Bão số 11 giật cấp 16 đang áp sát các tỉnh miền Trung
Vào 15h chiều qua 13-10, bão Nari (bão số 11) chỉ còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 100km, với cường độ mạnh cấp 13, giật cấp 16. Nhận định về cơn bão này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, đây là cơn bão rất mạnh, di chuyển phức tạp. Vì vậy, các địa phương phải hết sức lưu ý, thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của BCĐ PCLB Trung ương.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, trong ngày hôm nay 14-10, sau khi vượt qua Hoàng Sa, bão số 11 sẽ mạnh lên cấp 14, giật cấp 17. Khi tiếp cận bờ, bão vẫn rất mạnh, cường độ cấp 12, giật cấp 15. Xác suất lớn nhất được dự báo bão sẽ đổ bộ vào khu vực từ Quảng Nam đến Quảng Bình, thời gian bão đổ bộ khoảng sáng hoặc trưa ngày 15-10. Ngoài ra, bão sẽ gây mưa lớn trên diện rộng. Mưa lớn sẽ diễn ra từ trưa và chiều nay, kéo dài đến hết ngày 16 và 17-10. Lượng mưa ở vùng phía nam Quảng Ngãi, Pleiku khoảng 150mm; từ Quảng Nam đến Nghệ An, Kon Tum mưa từ 200-300mm, có nơi từ 400-500m.
Trưởng BCĐ PCLB Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đề nghị, các tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của bão thực hiện cấm biển từ chiều 14-10: “Mọi việc chằng chống nhà cửa, công tác sơ tán dân phải hoàn thành trước 19h tối 14-10. Từ ngày 15-10, các địa phương trong vùng bão đổ bộ cho học sinh nghỉ học”.
Hạ Quỳnh
Video đang HOT
Theo ANTD
Bão số 10 đổ mạnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị
Sau khi tràn qua quần đảo Hoàng Sa, bão số 10 (Wutip - Con bướm) tăng tốc và hướng thẳng vào đất liền các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Được nhận định là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào nước ta từ đầu năm đến nay, bão số 10 dự kiến tiếp cận đất liền trong ngày hôm nay 30-9.
Bản đồ dự kiến vị trí và đường đi cơn bão số 10 cập nhật lúc 22h ngày 29-9
Phó Thủ tướng trực tiếp thị sát vùng tâm bão
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong ngày và đêm 28-9 bão di chuyển rất chậm và thay đổi hướng nhiều lần nhưng chủ yếu vẫn đi theo hướng Tây. Từ rạng sáng 29-9 bão di chuyển nhanh hơn. Dự báo sáng 30-9, tâm bão cách bờ biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế khoảng 100km với sức gió mạnh trên cấp 13, giật cấp 16-17. Lúc này bão có xu hướng đi nhích lên phía Tây Bắc khi sát bờ biển và bắt đầu gây ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền ven bờ.
Trước diễn biến của bão, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trực tiếp dẫn đầu một đoàn công tác vào Thừa Thiên - Huế. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát dẫn một đoàn đi vào Vinh (Nghệ An). Hai đoàn công tác này sẽ từ Huế và Vinh đi vào khu vực tâm bão đổ bộ.
Theo báo cáo của Bộ đội Biên phòng đến trưa 29-9, Biên phòng các tỉnh đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 49.877 phương tiện/254.660 người biết diễn biễn của bão để chủ động di chuyển phòng tránh. Trước tình hình hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện ở khu vực miền Trung phần lớn đã đầy nước và nhiều hồ thuỷ lợi có nguy cơ mất an toàn, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị Bộ Công thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam và các địa phương kiểm tra, giám sát và điều tiết hồ chứa hợp lý, hạn chế xả lũ trên các sông có lũ lớn, trước khi xả lũ phải thông báo trước cho cơ quan chức năng và người dân. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có công điện chỉ đạo các địa phương trong vùng ảnh hưởng sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm trước 10h ngày 30-9; cho học sinh nghỉ học trong ngày 30-9; các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi kêu gọi tàu thuyền vào bờ, neo đậu đảm bảo, những nơi trọng tâm ảnh hưởng của bão không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè nuôi thuỷ sản.
Ngư dân neo đậu tàu thuyền phòng bão số 10 đổ bộ
Hoàn thành sơ tán dân trước 10h sáng nay
Chỉ đạo tại cuộc họp BCĐ PCLB vào trưa 29-9, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các tỉnh, thành trong vùng ảnh hưởng của bão cần thực hiện nghiêm các Công điện của Ban chỉ đạo. Các địa phương khu vực Bắc bộ không được chủ quan, lơ là trong ứng phó bão. Còn các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế cấm biển từ 10h sáng 30-9, rà soát, sơ tán dân trong khu vực nguy hiểm trước 10h sáng 30-9; tổ chức chằng chống nhà cửa, cảnh giác với gió mạnh, lũ quét, sạt lở ở khu vực miền núi nhằm hạn chế tối đa thiệt hại. Với hồ chứa, Phó Thủ tướng yêu cầu giám sát liên tục, có phương án khắc phục các sự cố trước khi lũ về. "Bộ Công an, các địa phương lưu ý hướng dẫn giao thông tại những nơi ngập lụt, cấm phương tiện hoạt động trong khu vực nguy hiểm, không để xảy ra những vụ tai nạn thương tâm như xe bị cuốn trôi ở Nghệ An", Phó Thủ tướng lưu ý.
Hạ Quỳnh
Theo ANTD
Thiết thực giúp ngư dân bám biển xa bờ Ngư dân khai thác trên vùng biển xa đã được Nhà nước hỗ trợ với tổng kinh phí khoảng 760 tỷ đồng trong 3 năm qua. Con số này được Bộ NN&PTNT nêu trước Hội nghị sơ kết hôm qua 9-9 tại Đà Nẵng. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đánh giá, các chính sách hỗ trợ thiết thực của Nhà nước...