Bão số 10 bắt đầu đổ bộ vào miền Trung
Thời điểm này, mưa to, gió giật cấp 10-11 đã bắt đầu xuất hiện ở Quảng Bình và các tỉnh được xác định bão sẽ đổ bộ.
Thời điểm hiện tại, phóng viên có mặt tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình cho hay, dường như bão đã bắt đầu đổ bộ và ảnh hưởng.
Tại Quảng Bình, từ 14g chiều nay bắt đầu có mưa to và gió lớn giật cấp 10-11.
Người dân Lệ Thủy chạy bão chiều 30/9
Hiện nay, mưa lớn đã xuất hiện tại các địa phương này. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương cho biết do ảnh hưởng mưa của bão số 10, từ ngày 30/9, mực nước trên các sông từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế sẽ lên nhanh.
Do ảnh hưởng bão số 10, ở trạm đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 22m/s (cấp 9); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 21m/s (cấp 9); đảo Hòn Ngư có gió mạnh 13m/s (cấp 6), giật 16 m/s (cấp7); đảo Cồn Cỏ có gió mạnh 12m/s (cấp 6), giật 22m/s (cấp 9). Ở ven biển các tỉnh Thanh Hóa Thừa Thiên Huế từ sáng nay bắt đầu có gió giật cấp 6 – 7.
Vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị khoảng 170km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km.
Quảng Bình:
Video đang HOT
Theo các cơ quan chức năng, gần 1.000 hộ dân của cả xã miền biển Ngư Thủy Bắc(Lệ Thủy, Quảng Bình) đều đã chằng néo nhà cửa, cấp tập chạy về trụ sở UBND xã, trường học trên địa bàn để trú bão.
Từ đầu giờ chiều 30/9, tại huyện Lệ Thủy gió bão đã mạnh dần lên cấp 8 – 9, mưa rất nặng hạt. Hàng ngàn dân địa phương lo lắng chạy bão.
Trưa nay, gió bão đã giật vỡ hệ thống cửa kính hành lang của trụ sở xã Ngư Thủy Bắc
Tại xã Ngư Thủy Bắc – một trong 3 điểm xã ven biển của huyện Lệ Thủy được dự báo là có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão số 10 – người dân đang nín thở từng giờ chờ bão đổ bộ.
930 hộ dân thuộc 5 xóm toàn xã đều đã được sơ tán đến đến trụ sở UBND xã, trường học và trạm y tế. Nhiều bà mẹ ở làng chài này lo lắng bế con chạy trong mưa bão.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt (thôn Tân Thuận) vừa một tay chằng néo nhà cửa, một tay nách 3 đứa con vượt mưa bão chạy đến trú ở trụ sở UBND xã.
Chồng chị Nguyệt là anh Trần Quang Thụy đang đi biển đánh cá, hiện vẫn chưa về.
“Từ buổi trưa nay gió đã rất to, mưa lớn. Dân làng phải sơ tán đi cả chứ không ai dám ngồi trong nhà nữa” chị Nguyệt lo lắng cho biết.
Mẹ con chị Nguyệt chạy bão
Hàng xóm chị Nguyệt, bà Hồ Thị Vừng (SN 1966, thôn Tân Thuận) vốn là góa phụ, một mình nuôi 5 người con. Ngôi nhà 6 mẹ con chị đang ở vốn là nhà tình thương, hiện cũng đã được chằng néo cẩn thận.
Guơng mặt lo lắng, chị Vừng cho biết: “Khiếp lắm chú à, mưa to gió lớn thế này không biết nhà tôi có sao không. Mấy mẹ con tôi chỉ biết dắt nhau lên trj sở xã thôi”.
&’Trực chiến’ 24/24 tại trụ sở, ông Nguyễn Thanh Thoảng, Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc cho biết: “Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 28 năm qua tại địa phương. Chúng tôi đã huy động toàn bộ lực lượng triển khai công tác phòng chống, sơ tán bà con nhân dân về các địa điểm kiên cố.
Trưa nay, gió bão đã giật vỡ hệ thống cửa kính hành lang của trụ sở xã, đúng lúc rất nhiều phụ nữ, trẻ em đang trú ẩn ở đây. Hiện các lực lượng vẫn đang bám sát tại cơ sở, sẵn sàng các phương án để hỗ trợ bà con nhân dân lúc bão đổ bộ”.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Hữu Thảo, PCT UBND huyện Lệ Thủy cho biết thêm: “Toàn huyện có 3 điểm xã ven biển có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất gồm Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam. Tính đến trưa 30/9, Ban PCLB huyện đã triển khai sơ tán gần 200 hộ dân đến nơi an toàn, kêu gọi toàn bộ tàu bè hoạt động trên địa bàn về nơi trú ẩn”.
31 hồ chứa không an toàn Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương, hiện có 31 hồ chứa có nguy cơ mất an toàn, phải tổ chức lực lượng thường trực 24h/24h tại công trình, chuẩn bị vật tư dự phòng để kịp thời ứng cứu khi tình huống xấu xảy ra. Danh sách cụ thể các hồ chứa này gồm: Đồng Bể, Kim Giao (Thanh Hóa); Khe Sặt, Thanh Thủy, Khe Xiêm, Khe Làng (Nghệ An); Cha Chạm, Thùng Trứa, Khe Vôi, Đập Làng, Đập Trạng, Đập Họ, Đập Mưng, Nước Xanh, Khe Chẹt, Bãi Trạng, Bượm, Đá Bạc, An Hùng (Hà Tĩnh); Khối 7, Trằm Bưởi, Khe Lau, Mụ Huyện, Trọt Giếng, Trọt Đâu – Trọt Đen (Quảng Trị); Hòa Mỹ (T.T.Huế); An Long (Quảng Nam); Cây Khế, Đá Bàn, Tôn Dung (Quảng Ngãi).
Theo Vietnamnet
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp chỉ đạo phòng chống, ứng phó bão
Tối 29.9, sau khi chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia PCLB và TKCN tại Hà Nội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến Thừa Thiên-Huế để trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 10.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải (giữa) chỉ đạo công tác ứng phó bão số 10 tại Thừa Thiên-Huế - Ảnh: B.N.L
Cùng đi với Phó thủ tướng có đại diện Ban chỉ đạo quốc gia PCLB và TKCN T.Ư, Bộ NN-PTNT, Quân khu 4 và các thành viên trong ban chỉ đạo.
Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Lê Trường Lưu đã báo cáo với Phó thủ tướng tình hình triển khai các phương án phòng, chống cơn bão số 10 trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh đã kêu gọi 1.833 phương tiện (trong đó có 23 phương tiện của các tỉnh bạn) vào bờ trú ẩn an toàn; dự kiến đưa 2.884 hộ (11.561 khẩu) cần sơ tán, di dời từ vùng sạt lở, vùng ven biển đến nơi an toàn. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 6.150 khách du lịch (trong đó 2.830 khách quốc tế, 3.320 khách nội địa) đang lưu trú tại các khách sạn trên địa bàn.
Tỉnh cũng đã có phương án dự trữ 200 tấn gạo, mì ăn liền, 200 nghìn lít xăng, dầu diezel và 30 nghìn lít dầu hỏa; riêng hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, mỗi huyện dự trữ 30 tấn gạo, 10 tấn muối và một số hàng hóa nhu yếu phẩm khác.
Để hạn chế tình trạng sạt lở bờ biển ăn sâu vào đất liền, tỉnh đã chi trên 3 tỉ đồng để xử lý khẩn cấp hơn 1.000 m bờ biển tại các xã: Hải Dương (TX.Hương Trà), Vinh Hải (H.Phú Lộc).
Chủ tịch UBND tỉnh ông Nguyễn Văn Cao cho biết thêm, nếu dự báo tình hình bão sẽ đổ bộ vào, 6 giờ sáng mai (30.9) tỉnh sẽ triển khai di dân tại các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó bão số 10 của tỉnh như: có nhiều công điện để cảnh báo, chỉ đạo các phương án; thực hiện tốt kêu gọi các tàu thuyền với trên 11 nghìn ngư dân vào nơi trú ẩn an toàn.
Phó thủ tướng lưu ý, công việc tiếp theo là sắp xếp lại tàu thuyền, đưa người lên bờ, không để thiệt hại về người, rà soát các lồng, bè, các hồ chứa nước đảm bảo các phương án xả lũ an toàn (riêng hồ Hòa Mỹ cần có phương án tối ưu hơn). Riêng bờ biển Hải Dương tỉnh đã chủ động thì nên tiếp tục thực hiện theo phương án, nếu có diễn biến nguy cấp sẽ chỉ đạo Quân khu 4 hỗ trợ.
Phó thủ tướng chỉ đạo đến 9 giờ sáng 30 phải thực hiện di dời, rà soát lại các khu dân cư mới. Cần cảnh giác với lũ quét ở vùng núi...Thông báo cho khách du lịch biết tình hình để hạn chế đi lại, nguy hiểm; cho học sinh nghỉ trong ngày 30.9, kêu gọi nhân dân chú ý chằng chống nhà cửa, tránh bão...
Bùi Ngọc Long
Theo TNO
Sẽ kỷ luật cán bộ trực bão tắt máy điện thoại Ngày 29.9, dẫn đầu một trong 5 đoàn công tác khẩn cấp của UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo công tác phòng chống bão số 10, ông Nguyễn Đức Chính, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định "cán bộ trực bão tắt điện thoại sẽ bị kỷ luật". Ông Nguyễn Đức Chính (áo trắng) yêu cầu chính quyền và...