Bão số 13 chưa qua, bão số 14 đã tới
Bão số 13 đang tiến vào đất liền, dự báo sẽ đổ bộ trong ngày hôm nay (6-11). Ngay sau đó, bão số 14 – HAIYAN (Hải Âu) cũng nối tiếp vào Biển Đông.
Trước tình hình phức tạp của bão, áp thấp nhiệt đới, các địa phương cần chủ động
hướng dẫn ngư dân neo đậu tầu thuyền tránh báo
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương (DBKTTV) cho hay, hiện bão số 13 di chuyển nhanh theo hướng lệch Tây Tây Bắc. Vào chiều tối qua 5-11, bão ở cấp 8-9, giật cấp 10-11. “Sớm thì 15-16h chiều nay 6-11 hoặc muộn thì 19h-20h bão sẽ đổ bộ vào đất liền”. Do vậy, mọi công tác chuẩn bị phòng chống bão phải hoàn thành trước 12h-13h hôm nay. Bão số 13 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Phú Yên đến Cà Mau, nhiều nơi có giông, lốc xoáy. Theo lãnh đạo Trung tâm DBKTTV Trung ương, do bão đổ bộ vào chiều tối gặp triều cường lớn nhất trong tháng 11, vì vậy các địa phương ven biển như TP Hồ Chí Minh cần đề phòng ngập lớn. Ngoài ra, đề phòng mưa cục bộ, dồn dập ở Tây Nguyên, Nam bộ lượng mưa từ 100-300mm.
Trong khi đó, bão số 14 khoảng ngày 8 đến 9-11 sẽ vào biển Đông, ở cấp 11-12. Và ngày 13 đến 14-11 sẽ có một cơn bão nữa ở khu vực Nam Biển Đông.
Video đang HOT
Đại diện Tổng cục Thủy sản cho hay, hiện khu vực Nam miền Trung có khoảng 34.000 phương tiện của 6 tỉnh đang hoạt động, trong đó khoảng 1.700 tàu khai thác ở giữa Biển Đông và gần khu vực quần đảo Trường Sa. Đây cũng là mùa khai thác cá ngừ, nên số lượng tàu thuyền hoạt động đông nhất trong năm. Tuy nhiên, tất các tàu đều được trang bị hệ thống thông tin liên lạc, đã nhận được thông tin và hướng dẫn di chuyển tránh bão. Đáng lo ngại, toàn bộ diện tích nuôi trồng hải sản ở Nam miền Trung đã đến kỳ thu hoạch. Tổng cục Thủy sản ước tính có khoảng 10.000 tấn tôm hùm và các loại khác.
Chỉ đạo tại cuộc họp BCĐ PCB Trung ương với các tỉnh, thành tối qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương, Bộ đội biên phòng phối hợp với Bộ NN&PTNT tập trung thông báo tàu thuyền, cứu người ra khỏi khu vực nguy hiểm. “Các tỉnh, thành nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão là từ Bình Định – Khánh Hòa, Tây Ninh, thực hiện cấm biển từ hôm nay”. Các địa phương phải lưu ý, tại những khu vực dân cư có khả năng bị đe dọa phải chuẩn bị sơ tán. Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công an toàn quyền quyết định trong việc cấm đường khi có bão lớn, không cho các phương tiện xe khách di chuyển khi bão đổ bộ để đảm bảo an toàn về người.
Theo ANTD
Cơn bão mạnh nhất từ đầu năm
Xung quanh diễn biến của cơn bão số 10, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay:
* Có nhiều điểm trùng hợp với cơn bão Xangsane từng gây thiệt hại lớn năm 2006
- Bão số 10 là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm đến nay, có hướng di chuyển phức tạp. Càng vào gần bờ bão càng mạnh hơn và đi nhanh hơn. Vào chiều qua (29-9), bão số 10 đã vượt qua quần đảo Hoàng Sa với cấp gió mạnh cấp 13, giật cấp 14 -15. Trước khi đổ bộ bão mạnh trên cấp 13, giật cấp 16-17. Bão mạnh không thua gì bão Xangsane đổ bộ vào miền Trung ngày 1-10-2006.
- PV: Tại sao bão số 10 càng mạnh khi tiến sát đất liền?
- Ông Bùi Minh Tăng: Việc bão hình thành ở biển Đông lại liên tục mạnh lên 4 cấp (từ cấp 8 lên 12) trong một ngày là do vùng biển nơi có bão nước biển đang ấm và hơi nước nhiều. Hơn nữa, bão số 10 cũng có hướng di chuyển tương đối phức tạp, liên tục thay đổi hướng. Do hướng đi phức tạp nên khả năng ảnh hưởng trực tiếp của bão được mở rộng từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi, khu vực trung tâm là từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng.
- Theo dự báo, bão sẽ cập bờ vào thời điểm nào?
- Dự báo bão sẽ đổ bộ đất liền trong ngày 30-9, sớm thì từ 15-16h trong ngày, muộn thì 22-23h đêm. Khi bão áp sát bờ sẽ có gió mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15. Khi vào bờ bão suy giảm 1-2 cấp nhưng vẫn còn rất mạnh.Vì vậy, mọi việc phòng chống bão trên bờ cũng như trên biển phải hoàn thành trước 10h sáng 30-9.
- Phạm vi ảnh hưởng của bão ra sao?
- Với cường độ của bão, dự báo cấp gió mạnh nhất có thể xảy ra ở các tỉnh phía Bắc và Nam cơn bão như Thanh Hoá, Quãng Nam có gió mạnh nhất là cấp 6, cấp 7; Nghệ An và Đà Nẵng gió cấp 7,cấp 8 giật cấp 10,11; Thừa Thiên - Huế gió cấp 8, cấp 9 giật cấp 12, có thể giật tới cấp 13. Ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị ảnh hưởng trực tiếp của tâm bão gió mạnh từ cấp 10 đến 12, giật cấp 14, cấp 15. Đây là cấp gió mạnh nhất có thể xảy ra trên thực tế. Do bão mạnh và địa hình miền Trung hẹp nên các huyện miền núi sát biên giới với Lào vẫn có gió bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11 nên cần phải đề phòng.
- Bão số 10 sẽ gây mưa như thế nào cho các tỉnh?
- Do ảnh hưởng của bão nên từ đêm 29-9 từ Quảng Ngãi đến Thừa Thiên - Huế có mưa, các tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa xuất hiện nhiều từ gần sáng 30-9. Mưa lớn sẽ tập trung trong ngày và đêm 30-9 sau đó ngớt dần từ Đà Nẵng trở vào. Nhưng từ Huế đến Thanh Hoá mưa có thể kéo dài đến 2-10. Đà Nẵng đến Nghệ An mưa phổ biến 200-300mm, có điểm mưa 400-500mm. Do đó, sẽ xuất hiện đợt lũ lớn trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Trị. Dự báo, lũ có thể trên báo động III. Các tỉnh ven biển cần đề phòng nước biển dâng kết hợp thủy triều gây sóng cao 3-4m.
Ngân Tuyền (Ghi)
Theo ANTD
Miền Trung dồn dập đón bão Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, sáng qua 27-9, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão. Cơn bão số 21 hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương, và là cơn bão số 10 hoạt động trong vùng Biển Đông, có tên quốc tế Wutip -...