Báo quốc tế mỉa mai tấm bản đồ mới của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Trang web Chính sách đối ngoại của Mỹ có bài viết nhan đề: “Này Bắc Kinh, có phải tấm bản đồ đó bạn lôi từ trong túi mình ra phải không?”

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm chiếm Việt Nam

Phát biểu tại hội thảo “Đa dạng hóa tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội hôm 30-6, PGS-TS Đàm Đức Vượng, nguyên Chánh văn phòng Hội đồng Lý luận T.Ư, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực, nhấn mạnh, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược Việt Nam và luôn muốn biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc.

Báo quốc tế mỉa mai tấm bản đồ mới của Trung Quốc - Hình 1

Tàu Trung Quốc tăng tốc độ đâm thẳng vào tàu của Việt Nam tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam

Ông chỉ ra rằng, từ thời nhà Tần (221-216 TCN) đến nay, Trung Quốc đã 23 lần xâm lược Việt Nam và vụ việc hạ đặt trái pháp luật giàn khoan Haiyang Shiyouy 981 (Hải Dương 981) trên vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chính là lần mới nhất của Trung Quốc.

PGS-TS Đàm Đức Vượng đồng thời nhấn mạnh, cần thấy rõ bản chất hành động xâm lược của Trung Quốc để tránh sự mơ hồ trong nhận thức, tuyên truyền. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi mà Trung Quốc một mặt đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực (năm 1974), đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng vẫn xuyên tạc lịch sử, đổi trắng thay đen vu cáo Việt Nam, như tố cáo với Liên Hiệp Quốc rằng Việt Nam là “kẻ gây sự” quanh giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981), thậm chí vu khống rằng tàu Việt Nam đâm va tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần, bóp méo diễn dịch theo ý đồ của Trung Quốc về công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng..

Bàn giao tàu KN-781, tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam

Ngày 30-6, tại TP Hạ Long, công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long bàn giao tàu kiểm ngư KN-781 cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Tàu KN-781 là tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam tính cho đến thời điểm này, được đóng mới theo thiết kế và chuyển giao kỹ thuật của Damen (Hà Lan) với tiêu chuẩn châu Âu.

Báo quốc tế mỉa mai tấm bản đồ mới của Trung Quốc - Hình 2

Tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam KN-781 đã chính thức được bàn giao cho lực lượng Kiểm ngư

Tàu có chiều dài 90,5 m, rộng 14 m, cao 7 m, được trang bị 4 máy công suất lớn hơn 12.000 mã lực, cho phép đạt tốc độ hơn 21 hải lý/giờ, tải trọng 500 tấn, có thể hoạt động liên tục trong điều kiện bình thường 5.000 hải lý cho một hành trình và chịu đựng được sóng cấp 12.

Tàu cũng được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; trên tàu có sàn đáp, nhà chứa trực thăng và 2 vòi rồng công suất lớn với khả năng phun nước xa 150 m…

Báo quốc tế mỉa mai tấm bản đồ mới của Trung Quốc

Trang web Chính sách đối ngoại của Mỹ có bài viết nhan đề: “Này Bắc Kinh, có phải tấm bản đồ đó bạn lôi từ trong túi mình ra phải không?”. Theo bài báo này, ngay chính những người sử dụng internet Trung Quốc cũng không tránh khỏi bật cười khi họ hỏi nhau cái bản đồ mới này trông giống cái gì.

Bởi từ trước đến nay, trẻ em Trung Quốc trong trường học thường được dạy rằng bản đồ Trung Quốc giống hình một con gà trống. Còn bây giờ, hình thù của tấm bản đồ này đang trở thành chủ đề đàm tiếu, không hiểu nó giống cái gì.

Video đang HOT

Báo quốc tế mỉa mai tấm bản đồ mới của Trung Quốc - Hình 3

Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc bị nhiều nước bác bỏ

Còn theo Thời báo kinh tế quốc tế, với đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra trên biển Đông, cái gọi là bản đồ khổ dọc này giống một bản đồ khu vực Đông Nam Á hơn là bản đồ Trung Quốc.

Trang tin ABS-CBN của Philippines dẫn lời luật sư Harry Roque thuộc Viện Nghiên cứu luật pháp quốc tế của đại học Philippines cho rằng: “Làm sao Trung Quốc có thể hi vọng cộng đồng quốc tế công nhận tính pháp lý của bản đồ này, khi mà chính nước này cũng không chắc đó là đường 9 đoạn, 10 đoạn hay 11 đoạn?”.

Sự quan ngại về tấm bản đồ mới của Trung Quốc không chỉ đến từ cộng đồng quốc tế. Theo trang điện tử của Tạp chí phố Wall, ngay cả người dân Trung Quốc cũng chỉ trích sự xuất hiện của bản đồ này. Trang tin trích nhận định của nhà bình luận các vấn đề quân sự toàn cầu Wu Ge hoài nghi: “Liệu có ích lợi gì không khi cho công bố các bản đồ này? Chẳng có gì khác ngoài việc bộc lộ rõ tham vọng của Trung Quốc”.

Theo ANTD

TS.Trần Công Trục: Chớ mắc bẫy chơi chữ của Trung Quốc ở Hoàng Sa

Theo Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới quốc gia, Trung Quốc đang dùng "thủ thuật chơi chữ" để "bẫy" chúng ta khi nói rằng hoạt động ở Hoàng Sa của họ nằm trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải của quần đảo này.

TS.Trần Công Trục: Chớ mắc bẫy chơi chữ của Trung Quốc ở Hoàng Sa - Hình 1

Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới quốc gia, trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Dân Trí.

Sau "Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6" vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.

PV: Tại "Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6" vừa qua, Tiến sỹ Jerome Cohen, Trường Luật, Đại học New York, Mỹ, cho rằng, cơ chế trọng tài của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) không cung cấp cho Việt Nam một giải pháp cho tranh chấp nguy hiểm hiện nay với Trung Quốc, mà chỉ có thể xảy ra trường hợp các trọng tài ra quyết định rằng tất cả các đảo trong quần đảo Hoàng Sa là "đá", theo khoản 3 điều 121 của UNCLOS và vì thế không có quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế. Ông nghĩ sao về điều này?

Tiến sỹ Trần Công Trục: Về nội dung bình luận của Giáo sư Cohen, tôi nghĩ rằng điều cần phải hiểu ý ông nói là thế nào. Trước hết tôi xin khẳng định với các bạn rằng trong Biển Đông có một số loại tranh chấp như tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ví dụ như Hoàng Sa, Trường Sa của Việt nam do Trung Quốc nhảy vào tranh chấp cùng với một số nước khác nữa.

Loại tranh chấp thứ hai là tranh chấp về hoạch định các vùng chồng lấn dựa trên các quy định của Công ước liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), các bên đưa ra các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, lãnh hải...Đối với các nước có bờ biển đối diện nhau hoặc kế cận nhau thường có vùng chồng lấn.

Một loại tranh chấp nữa là về giải thích và áp dụng các điều khoản của Công ước Luật biển năm 1982 để đưa ra các khái niệm, yêu sách, đòi hỏi của mình không theo đúng những quy định, tiêu chuẩn của Công ước. Ngoài ra còn có những tranh chấp khác, xảy ra trong quá trình làm ăn của phương tiện, người của các quốc gia với nhau.

Có những loại tranh chấp khi muốn sử dụng cơ chế tài phán quốc tế song phương và hoặc đa phương, các bên có liên quan phải ký vào một thỏa thuận rồi gửi ý kiến đó lên các cơ quan tài phán, thì tòa án mới có thể thụ lý được. Ví dụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, hoạch định phân định vùng biển chồng lấn. Theo quy định về thủ tục, cơ quan tài phán không có trách nhiệm và quyền hạn thụ lý các vụ việc các bên đơn phương gửi lên. Trong trường hợp Hoàng Sa, nếu muốn giải quyết tranh chấp chủ quyền của ai, phải có sự đồng ý của Trung Quốc và Việt Nam cùng ký vào một thỏa thuận để gửi lên.

Nhưng riêng có một loại tranh chấp chúng ta có quyền đơn phương kiện lên tòa, như chúng ta kiện việc Trung Quốc cố tình giải thích và áp dụng sai Công ước về Luật biển năm 1982 để đưa các yêu sách vô lý, theo phục lục 7, bởi phần 5 của công ước, nói đến vai trò trách nhiệm của các cơ quan tài phán và việc các bên có thể đơn phương kiện với tư cách là một thành viên.

Nội dung mà giáo sư Cohen nói là chúng ta có thể kiện vai trò của các đảo ở Hoàng Sa là đá nên không có quyền mở rộng phạm vi vùng biển vì đó là nội dung mà Trung Quốc đã cố tình giải thích và áp dụng điều 121 của Công ước sai, biến các bãi cạn, đảo đá nhỏ, thậm chí với các đảo với đúng định nghĩa nhưng không thích hợp với đời sống con người, không có đời sống kinh tế riêng để mở rộng các phạm vi vùng biển lên. Đấy là việc áp dụng, giải thích sai Công ước và chúng ta có quyền kiện việc đó lên cơ quan tài phán.

Philippines đã làm điều đó cách đây hai năm, chính họ cũng kiện Trung Quốc giải thích áp dụng sai trong việc giải thích vai trò của các đảo đá, các đảo nhỏ cũng như trong việc vạch ra "đường 9 đoạn", không dựa vào bất kỳ tiêu chuẩn nào của Công ước. Và xuất phát điểm mà họ kiện là vấn đề Scarborough. Trung Quốc cho rằng đây là bộ phận của Trung Sa, nhưng nằm trong thềm lục địa của Philippines. Philippines theo kiện đến cùng dù gặp nhiều khó khăn và sức ép của Trung Quốc. Hiện hội đồng trọng tài về Luật biển đã được thành lập gồm 5 thành viên và yêu cầu các bên nộp các hồ sơ, lập luận của mình. Philippines đã nộp hồ sơ 4.000 trang. Trung Quốc từ trước đến nay luôn từ chối, quay lưng, không chấp nhận tòa án. Nhưng không phải vì Trung Quốc quay lưng, không theo kiện mà họ không tiếp tục thụ lý vụ việc, bởi việc khởi kiện đã đúng nội dung.

Xin ông nói thêm về việc mở rộng phạm vi các vùng biển, trong đó có vùng đặc quyền kinh tế, của các quốc gia ven biển, các đảo và quần đảo.

Ở đây có hai nội dung, vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển và của quốc gia quần đảo, quần đảo được xác định như thế nào. Đối với quốc gia ven biển như Việt Nam, theo Công ước có quyền vạch đường cơ sở, theo hai phương pháp thông thường và đường cơ sở thẳng. Đường cơ sở thông thường là vạch theo ngấn thủy triều thấp nhất, chạy dọc theo bờ biển, nơi nhô ra nhất của bờ biển, hoặc các đảo không cách quá xa bờ. Còn đường cơ sở thẳng là nối các điểm nhô ra nhất để vạch ra các đoạn cơ sở thẳng.Hai phương pháp đó tạo ra được hệ thống ven bờ lục địa để tính ra các vùng biển.Trên cơ sở đó, phía trong đường cơ sở gọi là nội thủy, ngoài đó, từ đường cơ sở ra 12 hải lý là lãnh hải. Đường ranh giới cách đường cơ sở 12 hải lý chính là đường biên giới quốc gia trên biển, trong đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối đối với lãnh hải và nội thủy.Và vượt qua đường biên giới quốc gia trên biển 12 hải lý chính là vượt qua đường biên giới quốc gia.

Còn từ đường cơ sở tính ra 200 hải lý chính là vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia ven biển mà thực chất là 188 hải lý vì trừ đi 12 hải lý lãnh hải. Đây là phạm vi chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển. Ở đây quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với tài nguyên thiên nhiên về mặt kinh tế. Chi tiết của quyền đó có rất nhiều điểm, nhưng tôi chỉ tóm tắt là: có quyền chủ quyền chứ không phải chủ quyền. Thứ nữa tôi muốn nói là ở vùng xác định đặc quyền kinh tế theo công ước luật biển, các quốc gia khác có biển và không có biển, được quyền tự do hàng hải, tự do hàng không.

Cho nên trong khi thực hiện các quyền chủ quyền của mình, quốc gia ven biển không được phép cản trở quyền tự do của các nước đó, trừ khi các nước thực hiện quyền tự do đó gây ảnh hưởng đến các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.

Còn đối với các quốc gia quần đảo, theo công ước luật biển, như Philipipnes, Indonesia, có quyền xác định hệ thống đường cơ sở bằng cách có thể nối các thực thể nhô ra nhất của quốc gia quần đảo đó. Từ đường cơ sở đó, tính các vùng biển theo như tiêu chuẩn của các quốc gia ven biển gồm có vùng nước quần đảo ở phía trong đường cơ sở theo chế độ nội thủy như là quốc gia ven biển, rồi lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Và tất cả các tiêu chuẩn đó được áp dụng như quốc gia ven biển.

Riêng đối với các quần đảo xa bờ của quốc gia ven biển, không phải quốc gia quần đảo thì chưa thấy bất kỳ một điều khoản nào quy định được vạch đường cơ sở như quốc gia quần đảo.Như vậy không thể áp dụng những quy định của quốc gia quần đảo vào các quần đảo xa bờ của quốc gia ven biển. Và như vậy từng đảo của các quần đảo đó được phép vạch đường cơ sở của từng đảo một, chứ không phải vạch theo kiểu bao lấy như của quốc gia quần đảo. Đây là một lưu ý.

Như vậy tất cả các đảo của quần đảo có quyền vạch đường cơ sở cho từng đảo một và đảo đó phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định của điều 121, là vùng đất luôn luôn nổi lên mặt nước khi thủy triều lên cao nhất và hơn nữa nếu được tính các vùng biển và thềm lục địa như tiêu chuẩn của quốc gia quần đảo hoặc ven biển thì đảo đó phải đủ lớn để con người có thể sinh sống, và có đời sống kinh tế riêng.

Và ông nghĩ sao về việc áp dụng mở rộng các vùng biển của Trung Quốc ở Hoàng Sa?

TS.Trần Công Trục: Chớ mắc bẫy chơi chữ của Trung Quốc ở Hoàng Sa - Hình 2

Tiến sỹ Trần Công Trục khẳng định vùng mà Trung Quốc đang triển khai giàn khoan Hải Dương-981 nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không liên quan đến vùng biển mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam)

Quay trở lại đối với quần đảo Hoàng Sa, và Trường Sa, như các bạn biết, đây là tập hợp của các đảo đá, bãi cạn, nhỏ bé. Đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa là Phú Lâm, 1,6 cây số vuông. Còn lại là các đảo 100-200m2 mà thôi, rất trơ trọi, cây cối không có, nước ngọt không. Mặc dù sau khi Trung Quốc chiếm của Việt Nam, họ đã cố gắng đầu tư xây dựng, lập các đường băng, cầu cảng, nhà cửa...để tạo ra một diện mạo đáp ứng Công ước, nhưng điều này không thể cải tạo được, để cho đủ lớn để con người có thể sinh sống trên đó, chắc chắn không thể có đời sống kinh tế riêng, với đúng nghĩa của nói. Công ước Luật biển không nói bao nhiêu là đủ lớn, nhưng điều đó không có nghĩa là mấy trăm mét vuông có thể tạo ra được đời sống kinh tế riêng, hoặc nằm trong vị trí mà thời tiết rất khắc nghiệt, không có cây cối, nước ngọt,

Dưới con mắt của những nhà làm luật và khoa học, rõ ràng hai quần đảo này không có điều kiện thích hợp để cho con người ở, có đời sống kinh tế riêng vì quá nhỏ bé và nằm trong môi trường hết sức khắc nghiệt. Các bạn biết điều quan trọng nhất là nước mà nước hầu hết không có, cây cối không có, vậy làm sao con người có thể sống.Người ta có thể đầu tư, cố tình tạo ra các điều kiện để phục vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ ở đó. Ngày xưa cha ông ta ra đó, chỉ tháng 4 đi và tháng 8 về.

Luật biển quốc tế đã nói rõ, và luật biển Việt Nam cũng nói rất rõ điều đó, nêu nguyên tắc của mình theo UNCLOS, rằng các đảo xa bờ và các quần đảo xa bờ, có thể tính đến các vùng biển như vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với những đảo đủ lớn thích hợp cho con người ở và có đời sống kinh tế riêng. Còn những đảo nào không đủ lớn, không thích hợp cho con người ở và không có đời sống kinh tế riêng chỉ có tối đa 12 hải lý lãnh hải.Điều này hoàn toàn phù hợp với công ước luật biển.

Cho nên với quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) Trung Quốc nói có chủ quyền, họ có ý đồ mở rộng phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở mà họ đã công bố năm 2006 hoàn toàn là sự vận dụng sai Công ước Luật biển. Họ nói rằng họ hoạt động bình thường, trong vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa họ nói rõ có vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp tôi xin nói đây là thủ thuật chơi chữ của họ.

Nếu chúng ta có con mắt chuyên môn thì đây là thủ thuật, là một cái bẫy chơi chữ của Trung Quốc. Vì với việc Trung Quốc nói vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, nghe có vẻ như Trung Quốc cũng tính đúng Công ước nhưng thực ra tiếp giáp lãnh hải về mặt phạm vi không gian nó vẫn là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế. Cho nên cách nói này của Trung Quốc là cách nói chơi chữ, mê hoặc dư luận, có cảm giác là đúng luật biển, mặc dù là sai.

Từ góc độ pháp lý đó, xin ông giải thích thêm về việc chúng ta phản đối Trung Quốc vi phạm "vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam".

Nếu như chúng ta phản đối Trung Quốc vi phạm "vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa", có nghĩa là chúng ta đã mặc nhiên thừa nhận quan điểm pháp lý của Trung Quốc cho rằng quần đảo Hoàng Sa này có các vùng biển. Và như vậy họ sẽ rất cám ơn chúng ta về phát biểu đó, bởi họ muốn như vậy. Điều đó có nghĩa là gì? Là tạo cơ hội để họ tiếp tục làm ở các vùng khác! Thâm độc là ở chỗ đó.

Cho nên chúng ta nên nhớ rằng quan điểm chính thức của chúng ta là không hề nói đến quần đảo Hoàng Sa. Chúng ta nói Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Và tính từ đảo Lý Sơn ra, 200 hải lý tính từ đường cơ sở, vùng mà Trung Quốc đang làm (triển khai giàn khoan Hải Dương-981) nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không liên quan đến vùng biển mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam).

Như vậy chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc đặt giàn khoan cách đường cơ sở của chúng ta 119 hải lý (vị trí ban đầu của giàn khoan Hải Dương-981- pv) và cách ranh giới 200 hải lý tính từ đường cơ sở là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.Mặc dù sau này đến ngày 27/5, họ có di chuyển giàn khoan, nhưng nó vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Còn với Hoàng Sa, Việt Nam khẳng định chủ quyền trên cơ sở nào thưa ông?

Chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam không phải được tính từ đường cơ sở như một số người nhầm tưởng mà được hình thành từ việc Nhà nước Việt Nam chiếm hữu và thực thi chủ quyền theo đúng nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đó là nguyên tắc chiếm hữu thực sự.

Nghĩa là: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo ở đây kể từ khi nó còn là vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ 17, việc chiếm giữ này là thật sự, rõ ràng, liên tục và hòa bình. Việt Nam có đầy đủ các căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý. Tôi xin khẳng định với các bạn và xin đề nghị các bạn phải nhấn mạnh cho tôi điều này.

Các bạn đừng mải mê đưa ra các sự kiện lịch sử, những tài liệu lịch sử, những bản đồ lịch sử, để mà chứng minh bởi điều này cần phải được xem xét một cách thận trọng, giống như giáo sư người Bỉ, tiến sỹ luậtErik Franckx,( người đã tham dự Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử ở Đà Nẵng từ 19-21/6 vừa qua và là thành viên của Tòa trọng tài thường trực -pv), đã nói rằng bản đồ có giá trị khi bản đồ đó được kèm theo các quyết định hành chính. Còn những bản đồ cho dù được xuất bản chính thức cũng chỉ là tài liệu tham khảo.

Thứ nữa là các sự kiện lịch sử ghi trong các bộ sử cũng là những sự kiện để tham khảo, để những người làm công tác pháp lý tìm ra những bằng chứng có giá trị pháp lý. Ví dụ trong lịch sử ghi rõ Hải đội Hoàng Sa do nhà nước Việt Nam thành lập. Đây là sự kiện có thực, nhưng để chứng minh trước các cơ quan tài phán pháp lý phải tìm ra các bằng chứng, các châu bản của nhà Nguyễn, các quyết định của nhà vua, các quyết định hành chính đã thành lập như thế nào. Đây mới là có giá trị pháp lý. Còn nếu chỉ nêu ra các sự kiện, tôi tin rằng tòa án sẽ không chấp nhận điều đó. Nên nhớ, Trung Quốc cũng nêu ra các sự kiện có liên quan, như mô ta người dân Trung Quốc đến phát triển như thế nào, đặt tên ra sao, họ có trước mình 2000 năm. Nếu chúng ta mải mê vào các tư liệu đó, thì thưa các bạn, Trung Quốc đang dùng cái đó để nói xấu chúng ta, đã vu cáo chúng ta đã thừa nhận chủ quyền của họ đối với Tây Sa, Nam Sa, như 4,5 tài liệu vừa rồi họ đưa lên Liên hợp quốc. Đấy là cách tiếp cận của phía Trung Quốc, họ đưa ra những bằng chứng vu vơ, để viện vào nói rằng trong lịch sử Trung Quốc có chủ quyền, và cũng dựa vào cái đó để họ nói rằng mình từ bỏ chủ quyền.

Chúng ta không phải không nghiên cứu, trân trọng những thứ đó, nhưng chúng ta nên nhớ rằng phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, để sử dụng đúng mục đích những tài liệu lịch sử đó để giáo dục cho người Việt Nam trong và ngoài nước biết được lịch sử của ông cha mình đã đổ xương máu để gây dựng và giữ gìn, tạo lòng yêu nước. Nhưng về mặt pháp lý chúng ta phải cân nhắc để có được hồ sơ pháp lý mới đàm phán với nhau, để đưa ra giải quyết ở cơ quan tài phán. Và các sự kiện lịch sử đó dùng để làm tài liệu tham khảo, dấu mốc để cho những người làm công tác pháp lý tìm thêm tài liệu, chứng cứ.

Cách tiếp cận của Tiến sỹ Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học và Lịch sử Đà Nẵng, trong bài tham luận tại hội thảo tại Đà Nẵng vừa qua, tôi cho đấy mới là cách tiếp cận đúng đắn. Ông đã đưa ra tất cả các bằng chứng có tính nhà nước có liên quan đến hoạt động ở Hoàng Sa, liên quan đến những quyết định hành chính, thành lập các đơn vị hành chính trong quá trình lịch sử. Tôi xin ca ngợi về cách tư duy tiếp cận đó của ông chủ tịch Hội khoa học lịch sử mà rất hiểu pháp lý.

(Còn tiếp)

Thùy Trang

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024
Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất
16:48:22 07/11/2024
Cách chữa bệnh quái dị của 'thầy lang' ở Quảng Ninh
10:00:02 08/11/2024
Vượt sông Sêrêpốk tìm kiếm máy bay Yak-130
14:58:51 08/11/2024

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024
Giúp việc đến làm ngày đầu tiên, chủ nhà mở camera giám sát lên và chứng kiến hành vi lạ
19:54:55 08/11/2024
Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếng
17:46:52 08/11/2024

Tin mới nhất

Miền Trung "lên dây cót" ứng phó bão Yinxing

20:20:43 08/11/2024
Các tỉnh, thành miền Trung đã có công điện chủ động ứng phó với bão Yinxing theo phương châm 4 tại chỗ , trong đó việc bảo đảm tài sản, tính mạng của người dân được ưu tiên hàng đầu.

Những "quái xế" mang gương mặt trẻ vị thành niên

20:05:32 08/11/2024
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ tai nạn giữa xe máy và một chiếc ô tô thư báo, xảy ra trên đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) khiến một người tử vong tại chỗ.

4 ô tô va chạm liên hoàn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

18:00:22 08/11/2024
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ tai nạn xảy ra giữa 4 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai sáng 8/11. Một người bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu.

Hiện trường máy bay Yak -130 rơi tại Đắk Lắk

16:38:12 08/11/2024
Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay Yak -130 rơi gần một trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk). Hiện các đơn vị chuyên môn đang khẩn trương vào hiện trường và lên phương án xử lý.

Bão Yinxing ảnh hưởng thế nào đến đất liền nước ta?

14:56:44 08/11/2024
Bão Yinxing mạnh cấp 13-14, giật cấp 17 đang hoạt động ở khu vực Bắc Biển Đông. Dự báo, bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và chỉ gây mưa vừa ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ nước ta.

Cháy lớn tại khu công nghiệp Sông Công 1

12:59:58 08/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã điều động nhiều xe và phương tiện chữa cháy đến hiện trường.

Quân đội tìm kiếm máy bay YAK-130 như thế nào?

09:12:19 08/11/2024
Trong ngày 7.11, lực lượng chức năng đã huy động 553 người, 247 phương tiện tìm kiếm máy bay YAK-130 rơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"

Tv show

22:53:45 08/11/2024
Trấn Thành thấy thế liền can ngăn và nhắc đàn em: Bảo vệ cần đưa hai người này ra ngoài. Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa .

Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump

Sao âu mỹ

22:51:48 08/11/2024
Làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đến nỗi Cardi B phải nhanh chóng xóa video. Tuy nhiên, nữ rapper này không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào.

Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?

Sao việt

22:49:03 08/11/2024
Quang Minh có mối quan hệ thân thiết với gia đình của Tăng Khánh Chi. Thậm chí, anh còn thoải mái trêu ghẹo con riêng của bạn gái trong dịp sinh nhật vừa qua.

Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?

Thế giới

22:15:13 08/11/2024
Chiến thắng bầu cử của Donald Trump không chỉ là một sự kiện chính trị đơn thuần, mà còn là bước ngoặt lớn phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng của người dân Mỹ.

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Nagelsmann mắc sai lầm khó tin gọi ngôi sao tuyển Latvia vào đội tuyển Đức

Sao thể thao

21:00:59 08/11/2024
HLV trưởng đội tuyển Đức đã gây ra một vài bất ngờ với đội hình mới nhất của mình, đặc biệt là việc ông điền tên một cầu thủ quốc tế của Latvia vào danh sách các ngôi sao mà ông triệu tập

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.