Bão Saga tàn phá nghiêm trọng quốc đảo Fiji
Bão Saga sau khi đổ bộ vào Fiji hôm 17/12 đã tàn phá nghiêm trọng quốc đảo này, khiến khung cảnh tại khu vực bão tàn phá tan hoang giống như một vùng chiến tranh.
Fiji hiện đã ban bố tình trạng thảm họa thiên tai trong 30 ngày và dự báo chi phí khắc phục hậu quả của bão lên tới hàng trăm triệu USD.
Cảnh ngập lụt do mưa lớn khi bão Saga đổ bộ vào Suva, Fiji ngày 17/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Văn phòng giảm nhẹ thiên tai Fiji, đã có 4 người thiệt mạng do ảnh hưởng của bão Saga, tuy nhiên, lực lượng cứu hộ lo ngại số người chết trong cơn bão sẽ còn tăng khi đường dây liên lạc nối với các vùng hẻo lánh được khôi phục.
Sau khi đổ bộ vào đảo lớn thứ 2 của Fiji là Vanua Levu, bão Saga đã gây ảnh hưởng đến 93.000 người. Có khoảng 24.000 người đã phải sơ tán tránh bão và hiện còn hơn 16.000 chưa thể quay về nhà. Một máy bay trinh sát của Không quân New Zealand đã bay qua khu vực trên để đánh giá quy mô thiệt hại, và báo cáo sau đó cho thấy bão Saga đã xóa sạch toàn bộ nhà cửa, hoa màu và kế sinh nhai của người dân nơi đây. Bão cũng làm hư hại nhiều trường học, gây lũ lụt trên diện rộng và lở đất.
Video đang HOT
Người đứng đầu Văn phòng giảm nhẹ thiên tai Fiji Vasiti Soko cho biết sẽ phải mất vài ngày để đánh giá toàn bộ thiệt hại của bão. Trước tiên, Fiji sẽ tập trung khôi phục hệ thống cơ sở hạ tầng bị phá hủy, khôi phục đường dây liên lạc với các khu vực chịu ảnh hưởng và đảm bảo an ninh công cộng. Hơn 10.000 kiện lương thực và thực phẩm đang chuẩn bị được đưa đi phân phát tại vùng bị nạn trong ngày 20/12.
Sau khi rời Fiji, bão Saga đã suy yếu và đang tiến đến Tonga.
* Trong khi đó, giới chức Philippines ngày 19/12 cho biết đã có ít nhất 2 người thiệt mạng và hàng trăm người phải sơ tán khi mưa bão gây lụt lội và lở đất tại tỉnh Cebu vào đêm trước đó. Những con sóng lớn đã cuốn trôi hàng chục ngôi nhà tại đảo Lapu-Lapu, khiến 290 người mất nhà cửa. Khoảng 1.500 người khác trên đảo Mindanao cũng phải sơ tán khi nước lũ quét qua 13 ngôi làng.
Mỗi năm, Philippines hứng chịu trung bình 20 cơn bão, với hậu quả nghiêm trọng mùa màng, nhà cửa và nhiều cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng. Cơn bão mới nhất xảy ra tại nước này đã cướp đi sinh mạng của 148 người, phá hủy hàng nghìn ngôi nhà và gây mất điện trên diện rộng.
Quan chức Đài Loan và Trung Quốc đại lục ẩu đả
Quan chức Đài Loan chấn thương đầu, phải nhập viện sau khi xô xát với hai nhà ngoại giao Trung Quốc tại sự kiện ở quốc đảo Fiji.
Cơ quan ngoại giao Đài Loan hôm nay cho hay vụ ẩu đả xảy ra hôm 8/10, trong một bữa tiệc do Phòng Thương mại Đài Bắc ở Fiji, quốc đảo tại Thái Bình Dương, tổ chức.
Tại bữa tiệc, hai nhà ngoại giao Trung Quốc đại lục đã cố tìm cách đi vào bên trong để chụp ảnh và thu thập thông tin của những người tham dự. Xô xát đã xảy ra sau khi các quan chức Đài Loan cố gắng ngăn hai nhà ngoại giao của Bắc Kinh. Một quan chức ngoại giao Đài Loan sau đó được đưa vào viện với vết thương ở đầu.
Cờ Trung Quốc tại đại sứ quán nước này ở thủ đô Suva, Fiji. Ảnh: David Robie/PMC.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Fiji xác nhận sự việc, nhưng bác bỏ nguyên nhân xô xát do phía Đài Loan đưa ra, cho hay đã yêu cầu cảnh sát sở tại điều tra.
"Vào tối hôm đó, nhân viên Phòng Thương mại Đài Bắc ở Fiji đã có hành động khiêu khích đối với nhân viên đại sứ quán Trung Quốc, những người đang thực thi công vụ ở khu vực công cộng bên ngoài địa điểm tổ chức, gây thương tích và tổn hại cho một nhà ngoại giao Trung Quốc", đại sứ quán Trung Quốc tại Fiji cho hay. Bộ Ngoại giao Fiji chưa bình luận thông tin.
"Chúng tôi vẫn đang theo dõi sự việc để xem đây là lối hành xử phổ biến hay chỉ là một sự vụ đơn lẻ. Nhưng chúng tôi lên án những hành vi vô lý của các nhà ngoại giao Trung Quốc", ông Henry Tseng, quan chức cấp cao thuộc cơ quan ngoại giao Đài Loan, nói tại cơ quan lập pháp của hòn đảo.
Larry Tseng, người phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của cơ quan ngoại giao Đài Loan, cho biết các nhà ngoại giao Trung Quốc đã xông vào bữa tiệc nhằm tìm hiểu xem có chính trị gia Fiji nào ở đó không. Ông Tseng cho hay cả hai bên đều có người bị thương trong vụ xô xát.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự với hòn đảo khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Các quốc đảo ở Thái Bình Dương là nơi chứng kiến cuộc cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan. Đài Loan có quan hệ ngoại giao chính thức với 4 nước tại đây, nhưng không phải với Fiji.
Vị trí Fiji trên bản đồ. Đồ họa: Britannica.
Mời tỷ phú tới thiên đường tránh Covid-19 Chỉ cần có nhiều tiền, bạn sẽ được đưa tới thiên đường để tránh Covid-19. Quốc gia nằm ở phía nam Thái Bình Dương này phụ thuộc nhiều vào du khách, khi ngành du lịch đóng góp tới 40% GDP. Do đó, khi nhiều nước bắt đầu mở cửa để đón du khách lại một lần nữa, Fiji cũng nhanh chóng vào cuộc...