Bão quật đổ cột sóng viễn thông trên QL1A ở Quảng Bình Tin video
Mưa to, gió giật cấp 10-11 đã bắt đầu xuất hiện ở Quảng Bình, Quảng Trị. Nhiều tuyến đường bị chia cắt, cây xanh ngã đổ, điện mất nhiều nơi…
Cột sóng viễn thông đổ gãy trên QL1A, đoạn đi qua xã Hồng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình
* Liên tục cập nhật
Theo thông tin cập nhật từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TƯ, lúc 17h chiều nay (30/9), tâm bão số 10 nằm trên địa phận các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (tức là từ 103 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.
Hàng trăm phương tiện đang bị ách tắc trên quốc lộ 1A, đoạn qua Hồng Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình.
Ghi nhận tại Ba Đồn (Quảng Trạch, Quảng Bình) có gió giật mạnh cấp 13, tại Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) giật cấp 12. Tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gió giật cấp 11, một số nơi như Lý Sơn, Bạch Long Vỹ, Hòn Ngư, TP.Đông Hà… có gió giật cấp 9.
Dự báo trong khoảng 12 giờ tới, sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình, bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, toàn bộ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị đã bị cắt điện. Sóng điện thoại hầu như không liên lạc được.
Ùn tắc trên quốc lộ 1A, đoạn qua Quảng Bình.
Trên quốc lộ 1A, hàng loạt xe bị ùn ứ do không thể lưu thông trong gió bão được, trong đó nhiều chiếc xe bị lật đổ trên đường.
Tại Quảng Trị, để ứng phó với bão số 10, tỉnh đã bố trí trực thăng ứng trực sẵn sàng cứu hộ cứu nạn; chuẩn bị 5 tàu trực chiến làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và hướng dẫn tàu thuyền ngư dân vào vị trí tránh bão; 2 tàu đầu kéo, 22 xuồng cao tốc, xuồng cao su cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng.
13h trưa nay, bão số 10 đã vào vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Chiều nay, bão sẽ đổ bộ đất liền.
Cây xanh đổ la liệt ở Quảng Bình
Nhiều ô tô không dám chạy vào đúng thời gian bão đổ bộ
Thời điểm hiện tại, PV có mặt tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình cho hay, dường như bão đã bắt đầu đổ bộ và ảnh hưởng.
Người dân chạy bão trên đường ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình)
Mưa bão đã làm nhiều cây đỗ gãy nhiều cây cối tại huyện này. Nhiều hộ dân cố gắng ở lại giằng chống nhà cửa đã buộc phải di dời lên những toà nhà cao hơn.
Tại Quảng Bình, từ 14h chiều nay bắt đầu có mưa to và gió lớn giật cấp 10-11.
Tại Quảng Trị, đặc biệt là các huyện ven biển đã có gió to, mưa lớn. Nhiều cây xanh bị quật đổ. Các tuyến đường không một bóng người qua lại. Nhiều tuyến đường bị chia cắt bởi cây xanh đổ ngang đường…
Video đang HOT
Càng về chiều, mưa càng ngày càng lớn. Gió giật mạnh hơn…
Người dân Lệ Thủy chạy bão chiều 30/9
Hiện nay, ở các tỉnh Hà Tĩnh đến Đà Nẵng đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 40 – 100mm.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, khoảng chiều và tối nay (30/9), vùng tâm bão có khả năng đi vào địa phận các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị, sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 1h ngày 1/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Bão bắt đầu đổ bộ vào Quảng Bình
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, ở trạm đảo Lý Sơn đã có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 22m/s (cấp 9); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 21m/s (cấp 9); đảo Hòn Ngư có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 20m/s (cấp 8); đảo Cồn Cỏ có gió mạnh 18m/s (cấp 8), giật 34m/s (cấp 12).
Hình ảnh tại Quảng Bình
Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có gió mạnh 12m/s (cấp 6); giật 22m/s (cấp 9); Ở ven biển các tỉnh Thanh Hóa – Quảng Nam có gió giật cấp 6 – 7, riêng Tp.Đồng Hới, Tp.Đông Hà giật 19m/s (cấp 8); Tp.Huế có gió giật 17m/s (cấp 7).
Tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), theo các cơ quan chức năng, gần 1.000 hộ dân của cả xã miền biển Ngư Thủy Bắc đều đã chằng néo nhà cửa, cấp tập chạy về trụ sở UBND xã, trường học trên địa bàn để trú bão.
Từ đầu giờ chiều 30/9, tại huyện Lệ Thủy gió bão đã mạnh dần lên cấp 8 – 9, mưa rất nặng hạt. Hàng ngàn dân địa phương lo lắng chạy bão.
Trưa nay, gió bão đã giật vỡ hệ thống cửa kính hành lang của trụ sở xã Ngư Thủy Bắc
Tại xã Ngư Thủy Bắc – một trong 3 điểm xã ven biển của huyện Lệ Thủy được dự báo là có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão số 10 – người dân đang nín thở từng giờ chờ bão đổ bộ.
930 hộ dân thuộc 5 xóm toàn xã đều đã được sơ tán đến đến trụ sở UBND xã, trường học và trạm y tế. Nhiều bà mẹ ở làng chài này lo lắng bế con chạy trong mưa bão.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt (thôn Tân Thuận) vừa một tay chằng néo nhà cửa, một tay nách 3 đứa con vượt mưa bão chạy đến trú ở trụ sở UBND xã.
Chồng chị Nguyệt là anh Trần Quang Thụy đang đi biển đánh cá, hiện vẫn chưa về.
“Từ buổi trưa nay gió đã rất to, mưa lớn. Dân làng phải sơ tán đi cả chứ không ai dám ngồi trong nhà nữa” – chị Nguyệt lo lắng cho biết.
Mẹ con chị Nguyệt chạy bão
Hàng xóm chị Nguyệt, bà Hồ Thị Vừng (SN 1966, thôn Tân Thuận) vốn là góa phụ, một mình nuôi 5 người con. Ngôi nhà 6 mẹ con chị đang ở vốn là nhà tình thương, hiện cũng đã được chằng néo cẩn thận.
Guơng mặt lo lắng, chị Vừng cho biết: “Khiếp lắm chú à, mưa to gió lớn thế này không biết nhà tôi có sao không. Mấy mẹ con tôi chỉ biết dắt nhau lên trj sở xã thôi”.
&’Trực chiến’ 24/24 tại trụ sở, ông Nguyễn Thanh Thoảng, Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc cho biết:”Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 28 năm qua tại địa phương. Chúng tôi đã huy động toàn bộ lực lượng triển khai công tác phòng chống, sơ tán bà con nhân dân về các địa điểm kiên cố.
Trưa nay, gió bão đã giật vỡ hệ thống cửa kính hành lang của trụ sở xã, đúng lúc rất nhiều phụ nữ, trẻ em đang trú ẩn ở đây. Hiện các lực lượng vẫn đang bám sát tại cơ sở, sẵn sàng các phương án để hỗ trợ bà con nhân dân lúc bão đổ bộ”.
Người tránh bão tại trụ sở UBND xã Ngư Thủy Bắc
Trao đổi với PV, ông Phạm Hữu Thảo, PCT UBND huyện Lệ Thủy cho biết thêm: “Toàn huyện có 3 điểm xã ven biển có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất gồm Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam. Tính đến trưa 30/9, Ban PCLB huyện đã triển khai sơ tán gần 200 hộ dân đến nơi an toàn, kêu gọi toàn bộ tàu bè hoạt động trên địa bàn về nơi trú ẩn”.
Phó Thủ tướng “vi hành trong bão”
Ghi nhận của PV tại Thừa Thiên Huế, sáng 30/9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cùng lãnh đạo tỉnh đến các vùng xung yếu, khu vực ven biển Hương Trà, Phú Lộc, thủy điện Bình Điền chỉ đạo công tác phòng chống bão, trực tiếp chỉ đạo ứng phó bão số 10.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra phòng chống lụt bão công tác sơ tán dân tại xóm Gành xã Hãi Dương tỉnh TT Huế.
Tính đến nay thời điểm trước khi bão đổ bộ, Thừa Thiên Huế đã hoàn tất công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão, di dời dân vùng xung yếu vào nơi an toàn, gia cố các công trình đê biển, hồ chứa, người dân cũng được cảnh báo hạn chế đi lại.
Các lực lượng phòng chống bão như biên phòng, quân đội, công an đang ứng trực tại các điểm xung yếu, các điểm nguy hiểm.
Phó Thủ tướng đã tới các điểm sạt lở, biển xâm thực, các tuyến đê biển xung yếu trên địa bàn các huyện ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, động viên chính quyền, bà con nhân dân sẵn sàng ứng phó với bão, đồng thời đề nghị bà con cảnh giác, lường trước các tình huống úng ngập hoặc bị chia cắt khi mưa bão.
Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý người dân chuẩn bị tốt các phương án 4 tại chỗ, nghiêm túc thực hiện các kế hoạch sơ tán của các lực lượng chuyên trách, tuyệt đối không được chủ quan ở lại lồng bè, tàu thuyền, đi lại qua các điểm nguy hiểm khi bão vào.
Sau đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp tục di chuyển ra Quảng Trị chỉ đạo công tác chống bão.
Trong khi đó, tại vùng biển xóm Gành (xã Hải Dương, thị xã Hương Trà), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại tá Nguyễn Văn Hiền – Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng Thừa Thiên Huế, những người lính biên phòng đang dầm mình trong mưa gió giúp dân chống bão.
Hà Tĩnh: Mưa lớn, gió giật mạnh
Ghi nhận tại huyện Kỳ Anh, vào khoảng 14h chiều nay, mưa mỗi lúc một tơ hơn, gió mạnh hơn, bão đã áp sát gần đất liền.
Hầu hết người dân ở đây đã chằng chống xong nhà cửa, cơ bản đã sơ tán xong.
Sóng to gió lớn trên biển Hà Tĩnh
Người già và trẻ em được sơ tán đến nơi an toàn khi bão đổ bộ
Trên đường làng, ngõ xóm vắng tanh, vắng bóng người qua lại. Trong khu dân cư, người dân đã đóng kín cửa, chuẩn bị sẵn sàng lương thực, nước uống, cố thủ đón bão.
Sáng 30/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã đến Hà Tĩnh kiểm tra, chỉ đạo khẩn trương tập trung đối phó với bão, sẵn sàng các biện pháp ứng phó với các tình huống khi có mưa, lũ lớn xảy ra, đề phòng địa bàn bị chia cắt, cô lập dài ngày, sẵn sàng cứu đê, chủ động xã lũ, điều tiết mức nước tại các hồ đập trên địa bàn…
Bộ trưởng Phát cũng đã đi thị sát tình hình phòng chống bão ở xã Thạch Kim (Lộc Hà) , sau đó vào huyện Kỳ Anh để tiếp tục kiểm tra, chỉ đạo.
Quảng Nam- Đà Nẵng: Sóng biển đánh sạt lở kè Hội An
Mặc dù bão số 10 không đổ bộ vào Đà Nẵng – Quảng Nam. Nhưng do ảnh hưởng của áp thấp, vùng ven biển Hội An sóng lớn đã đánh tan hơn 3 km kè ven biển thuộc phường Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam…
Mặc dù sóng biển lớn đánh tan bờ kè, nhưng nhiều du khách vẫn ra biển Cửa Đại để vui chơi. Thậm chí có vợ chồng đưa con ra đùa với sóng dữ.
Hàng trăm mét bờ kè bị sóng đánh sập nhưng nhiều người dân, thanh niên vẫn đổ ra bờ biển xem và chụp ảnh và ngồi chơi.
Bờ kè bị đánh vỡ.
Theo Xahoi
Đêm nay, bão số 10 suy yếu, Trung Bộ mưa to
Bão số 10 sẽ tan nhanh trong đêm nay và ngày mai, tuy nhiên, một đợt không khí lạnh yếu sẽ tiếp tục gây mưa cho các tỉnh ven biển Trung Bộ trong những ngày tiếp theo.
Tại nhiều xã ven biển ở Quảng Bình, nước biển dâng cao từ 10 đến 20m
Bão số 10 đã gây ra gió mạnh cho các đảo ven biển nước ta như tại Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 7, giật cấp 8, Cồn Cỏ gió cấp 5, giật cấp 7. Dự báo trong ngày hôm nay, trước khi bão số 10 đổ bộ, các huyện đảo và vùng ven biển nước ta còn có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 8, cấp 10; vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Cũng trong hai ngày cuối tuần, thời tiết các tỉnh Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội khô ráo, nắng đẹp và nhiệt độ cao nhất ở mức vừa phải, 30 - 32 độ C. Trong khi đó các tỉnh Nam Bộ vẫn có mưa rào và dông trên diện rộng vào buổi chiều và nền nhiệt cũng phổ biến ở mức 29 - 31 độ C.
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 10 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Như vậy khoảng chiều và tối nay (30/9), vùng tâm bão có khả năng đi vào địa phận các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị. Đến 22 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển về phía Tây rồi suy yếu thành một vùng áp thấp.
Như vậy, ngày hôm nay sẽ là khoảng thời gian ảnh hưởng trực tiếp của bão số 10 đến các tỉnh miền Trung nước ta. Từ giờ cho đến sau khi bão đổ bộ khoảng 6 - 12 tiếng, các tỉnh vùng ven biển Trung Bộ sẽ liên tục có gió mạnh kèm theo mưa lớn rất nguy hiểm. Sau khi bão tan, một đợt không khí lạnh lại ảnh hưởng tới nước ta gây ra mưa trong 2 - 3 ngày đầu tuần ở Bắc Bộ và tiếp tục duy trì mưa ở khu vực ven biển bắc và trung Trung Bộ với cường độ mưa giảm so với ngày đầu tuần.
Những ngày tiếp theo, sau khi bão số 10 tan, khu vực nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp đi qua khu vực nam Trung Bộ và gió mùa tây nam nên dự báo mưa trong khoảng thời gian cuối tuần tại các tỉnh miền Nam sẽ tăng nhẹ.
Thời tiết một số khu vực Khu vực Bắc Bộ: Nửa đầu tuần có mưa rào và dông rải rác, cuối tuần có mưa vài nơi. Nhiệt độ thấp nhất 20 - 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất đầu 27 - 30 độ C, cuối tuần 29 - 22 độ C. Khu vực bắc và trung Trung Bộ: Có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, 2 ngày đầu có nơi mưa to đến rất to và dông. Nhiệt độ thấp nhất 20 - 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27 - 31 độ C. Khu vực ven biển nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ: Có mưa rào và dông rải rác. Nhiệt độ thấp nhất Nam Bộ 23 - 26 độ C, Tây Nguyên 20 - 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất Nam Bộ 29 - 33 độ C, Tây Nguyên 26 - 30 độ C.
Theo Khampha
Cắt điện toàn tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị do bão Do ảnh hưởng của bão số 10, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế đang có mưa to, gió lớn. Miền Trung đang oằn mình chống bão số 10. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đang có mặt tại Quảng Trị kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão. Quảng Trị: Bố trí trực thăng ứng trực cứu nạn...