Bao quy đầu quá dài có nhất định phải cắt bỏ?
Bao quy đầu dài là vấn đề thường thấy ở XY, mà bao quy đầu quá dài rất dễ sinh bệnh.
Bao da quy đầu là một cấu trúc bọc bên ngoài cơ quan sinh dục nam. Đây là nếp gấp da trên phần cuối dương vật. Mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp bựa.
Bao quy đầu quá dài là vấn đề thường thấy ở XY, mà bao quy đầu quá dài rất dễ sinh bệnh, cánh XY cần sớm tới bệnh viện kiểm tra và điều trị khi thấy bao quy đầu có dấu hiệu bất thường, gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt, tránh để xảy ra những nhận thức sai lầm về việc điều trị bao quy đầu. Dưới đây là những điều bạn nhất điều nhất định phải tránh.
1. Trẻ mới sinh ra nên cắt bao quy đầu, đỡ “lằng nhằng” về sau?
Đây là điều hoàn toàn không cần thiết. Bởi trẻ mới sinh ra, phần bao quy đầu và đầu dương vật sẽ có hiện tượng dính vào nhau. Đến khoảng 1 tuổi, nó sẽ dần tách ra và biến mất, lúc này da bao quy đầu của trẻ sẽ dài hơn một chút. Đây là điều hoàn toàn bình thường, không được xem là trục trặc hay sự cố gì cả. Khi trẻ bước sang tuổi thứ 7, người thân trong gia đình nên lật bao quy đầu của trẻ lên, để trợ giúp cho sự sinh trưởng của bao quy đầu, cũng như thúc đẩy sự phát triển của cơ quan sinh dục.
Video đang HOT
2. Cho dù không nhất định phải cắt, nhưng cắt cũng không có gì là xấu?
Cách nghĩ này không đúng, phẫu thuật cắt bao quy đầu mặc dù chỉ là tiểu phẫu, nhưng vẫn là phẫu thuật, sẽ tồn tại những nguy hiểm nhất định. Đặc biệt, nếu bác sĩ làm không đúng chỗ, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, da bao quy đầu có tác dụng quan trọng trong quá trình thủ dâm với XY chưa kết hôn (da bao quy đầu trượt lên trượt xuống sẽ kích thích cậu nhỏ, dễ đạt được khoái cảm).
3. Bao quy đầu quá dài nhất định phải cắt bỏ?
Không phải tất cả bao quy đầu đều phải cắt bỏ. Nghiên cứu lâm sàng cho biết, chỉ một số trường hợp phải cắt bao quy đầu như XY thường xuyên bị nhiễm trùng cơ quan tiểu tiện, nhất là ở người mắc bệnh tiểu đường, vì đường cong nước tiểu dính dưới da quy đầu sẽ là môi trường thuận lợi cho vi trùng sinh sản; khi da quy đầu quá co chặt gây khó khăn trong quan hệ.
Một số người mắc bệnh lây qua đường tình dục hoặc dương vật thường bị nhiễm trùng, virut có thể bị giấu phía dưới bao quy đầu, ảnh hưởng đến quá trình trị liệu, cần cắt bỏ bao quy đầu.
Theo VNE
Bao quy đầu có vật cứng khoảng 5cm
Phía trên 'cậu nhỏ' ở gần chỗ bao quy đầu, em thấy có cục gì cưng cứng đường kính khoảng 5cm. Em cũng không thấy có cảm giác đau hay gì cả, sinh hoạt vẫn bình thường, mà em ngại không đi khám.
Xin bác sĩ tư vẫn dùm em liệu đó có phải cái u không? Để vậy có ảnh hưởng gì không? Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ (Tuấn Tú).
Trả lời:
Chào em Tuấn Tú!
Ở cơ thể của các em trai, "cậu nhỏ" là cơ quan cấu tạo khá đặc biệt, bao gồm nhiều mạch máu, dây thần kinh và các mô mềm, mô cương giúp "cậu nhỏ" có thể tăng kích thước mỗi khi "lâm trận". Phía đầu cậu nhỏ có tổ chức được gọi là quy đầu, mềm mại. Bao phủ phần này là bao da quy đầu. Chúng đều rất nhạy cảm nên "cậu nhỏ" dễ bị tổn thương.
Trường hợp của em mô tả có cục cứng ở phần dương vật, gần chỗ bao quy đầu.... như vậy chắc chắn là biểu hiện không bình thường. Đặc biệt, kích thước cục cứng khoảng 5cm. Tuy nhiên, qua mô tả của em, chưa rõ tổn thương có màu sắc gì, phát triển nhanh hay không, có viêm loét hay chảy dịch, chảy mủ, máu gì không... Do vậy cũng chưa thể xác định tổn thương ấy là gì, lành tính hay ác tính. Vì ngoài tổn thương u cục xuất phát từ chính "cậu nhỏ" thì trong trường hợp bao quy đầu hẹp, vệ sinh kém, chất dịch lắng đọng, chất tiết lâu ngày cũng có thể tích tụ thành mảng cứng, cục cứng,....
Mặc dù em cho biết mọi sinh hoạt vẫn bình thường, nhưng với biểu hiện như vậy, em nên sớm đến cơ sở y tế chuyên về bệnh hoa da liễu hoặc chuyên khoa tiết niệu, nam khoa để khám kiểm tra, xác định xem u cục đó là gì để sớm có biện pháp xử lý thích hợp.
Bên cạnh đó, em cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học, giữ vệ sinh "cậu nhỏ" sạch sẽ và đặc biệt không nên tự ý uống thuốc điều trị hoặc bôi thuốc, dùng bất kỳ can thiệp nào đối với khối u cục này vì có thể sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Theo VNE
Đã vợ con rồi có cần cắt bao quy đầu? Tôi bị hẹp bao quy đầu từ nhỏ, không lộn ra được. Dù vậy, việc này không ảnh hưởng lắm tới quan hệ chăn gối hay sinh hoạt của tôi. Vậy tôi có cần cắt da quy đầu không? Tôi đã có vợ và con, cũng chưa từng bị viêm nhiễm hay bệnh gì liên quan tới đường sinh dục, ngoại trừ thi...