Bão số 10 hướng vào miền Trung
Trước diễn biến bão số 10, chiều 27/9, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương đã họp bàn cách đối phó dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát. Hiện bão đang hướng vào miền Trung.
Lúc 4 giờ chiều nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 115,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 380km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Ông Bùi Minh Tăng, GĐ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết từ chiều và đêm 29, bão số 10 sẽ quét qua quần đảo Hoàng Sa với sức gió cấp 10, 11. Sau khi quét qua đây, bão sẽ di chuyển rất nhanh, từ 20-25km/h và hướng vào đất liền, khả năng bão số 10 đổ bộ trực tiếp vào nước ta là rất lớn.
Đường đi bão số 10 (Ảnh: NCHMF)
Hiện tại, cơ quan khí tượng chưa xác định được vùng bão đổ bộ, tuy nhiên, nhiều khả năng khu vực các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum hoặc từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế là khu vực bão có thể đổ bộ trực tiếp.
Thời điểm đổ bộ chưa được xác định cụ thể do bão còn ở xa, song với diễn biến hiện nay, bão sẽ đổ bộ trong các ngày 30/9 hoặc 1/10.
Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương đã có công điện hỏa tốc gửi các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau và khu vực Tây Nguyên, đề nghị triển khai các biện pháp đối phó.
Video đang HOT
Theo đó, các tỉnh cần hướng dẫn tàu thuyền ở Hoàng Sa không đi vào, chủ động thoát ra khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định từ vĩ tuyến 14 đến vĩ tuyến 18.
Riêng Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cần điều tiết các hồ chứa phù hợp, có kế hoạch xả lũ chi tiết và báo trước cho người dân, tránh tình trạng xả lũ bất ngờ gây thiệt hại.
Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, mực nước các hồ thủy lợi tại khu vực Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đang tích nước phổ biến ở mức 70-100% so với thiết kế.
Các hồ Tây Nguyên đang ở mức tương đối cao, phổ biến trên 80% dung tích thiết kế, một số hồ đang xả lũ như A Yun Hạ (Gia Lai), K rông Búc Hạ (Đắk Lắk). Các hồ đang tràn tự do như Đạ Hàm, Đạ Tẻ, Tuyền Lâm (Lâm Đồng).
Các tỉnh miền núi và khu vực Tây Nguyên cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất, có phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm, kiểm tra các hồ chứa.
Lực lượng Biên phòng các tỉnh đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho gần 33.000 phương tiện/ hơn 176.000 người biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển phòng tránh.
C.Quyên
Theo_VietNamNet
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề: 18 người chết và mất tích
Ban chỉ đạo PCLB Trung ương cho biết, mưa lũ từ ngày 3-9 đến nay tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Theo thống kê sơ bộ, đã có 18 người chết và mất tích, 17 người bị thương tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Thái Nguyên; nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng.
Tìm kiếm nạn nhân mất tích ở xã Bản Khoang(Ảnh: HÀ THANH)
Tại Lào Cai, do mưa lớn kéo dài từ 17h đến 20h30 ngày 4-9, thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa đã xảy ra lũ quét làm 7 người chết, 4 người mất tích, 11 người bị thương và 3 ô tô bị cuốn trôi. Theo ông Phạm Đức Dũng - Phó Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Lào Cai, trong số 11 người chết, mất tích có 10 người dân ở thôn Can Hồ A là người dân tộc Dao và một cháu bé 3 tuổi người Kinh là con của giáo viên trường Trung học cơ sở xã Bản Khoang. Còn trong số 11 người bị thương có nhiều giáo viên trường THCS xã Bản Khoang. Do chuẩn bị cho lễ khai giảng vào sáng 5-9 nên đêm 4-9 các giáo viên tập trung đông đủ ở khu tập thể. Lũ quét tràn về đã làm đổ sập nhiều phòng của dãy nhà tập thể giáo viên khiến nhiều giáo viên bị thương nặng.
Theo ông Dũng, cùng với việc tăng cường lực lượng tìm kiếm, cứu nạn, chữa trị người bị thương, bước đầu tỉnh Lào Cai đã hỗ trợ mỗi nạn nhân thiệt mạng 6 triệu đồng. Các ban ngành chức năng cũng đã hỗ trợ lương thực, mì tôm, vật dụng sinh hoạt để tạm ổn định cuộc sống cho những người bị nạn.
Còn trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ ngày 3-9 đã có mưa, có nơi mưa to đến rất to và giông đã làm sập 2 nhà liền kề nhau tại thôn Bản Trưởng, xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh. Hậu quả đã làm 1 người chết và 2 người bị thương. Tại huyện Phong Thổ, Lai Châu vào sáng 4-9 mưa rất to, nước lũ dồn về xã Bản Lang gây lũ quét làm 3 người chết gồm 1 giáo viên ở bản Xín Chải, xã Pa Vây Sử chết do sạt lở đất, 2 người dân xã Bản Lang bị lũ cuốn trôi và 1 người bị thương...
Tại tỉnh Thái Nguyên từ đêm 4-9, ngày 5-9 tại 9 huyện, thành phố, thị xã có mưa lớn kéo dài gây ra 2 vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại huyện Đại Từ và Phú Lương làm 3 người chết. Vụ sạt lở đất thứ nhất xảy ra khoảng 8h ngày 5-9 tại khu vực xóm Tân Thái, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương làm ông Nguyễn Văn Chương (SN 1963) tử vong. Vụ sạt lở đất thứ hai xảy ra vào khoảng 9h30 cùng ngày tại khu vực xóm Khuôn Thông, xã Phú Cường, huyện Đại Từ làm sập xưởng cơ khí của anh Trịnh Xuân Định. Hai người đang làm việc trong xưởng đã bị vùi lấp là anh Đinh Văn Quý (SN 1985) và anh Đoàn Thanh Long (SN 1982) đều là người dân địa phương. Chính quyền xã Phú Cường và Ban chỉ huy PCLB&TKCN của huyện Đại Từ đã huy động lực lượng đến hiện trường tìm kiếm, cứu hộ. Đến 11h cùng ngày, thi thể của 2 nạn nhân đã được tìm thấy.
Trong khi đó, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đợt mưa này có khả năng kéo dài trong 1 - 2 ngày tới. Do vậy, các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cần triển khai các biện pháp đối phó với mưa lớn, lũ quét.
Ban chỉ huy PCLB TP Hà Nội ngày hôm qua 5-9 cũng đã có Công điện khẩn yêu cầu Ban chỉ huy PCLB các quận, huyện, thị xã, các sở, ngành chủ động đối phó với mọi diễn biến bất lợi của mưa giông. Theo đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo, chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan, các Công ty Thuỷ lợi, Công ty thoát nước Hà Nội thực hiện triệt để các biện pháp đảm bảo tiêu thoát nước úng trên địa bàn, bảo vệ lúa và hoa màu...
Lào Cai: Lở núi ở bãi vàng chôn vùi hàng chục người
Trưa 5-9, tại khu khai thác vàng trái phép Rừng Vầu, Rừng Xanh thuộc xã Minh Lương, huyện Văn Bàn (Lào Cai) đã xảy ra sạt lở núi, chôn vùi hàng chục người đang dựng lán khai thác vàng trái phép tại đây.
Đến 16h ngày 5-9 đã có 7 người bị thương được đưa tới điều trị tại bệnh viện huyện, 5 người điều trị tại trạm xá xã Minh Lương, chủ yếu là nam giới tuổi từ 16 đến 40. Cũng tại huyện Văn Bàn, do mưa lớn kéo dài, 10h trưa 5-9 tại xã Thẩm Dương đã xảy ra sự cố trượt lở đất khối lượng lớn làm đổ 1/2 trụ sở làm việc của UBND xã, phần còn lại bị lún nghiêng xê dịch khỏi vị trí ban đầu khoảng 1m. Được biết, trụ sở UBND xã Thẩm Dương là ngôi nhà 2 tầng, diện tích sử dụng trên 400m2 được thiết kế xây dựng theo mẫu mới, đủ các phòng chức năng mới đưa vào sử dụng gần 4 năm.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thăm hỏi nạn nhân vụ sạt lở Bản Khoang
Tối 5-9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã dẫn đầu đoàn công tác lên vùng lũ dữ Bản Khoang, Sa Pa - Lào Cai, nơi xảy ra lũ quét, sạt lở đất, cuốn trôi một số gian nhà khu tập thể giáo viên trường THCS xã Bản Khoang. Người đứng đầu ngành Giáo dục sẽ trực tiếp nắm tình hình, để kịp thời đưa ra phương án phối hợp với địa phương thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình giáo viên gặp nạn. Đoàn công tác của Sở GD-ĐT Lào Cai đã xuống địa bàn nhưng theo báo cáo đến 12h trưa 5-9, Lào Cai vẫn đang mưa, đường đi lên Bản Khoang rất khó khăn do bị ngăn bởi con suối lũ lớn.
Hạ Quỳnh
Theo ANTD
Vụ lở núi ở bãi vàng: Có 2 người chết Ban chỉ huy PCLB và TKCN huyện Văn Bàn (Lào Cai) xác nhận đã có 2 người chết trong vụ lở núi tại bãi vàng xảy ra ngày 5/9. Khu vực xảy ra lở núi là rừng Vầu và rừng Xanh, thuộc thôn Minh Thượng 1, xã Minh Lương (huyện Văn Bàn). Đến sáng cùng ngày, thông tin từ Ban chỉ huy PCLB...