia đình
Bé Mỹ Ngân, 2 tuổi thích thú khi chơi với mẹ
Em gái thích thú khi tự mình mặc chiếc áo phao được phát
Những ánh mắt hồn nhiên, dường như không hề biết ngoài kia sắp xảy ra chuyện gì.
Theo TTO
Cà Mau: Cứu thành công 7 thuyền viên trôi dạt trên biển Ngày 6.12, thông tin từ Đồn Biên phòng Đất Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) cho biết, đơn vị vừa cứu vớt thành công 7 thuyền viên gặp nạn trên vùng biển thuộc đơn vị quản lý. Theo đó, phương tiện gặp nạn mang biển số CM 8252TS, do ông Trang Hiền Duyên làm chủ, kiêm thuyền trưởng, hành nghề đóng đáy...