Bão số 13 khó đoán định, nhiều khả năng đổ bộ vào Trung Trung Bộ từ đêm 13/11
Sáng 12/11, tại cuộc họp ứng phó với bão số 13 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, 7 giờ ngày 12/11, bão VAMCO đã đi vào Biển Đông với cường độ cấp 12, giật 15, trở thành cơn bão số 13 của năm 2020.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hướng đi của bão
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Mai Văn Khiêm báo cáo về tình hình của bão VAMCO. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Dự báo, bão số 13 di chuyển chủ yếu hướng Tây trong 1 – 2 ngày tới. Tuy vậy, theo ông Mai Văn Khiêm, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hướng đi của bão số 13, các mô hình dự báo của quốc tế và Việt Nam không có sự thống nhất cao, có mô hình dự báo bão hướng lên phía Bắc, có mô hình dự báo bão hướng vào Trung Trung Bộ…
Theo phân tích của Việt Nam, trong 2 – 3 ngày tới, các hình thái thời tiết khác nhau sẽ khiến cơn bão 13 di chuyển lên phía Tây Bắc, đi vào phía Bắc của Trung Trung Bộ. Đồng thời, do nhiệt độ vùng gần bờ biển Việt Nam thấp hơn nhiệt độ toàn vùng Biển Đông sẽ làm bão duy trì ở cấp 11 – 12, khi vào gần bờ cấp độ sẽ giảm bớt.
Ông Mai Văn Khiêm đưa ra 3 kịch bản về diễn biến cũng như hướng đổ bộ của bão số 13. Theo đó, kịch bản 1 có khả năng xảy ra lớn nhất (xác suất 70 – 80%), bão đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ. Thời gian bắt đầu ảnh hưởng trên đất liền khoảng từ đêm 13/11. Cấp gió mạnh nhất trên biển đạt cấp 12; khi vào vùng biển ven bờ giảm 2 – 3 cấp. Từ đêm 13/11 đến ngày 15/11, khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên có mưa lớn, lượng mưa phổ biến khoảng 100 – 250 mm, riêng Quảng Trị đến Quảng Ngãi lượng mưa có thể lên đến 350 mm.
Từ ngày 13 – 15/11, trên các sông từ Nghệ An đến Bình Định xuất hiện đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông ở Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam ở mức báo động 2 đến báo động 3, có sông lên trên báo động 3; các sông Quảng Ngãi, Bình Định lên mức báo động 2 và trên báo động 2, các sông chính ở Nghệ An ở mức dưới báo động 1.
Kịch bản 2 ít có khả năng xảy ra hơn, bão đi lên phía Bắc suy yếu và di chuyển vào Bắc Trung Bộ. Theo kịch bản này, thời gian bão bắt đầu ảnh hưởng đến đất liền khoảng từ ngày 14/11. Cấp gió mạnh nhất trên biển đạt cấp 12, khi vào vùng biển ven bờ mạnh cấp 7 – 8. Mưa sẽ kéo dài ra phía Bắc, bao gồm cả Đồng bằng Bắc Bộ. Từ ngày 14 – 16/11, Bắc và Trung Trung Bộ, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa khoảng 100 – 150 mm, có nơi trên 200 mm. Trường hợp áp cao thuận nhiệt đới suy yếu sẽ khiến bão đi theo hướng Tây và Bắc Tây Bắc, đi vào giữa Bắc Trung Bộ và Nam Đồng bằng Bắc Bộ, tốc độ di chuyển chậm lại 10 – 15 km/h, có khả năng ảnh hưởng kéo dài đến ngày 16/11.
Còn theo kịch bản 3, bão số 13 duy trì cường độ cấp 12, giật cấp 15 trên Biển Đông, di chuyển ổn định theo hướng Tây từ ngày 12 – 13/11. Từ ngày 14/11, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó đi thẳng vào Trung Trung Bộ (các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên – Huế). Cường độ của bão khi đi vào vùng biển sát bờ giảm 2 – 3 cấp so với cường độ trên biển Đông, lượng mưa sẽ tập trung trong 6 giờ ở khoảng 100 – 150 mm.
Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Bão số 13 vào biển Đông với tốc độ gió rất lớn cùng với nhiều nhân tố ảnh hưởng tới đường đi của cơn bão như: Nhiệt độ mặt nước biển, dòng hải lưu… dẫn đến khó đoán định. Bão số 13 được dự báo có phạm vi ảnh hưởng trên biển lớn, phạm vi dự báo có thể mở rộng ra cả Vịnh Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan cần quyết liệt ứng phó 3 tuyến quan trọng là “trên biển, sườn Tây sạt lở, hệ thống hồ”.
Trên tuyến biển, các địa phương, đơn vị liên quan cần kiên quyết không để tàu, thuyền còn hoạt động trong phạm vi ảnh hưởng của bão nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân, chủ động lên các phương án ứng phó bão số 13 đối với lồng bè, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ và các tuyến đê biển miền Trung.
Đồng thời, các địa phương cần cảnh giác khi hoàn lưu bão gây mưa, quyết liệt trong các biện pháp ứng phó, nhất là đề phòng sạt lở khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên. Ngoài ra, các hồ chứa từ Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hầu hết đều đã đầy nước, cần quan tâm đặc biệt, nhất là các hồ xung yếu, hồ sửa chữa.
Video đang HOT
Nhiều đối tượng chịu ảnh hưởng của bão
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quang Hùng báo cáo về tình hình tàu thuyền đang hoạt động khai thác trên biển Đông. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, từ 1 giờ ngày 9/11 đến 7 giờ 12/11, các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa có mưa rất to từ 300 – 600 mm, một số trạm đo được lượng mưa lớn như: Hồ Thủy Yên (Thừa Thiên – Huế) 858 mm, Ba Nam (Quảng Ngãi) 760 mm, Canh Niên (Bình Định) 698 mm.
Mưa lớn đã gây lũ từ báo động 2 đến trên báo động 3 tại các sông từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa. Dự báo đến trưa 12/11, lũ trên các sông từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Ngãi sẽ xuống mức báo động 2-báo động 3, riêng tại sông Vệ lên mức trên báo động 3 là 0,7m; các sông từ Bình Định đến Khánh Hòa xuống mức dưới báo động 2.
Trên biển, tính đến 6 giờ ngày 12/11, các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 59.752 phương tiện/289.004 người. Hiện còn 4 tàu/47 lao động (Bình Định 3 tàu/33 lao động; Hà Tĩnh 1 tàu/14 lao động) trong khu vực nguy hiểm đang di chuyển vòng tránh.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai dự báo có 52.427 ha nuôi trồng thủy, hải sản chịu ảnh hưởng của bão số 13. Trong đó, một số địa phương có diện tích lớn như: Thanh Hóa 7.704 ha, Nghệ An 5.529 ha, Hà Tĩnh 3.055 ha, Quảng Bình 8.028 ha); 238.688 lồng, bè nuôi trồng thuỷ sản sẽ chịu ảnh hưởng của bão. Một số địa phương có số lượng lồng, bè lớn như: Thanh Hóa 13.000, Phú Yên 120.618, Khánh Hòa 87.413.
Trên bờ, bão số 13 cũng sẽ ảnh hưởng tới 85.476 ha diện tích lúa mùa tại Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, trong đó có 34.372 ha lúa trong giai đoạn chín; riêng khu vực Bắc Trung Bộ hoàn thành việc thu hoạch lúa mùa; gây nguy hiểm tới hơn 2 triệu gia súc, hơn 20 triệu gia cầm (nhiều nhất tại Bình Định với 901 nghìn gia súc, 8,207 triệu gia cầm).
Tổng chiều dài các tuyến đê biển, đê cửa sông các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận chịu ảnh hưởng của bão số 13 là 1.227 km (571 km đê sông; 97,8 km đê biển; 557,9 km đê cửa sông). Trong đó có 64 vị trí xung yếu với tổng chiều dài 134 km; 34 công trình đê, kè đang thi công với tổng chiều dài 48,72 km.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, triển khai phương án gia cố, bảo vệ các trọng điểm xung yếu, công trình đang thi công và các sự cố đã xảy ra để ứng phó với bão số 13.
Tại khu vực miền núi, Trung Bộ và Tây Nguyên hiện có 56 hồ chứa thủy điện vận hành điều tiết qua tràn. Các hồ chứa thủy lợi thuộc khu vực Bắc Trung Bộ với 2.323 hồ cơ bản đã tích đầy nước; khu vực Nam Trung Bộ với 517 hồ đã có 418 hồ tích đầy nước; khu vực Tây Nguyên có 1.246 hồ đều đã cơ bản đầy nước, dung tích trung bình chiếm 89-96% dung tích thiết kế. Ngoài ra, khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có 122 hồ hư hỏng; 116 hồ đang thi công.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có Công điện số 37/CĐ-TW ngày 11/11/2020 chỉ đạo các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và các bộ, ngành triển khai ứng phó với bão. Các địa phương trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão đã triển khai thực hiện công điện của Ban Chỉ đạo về việc ứng phó với bão. Trong đó, 3 tỉnh ban hành công điện, văn bản chỉ đạo (Hà Tĩnh, Bình Định, Khánh Hòa) và tỉnh Bình Định đã thực hiện chỉ đạo cấm biển từ 14 giờ ngày 12/11.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 13, đối với tuyến biển cần kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Kiểm soát việc di chuyển, trú tránh của các tàu, thuyền, tránh việc di chuyển chậm, hư hỏng như đã xảy ra ở các trận bão trước.
Các địa phương, đơn vị liên quan cần giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu, thuyền và tại các khu neo đậu; sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn, sơ tán dân, khách du lịch trên các đảo và lồng bè nuôi trồng thủy hải sản ven biển; hoạt động kinh tế, khai thác dầu khí trên biển; tăng cường bắn pháo hiệu thông báo bão.
Đối với khu vực đất liền, các địa phương cần khẩn trương khắc phục hậu quả của những đợt mưa, bão đã qua; khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, nhất là tại các khu vực bị lũ quét, sạt lở đất và những nơi trũng, thấp còn bị ngập lụt, chia cắt; rà soát, sẵn sàng sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất; đảm bảo an toàn cho người dân tại các khu vực sơ tán, không để phát sinh dịch bệnh.
Các đơn vị chức năng tổ chức vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy trình đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du; đối với các hồ đập xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; vận hành linh hoạt, luân phiên đối với các hồ thuộc hệ thống liên hồ; kiểm tra việc cung cấp thông tin cho chính quyền, người dân khu vực hạ du trước khi xả lũ theo quy định; tổ chức các đoàn kiểm tra, bố trí lực lượng thường trực tại các trọng điểm đê điều, hồ đập, công trình phòng, chống thiên tai ven biển, đặc biệt là các vị trí bị hư hỏng, do mưa lũ vừa qua để kịp thời phát hiện và xử lý khi có sự cố.
Thừa Thiên-Huế: Tập trung cứu trợ người dân trong vùng thấp trũng
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị tỉnh Thừa Thiên-Huế cần tập trung cứu hộ cứu nạn những người dân bị mất tích; tập trung cứu trợ vùng thấp trũng, không để người dân nào bị thiếu lương thực.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại buổi làm việc kiểm tra công tác vận hành hồ chứa tại công trình hồ chứa nước Tả Trạch. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngày 14/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác vận hành hồ chứa tại công trình hồ chứa nước Tả Trạch, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong những ngày qua, các tỉnh miền Trung đã hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử, đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Trong vòng 6 ngày, lượng mưa trên địa bàn tỉnh bình quân 2.000mm, có điểm gần 3.000mm - đây là một mức mưa kỷ lục. Chính lượng mưa lớn trên toàn vùng đã gây ngập lụt sâu rộng trên toàn bộ tỉnh Thừa Thiên-Huế, làm thiệt hại nặng nề về con người và tài sản.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, tỉnh Thừa Thiên-Huế cần tập trung toàn lực lượng để tăng cường cứu hộ cứu nạn những người dân bị mất tích; tập trung ứng phó, cứu trợ ở vùng thấp trũng, tuyệt đối không để người dân nào bị thiếu lương thực, nước uống; sẵn sàng các điều kiện để phục hồi sản xuất, ổn định đời sống cho nhân dân trong thời gian tới.
Từ 6-13/10/2020, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có lượng mưa trung bình từ 1.600-2.200mm, riêng tại Bạch Mã có lượng mưa đột biến đến 2.900mm, tương đương với tổng lượng mưa trong đợt lũ lịch sử đầu tháng 11/1999.
Công trình hồ chứa nước Tả Trạch. (Ảnh: TTXVN phát)
Với lượng mưa đó, tổng lượng nước về các hồ trên lưu vực sông Hương khoảng 3,7 tỷ m3; trong đó các hồ chứa giữ lại khoảng gần 1 tỷ m3, tổng lượng về hạ du khoảng 2,7 tỷ m3.
Kết hợp lượng nước tại đồng bằng khoảng 1,4 tỷ m3, vùng đồng bằng đã tải khoảng 4,1 tỷ m3. Trong đợt lũ vừa qua, mực nước hồ cao nhất đạt 44,8m (thấp hơn mực nước dâng bình thường 45m, tương ứng dung tích trong hồ W= 416 triệu m3).
Hiện nay, hồ Tả Trạch đang điều tiết về hạ du với lưu lượng chênh lệch so với lưu lượng đến hồ khoảng 300m3/giây, dự kiến đến cuối ngày 16/10 hạ dần mực nước hồ về 41m để đón đợt mưa do ảnh hưởng của bão số 8 với lượng mưa dự báo từ 500-700mm.
Với lượng mưa dự báo trên, dự kiến lưu lượng về hồ trong 48 giờ khoảng 1100-1300m3/giây, sẽ điều tiết về hạ du khoảng 400-500m3/giây, giữ lại hồ 700-800m3/giây, tương ứng với lượng nước giữ lại khoảng 140 triệu m3, hồ đạt mực nước dâng bình thường 45m.
Việc làm tốt công tác vận hành liên hồ chứa góp phần cắt lũ cho địa phương, tránh ngập lụt sâu trên diện rộng.
Thủ tướng yêu cầu điều tra, truy tố những tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón giả Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 3 tại Đắk Lắk chiều ngày 28/9, vấn đề chất lượng vật tư nông nghiệp, phân bón được nhiều nông dân quan tâm, đặt câu hỏi với Thủ tướng. Trong phiên đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức,...