Bão qua, nông dân “được mùa” củi
Ngay sau khi cơn bão số 7 suy yếu, hàng chục người dân thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh (Quảng Bình) đã đổ xô ra sông suối vớt những thân cây bị nước lũ cuốn từ đầu nguồn về sử dụng.
Những ngày qua Quảng Bình xuất hiện mưa to, lượng nước từ thượng ngồn đổ về rất lớn khiến cho mực nước trên các sông dâng cao. Cứ sau mỗi mùa mưa bão, khắp các sông, suối tràn ngập rác thải, đồng thời xuất hiện rất nhiều thân gỗ khô mục, cành cây… Tận dụng cơ hội này, nhiều người dân đã đổ xô ra ven sông, khe suối để lấy củi về sử dụng.
Trên QL 1A, đoạn qua thôn Lương Yến, xã Lương Ninh (huyện Quảng Ninh) chúng tôi chứng kiến có hàng chục người dân đổ ra ven sông Nhật Lệ để vớt củi. Nhiều người dân sử dụng cả xe đạp, xe máy, xe kéo để đưa củi về nhà.
Dọc quốc lộ 1A, củi được người dân chất thành đống để chờ vận chuyển. Trong số đó có nhiều thân gỗ to có đường kính từ 20 – 30 cm, có cây to hơn có đường kính 40 cm.
Tương tự, nhiều người dân sống tại tiểu khu 2, thị trấn Quán Hàu sử dụng cả thuyền, ghe để vớt củi. Một người dân tại thôn Lương Yến cho biết, cứ sau mỗi mùa mưa, củi từ thượng ngồn theo các sông đổ về rất nhiều, bà con tranh thủ ra vớt về sử dụng. Có người trong một ngày vớt và đưa về nhà được gần một tấn củi khô, có khi nguyên cả thân cây trôi từ thượng nguồn về.
Mấy mùa trước, có người dân còn vớt được những thân gỗ lớn đã được xẻ thành phách trôi về, do lâm tặc phá rừng đầu nguồn lấy gỗ nhưng chưa kịp chuyển đi. Chuyện này đã thành thông lệ sau mỗi mùa mưa lũ nên bà con bất chấp cả hiểm nguy đổ xô đi vớt củi, gỗ.
Video đang HOT
Theo Dantri
Cô trò nơm nớp lo cây đổ, gãy
Khoảng 8h sáng nay, một cành to bị chết khô của cây xà cừ lớn trước cổng trường tiểu học Hoàng Diệu (P.Cống Vị, Q.Ba Đình, Hà Nội) bất ngờ rơi xuống khiến cô trò và phụ huynh hú vía. Hiện ở trường còn nhiều cành cây khô có thể gãy, đổ bất cứ lúc nào.
Lúc PV có mặt tại trường Hoàng Diệu ngay sau khi sự cố xảy ra, hình ảnh cành cây khô to bằng cổ tay gãy vụn trước cổng ra vào sân trường khiến nhiều người giật mình. Nếu cành cây khô này mà rơi trúng phải ai thì không biết điều gì sẽ xảy ra?
Vẫn ở trạng thái hú hồn, cô Nguyễn Thị Vân Anh - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Rất may thời điểm này phần lớn HS đã vào tập trung ở sân trường để ổn định nề nếp. Nếu cành cây này mà rơi đúng vào thời điểm HS đến trường thì không biết hậu quả sẽ lớn đến như thế nào".
Cành cây khô to bằng cổ tay gãy rơi trước cổng vào sân trường tiểu học Hoàng Diệu.
Cũng theo cô Vân Anh, mặc dù HS đã vào sân trường nhưng vẫn còn đông phụ huynh đứng ở cổng. May mắn là chỉ có một vài phụ huynh bị các cành bé quẹt qua người. Tận mắt chứng khiến cảnh này nên phụ huynh nào cũng bày tỏ sự lo ngại những tai nạn "từ trên trời" rơi xuống
Trước câu hỏi của chúng tôi về việc biết trước nguy cơ xảy ra nhưng tại sao nhà trường không can thiệp để Sở xây dựng vào cuộc giao cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh đến cắt tỉa để phòng tai nạn, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Vân Anh bức xúc nói: "Bản thân trường cũng như Phường đã nhiều lần kiến nghị nhưng chưa được giải quyết. Họ cũng có về khảo sát hai lần nhưng đến nay trường chưa nhận được giấy phép".
Nhiều phụ huynh lo lắng trước những "hiểm họa" từ trên trời rơi xuống.
Để minh chứng cho những gì mình nói, cô Vân Anh đưa cho chúng tôi xem các công văn gửi các ban ngành liên quan. Theo đó, công văn đầu tiên được gửi vào cuối tháng 6 và gần đây nhất là tháng 8. Trong công văn này nhấn mạnh: "Hiện nay, trong khuôn viên nhà trường có rất nhiều cây xanh được trồng lâu năm. Hiện tượng nhiều cành cây khô gẫy vụn, tán cây xòe rộng sà vào các lớp học, khu vui chơi của các con học sinh gây nứt tường, hỏng các đường ống thoát nước mưa trên các dãy nhà. Một số cây có thể mọc nghiêng đè vào bức tường rào để xe gây nguy hiểm cho các con HS học tập và sinh hoạt tại trường...".
Bản thân Trường tiểu học Hoàng Diệu và lãnh đạo UBND phường Cống Vị đã nhiều lần kiến nghị trước thời điểm năm học mới 2012-2013 bắt đầu rất lâu nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Cùng chung bức xúc, ông Hà Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND phường Cống Vị chia sẻ: "Ngay sau khi nhận được kiến nghị của Ban giám hiệu Trường tiểu học Hoàng Diệu thì lãnh đạo phường đã có công văn đề nghị cấp trên khảo sát xử lý để đảm bảo an toàn cho HS nhưng đến nay vẫn chưa nhận được giải quyết".
Ông Tuấn cũng cho biết thêm, trước đây trong khuôn viên trường Hoàng Diệu có một cây sưa trắng đã chết khô có thể gãy, đổ bất cứ lúc nào nhưng phải hơn 2 năm sau nhiều lần kiến nghị thì đơn vị liên quan mới đến giải quyết.
Trong khuôn viên trường nhiều cây xanh đang có các cành khô to lớn có thể gãy bất cứ lúc nào.
Một cây xanh nghiêng đè làm sập một phần bức tường ở khu vực để xe.
"Có một nghịch lý ở đây là cây xanh thì do HS nhà trường vun trồng nhưng khi cây lớn lên thì được đóng số giao cho công ty cây xanh quản lý. Khi muốn chặt hay cắt tỉa thì phải có công văn xin phép. Trong khi đó quy trình xử lý thì quá lâu" - ông Tuấn bức xúc nói.
Còn cô Nguyễn Thị Vân Anh thì cho rằng, nếu không phải xin phép thì nhà trường sẵn sàng trích ngân sách để thuê người đến cắt tỉa. Nhưng ở đây nếu tự động làm thì lại vi phạm quy định pháp luật.
Về vấn đề này, lãnh đạo Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cho biết: "Chúng tôi đã nhận được công văn kiến nghị và cũng đã về khảo sát. Hiện bản dự trù chi phí đã gửi cho UBND quận Ba Đình, sau khi thống nhất, chúng tôi sẽ xử lý ngay",
Việc học tập và vui chơi của trẻ đang phải đối mặt với những "hiểm họa" từ cây xanh.
Trong khi hàng nghìn HS trường tiểu học Hoàng Diệu đang phải đối mặt với những rủi do do chính các cây xanh trong khuôn viên trường mang đến nhưng các đơn vị liên quan thì lại "chậm chạp" xử lý. Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng Sở xây dựng Hà Nội cũng như UBND các Quận/Huyện sẽ có sự quan tâm đúng mức đề giúp các trường ở thủ đô hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng chống tai nạn thương tích cho HS.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Giải mã "ẩn số" amip "ăn não người" Hai trường hợp tử vong do amip "ăn não người" mới được phát hiện tại Việt Nam gần đây cho thấy, loại amip này đã tồn tại trong môi trường nước ở nước ta từ lâu và có thể trước kia đã có những ca tử vong do amip này nhưng chúng ta chẩn đoán sót, chưa ghi nhận. Đó là ý kiến...