Bão số 14: 100% công nhân Cty thoát nước Hà Nội ứng trực
Ngày 9.11, Cty thoát nước Hà Nội cho biết, theo thông báo của Đài Khí tượng thuỷ văn Trung ương, bão số 14 được đánh giá mạnh nhất năm 2013 đang tiến vào Việt Nam. Do ảnh hưởng của bão, khu vực các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả khu vực Hà Nội) sẽ có mưa to và rất to.
ảnh minh họa
Để chủ động phòng, chống úng ngập khi có mưa lớn do ảnh hưởng của bão trên địa bàn thành phố Hà Nội, Cty yêu cầu các đơn vị bố trí 100% lực lượng công nhân thực hiện ứng trực.
Đối với cụm trạm bơm đầu mối Yên Sở, sẽ sẵn sàng hạ mực nước hồ điều hoà Yên Sở về mức 1,50m.
Các xí nghiệp duy trì 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 chủ động hạ mực nước tại các hồ điều hoà do đơn vị quản lý đến mức thấp nhất, đồng thời rà soát các công trình đang thi công trên địa bàn quản lý, thanh thải dòng chảy, tháo dỡ các trường hợp làm thu hẹp dòng chảy, bố trí đầy đủ lực lượng ứng trực có đầy đủ phương tiện, công cụ dụng cụ, thiết bị cơ giới để giải quyết thoát nước, xử lý các sự cố bất cập của ga thu trên các tuyến phố, đảm bảo khả năng thu nước.
Video đang HOT
Các đơn vị cũng phải chuẩn bị vật tư đóng cọc căng dây cảnh báo nguy hiểm trên hệ thống sông mương.
Theo Laodong
Bão số 14: Bắt đầu sơ tán hàng trăm nghìn người dân miền Trung
Nhận định bão Haiyan - bão số 14 với cấp gió mạnh chưa từng có và diễn biến phức tạp, BCH PCLB các địa phương miền Trung đã chủ động phương án sơ tán dân hàng trăm nghìn người từ rất sớm.
Tại TP. Đà Nẵng, phương án sơ tán các hộ dân vùng ven biển với hơn 74.000 người đã được lên sẵn. Bắt đầu 12 giờ trưa nay, các lực lượng chức năng cùng phương tiện giao thông công ích sẽ hỗ trợ người dân đi tránh bão.
Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố cho biết sẽ đưa hết những ngư dân ở lại tàu thuyền đến nơi an toàn. Tuyệt đối di dời dân đến nơi an toàn trước 2 giờ chiều để đảm bảo di dời trong ban ngày, đề phòng quá trình di chuyển có sự cố xảy ra, tuyệt đối không để ngư dân dưới tàu thuyền, thậm chí phải cưỡng chế, tất cả phải lên bờ.
Với cường độ thông tin dày đặc, cảnh báo mức độ nguy hiểm của bão Haiyan được nêu cao mức nghiêm trọng nhất, vì thế từ sáng sớm, người dân Đà Nẵng đã lập tức mua bao tải, độn cát, bơm nước... để chèn mái nhà.
Nhiều ngư dân ven biển, dùng cả lưới đánh cá của mình để lợp chèn mái ngói. Các cửa hàng bán dây kẽm, cây gỗ, đi sắt bỗng chốc khang hiếm hàng. Nhiều nơi người dân phải tranh giành nhau để mua được hàng. Tất cả các cánh cửa nhà đều đã được buột chặt như niêm phong. Không khí lo âu tràn ngập khắp nơi.
Chen nhau mua vật dụng chèn chống nhà cửa và tích trữ lương thực.
Theo BCH PCLB khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, lúc này, tỉnh TT-Huế cũng xong phương án sơ tán, di dời hơn 29.000 hộ dân với hơn 113.000 nhân khẩu ở các vùng xung yếu, vùng sạt lở, ngập lũ nơi an toàn trước khi bão đổ bộ.
Các địa phương của tỉnh Quảng Ngãi đã chuẩn bị sơ tán 54.000 hộ, với 216.000 nhân khẩu trước khi bão đổ bộ vào đất liền. Tỉnh Bình Định có kế hoạch sơ tán từ 4.000 đến 22.000 hộ dân tùy theo cấp độ và đường đi của bão...
Trước diễn biến khó lường của cơn bão Hải Âu, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã lập 3 sở chỉ huy tiền phương tại thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Bình Định, các lực lượng từ không quân, hải quân đến bộ binh sẵn sàng giúp dân sơ tán dân khi các địa phương yêu cầu.
Quân đội cũng chuẩn bị sẵn sàn các phương tiện cơ động như xuồng máy, xe tải, xe thiết giáp... lực lượng quân y với đủ cơ số thuốc chủ động, sẵn sàng lập các trạm sơ cấp cứu lưu động để giúp dân ngay trong và sau khi bão càn quét qua.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, sáng mai 10.11, bão số 14 sẽ áp sát vùng biển Quảng Ngãi và Đà Nẵng, sau đó men theo bờ biển miền Trung và tiến dần vào bờ cho đến Bắc địa phận tỉnh Quảng Bình, tâm bão sẽ nằm hoàn toàn trên đất liền. Do ma sát trong quá trình di chuyển từ khu 5 đến khu 4, bão sẽ giảm cấp.
Các dự báo khác của Hồng Kông, Nhật Bản, cũng cho thấy bão có phần suy yếu hơn 1 cấp và hướng chếch về phía bắc, men theo sát bờ biển từ Quảng Ngãi ra Quảng Bình. Đến cuối ngày 10.11 mới vào đất liền đoạn bắc Quảng Bình tới Thanh Hóa.
Đáng lo ngại hiện nay là sau khi đổ bộ vào đất liền, bão suy yếu thành vùng thấp gây mưa lớn trên diện rộng các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc. Lượng mưa phổ biến từ 100 đến 300mm, có nơi cục bộ lên đến 500mm. Vì vậy cần đặc biệt đề phòng an toàn hồ chứa và vùng hạ du, chuẩn bị phương án ứng phó lũ ống, lũ quét, sạt lở đất các vùng miền núi và sơ tán dân.
Tgheo Laodong
Sơ tán dân, hàng triệu HS miền Trung nghỉ học ngày 9/11 Chiều 8/11, TP Đà Nẵng đã tổ chức cuộc họp khẩn báo cáo về phương án chống bão Haiyan. Sau đợt di dời ngày 6/11, người dân Cần Giờ (TP.HCM) lại chuẩn bị di dời tránh bão TP đã tổ chức neo đậu an toàn cho 1.830 tàu, chủ yếu ở khu trú bão Thọ Quang và trong vịnh Mân Quang, đưa toàn...