Bảo quản thực phẩm khi bị mất điện
Bão lũ, ngập lụt xảy ra, vấn đề bảo quản thực phẩm đặc biệt quan trọng. Bản tin của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra những lời khuyên để giữ thực phẩm an toàn trong trường hợp mất điện khi gặp thời tiết khắc nghiệt phòng chống các bệnh gây ra do thực phẩm nhiễm khuẩn.
- Nếu bị mất điện, tránh mở cửa tủ lạnh và tủ đông để giữ nhiệt không bị thoát ra ngoài. Khi cửa tủ lạnh được đóng kín thực phẩm vẫn trong tình trạng đông lạnh trong khoảng 1 ngày, thậm chí là 2-3 ngày sau.
- Nếu mất điện kéo dài, cho đá khô vào tủ lạnh và tủ đông để giữ lạnh cho tủ lạnh. Khi có điện trở lại, bạn dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ trong tủ lạnh. Nếu nhiệt độ khoảng 4-5 độ C hoặc thấp hơn, thực phẩm trong tủ vẫn an toàn.
- Vứt bỏ tất cả những thực phẩm dễ hỏng như thịt, cá, pho mát mềm, sữa, trứng, thức ăn thừa được lưu giữ trong tủ lạnh hoặc tủ đá khi nhiệt độ trong tủ lạnh trên 4-5 độ C trong hai hoặc nhiều giờ.
Video đang HOT
- Vứt bỏ tất cả thực phẩm khi tiếp xúc với nước bị nhiễm bẩn trong trường hợp ngập lụt xảy ra.
- Không bao giờ nếm thức ăn để xác định nó an toàn hay không và khi nghi ngờ thức ăn đã hỏng thì nên vứt bỏ.
Theo Gia Bảo (An ninh thủ đô)
4 bước phòng bệnh từ thực phẩm
Bạn phải sông với nôi lo mắc phải bênh tât từ chính những thực phâm mình ăn hàng ngày. Đê giảm những lo lắng này, đừng quên 4 bí quyêt phòng bênh sau đây.
Người tiêu dùng phải làm gì khi biêt rằng rất nhiều các loại thực phẩm thiết yếu hàng ngày có khả năng lây bênh cho con người? Thay vì hạn chê ăn uông hoặc ăn uông kiêm khem triêt đê thì bạn có thê thực hành theo 4 bước đơn giản dưới đây đê tránh các bệnh từ thực phẩm.
1. Giữ tay bạn luôn sạch sẽ
Bạn nên rửa sạch tay trước khi chuẩn bị thức ăn, đồ uống đặc biệt là sau khi xử lý thực phẩm tươi sống, nhất là thịt gia cầm sông hay cá...
Giữ tay sạch sẽ làm giảm đáng kể khả năng vi khuẩn hoặc vi trùng trong thực phẩm lây lan sang cơ thê và gây bênh.
2. Bảo quản thực phẩm một cách an toàn
Không nên để thực phẩm sống - chín lân lôn hoặc đê thức ăn tiêp xúc trực tiếp với bề mặt như mặt bàn bếp, bàn ăn... để giảm thiểu sự lây lan của vi khuẩn từ chô này sang chô kia.
Sau bữa ăn, bạn hãy phân loại thức ăn dư thừa, cho vào hộp riêng biệt và cất vào tủ lạnh. Đối với các loại trái cây và rau xanh, bạn hãy bảo quản chúng bằng cách gói lại và cho vào ngăn riêng biêt. Tránh để tình trạng các thực phẩm trong tủ lạnh của mình sắp xếp lẫn lộn giữa chín và sống.
Ngoài ra, bạn nên rửa sạch các dụng cụ làm bêp (thớt, dao, hoặc các đô dùng khác) trước khi dùng đê chê biên hoặc xử lý các món ăn khác.
3. Nấu thức ăn với nhiệt độ thích hợp
Vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng trong thực phẩm ở nhiêt đô 20-67 đô C. Vì vây. để giảm nguy cơ lây bênh từ các thực phẩm ăn uông hàng ngày, bạn phải đảm bảo nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp.
- Gia cầm, bao gồm gà, gà tây, vịt, ngỗng, tất cả nên được nấu đến nhiệt độ an toàn là trên 80 độ C.
- Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê nên được nấu đến nhiệt độ tối thiểu là 68 - 70 độ C.
- Cá và tôm, cua, sò, hến phải được nấu chín đến 70 độ C.
- Thức ăn thừa hâm nóng lại phải đạt 80 độ C.
4. Đừng để thực phẩm ở ngoài quá lâu
Vào mùa hè, thực phẩm được lấy ra khỏi tủ lạnh trong hơn hai giờ sẽ trở thành một "tấm thảm" chào đón các vi vì thời tiết nắng nóng sẽ tạo điêu kiên cho vi khuân sinh sôi rât nhanh.
Tránh bỏ thực phẩm ra ngoài tủ lạnh quá lâu mà không được chế biến. (Ảnh minh họa)
Vì vây, bạn nên tính toán thời gian chuẩn bị thức ăn để tránh bỏ thực phẩm ra khỏi tủ lạnh quá lâu mà chưa được chê biên.
Ngay cả thức ăn chín nêu đê ở ngoài quá lâu cũng không tôt vì lúc đó các vi khuân cũng tranh thủ xuât hiên và gây nguy hiêm cho sức khỏe.
Theo Nguyen Phuong (Tri thức trẻ)
Bí quyết loại trừ ngộ độc Nhiều năm trở lại đây, ở nông thôn hay thành thị hầu hết không còn cảnh dự trữ thực phẩm ngày Tết nên những vấn đề ngộ độc thực phẩm do ôi thiu ít xảy ra. Nhưng ngộ độc do phụ gia thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật lại ngày càng được quan tâm. Để những ngày Tết thực sự vui...