Báo Philippines: Trung Quốc đang cải tạo 5 đảo ở Trường Sa
Một báo của Philippines khẳng định hoạt động cải tạo của Trung Quốc đang diễn ra tại 5 khu vực ở quần đảo Trường Sa
Báo PhilStar dẫn một thông báo của Dinh tổng thống Philippines cho hay, Trung Quốc cải tạo đất trái phép tới 5 khu vực trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam – gồm Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Én Đất.
Báo cáo của Dinh tổng thống Philippines cũng cho biết Manila chưa phát hiện hoạt động cải tạo tại các vùng khác mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp và xây đồn quân sự như Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn.
Tuy nhiên, báo cáo không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ triển khai những hoạt động cải tạo tại ba khu vực này sau khi họ hoàn thành các công trình ở 5 đảo đá đầu tiên.
Giới chức Philippines cũng lưu ý khả năng Trung Quốc không tiến hành hoạt động nào trên đá Vành Khăn do vị trí gần với các nước láng giềng. Có thể Bắc Kinh dự đoán họ sẽ vấp phải phản ứng ngoại giao mạnh mẽ từ những quốc gia lân cận, đồng thời quốc tế sẽ chú ý nhiều hơn nếu hoạt động cải tạo xảy ra trên đá Vành Khăn.
Trên đảo đá Chữ Thập, Trung Quốc điều động 200 binh sĩ đồn trú trái phép, lắp đặt các radar tìm kiếm trên không và mặt đất, các thiết bị truyền dữ liệu vệ tinh. Khoảng 200 lính cùng bãi đáp cho trực thăng đang hiện diện trên bãi Đá Xu Bi. Trên đảo Vành Khăn, Trung Quốc xây ít nhất 4 khu phức hợp và hơn 100 binh sĩ canh gác các cơ sở truyền thông, bến cảng và nơi đáp trực thăng.
Ảnh tóm tắt quá trình mở rộng cơ sở của Trung Quốc trên đá Gạc Ma từ năm 2012 đến nay.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 3/2014, chính quyền Philippines cho biết Trung Quốc đang cải tạo đất tại đá Gạc Ma mà Bắc Kinh chiếm bất hợp pháp của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Philippines cũng công bố hình ảnh về quá trình các đồn quân sự nhỏ của Trung Quốc tại đây mở rộng đến gần 9 hecta chỉ trong hai năm.
Các quan chức chính phủ Philippines nêu rõ các máy bay trinh sát của nước này xác nhận sự hiện diện của tàu nạo vét và tàu chở vật liệu Trung Quốc liên tục xuất hiện trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Pasi Abdulpata, một người chuyên cung cấp cá của Philippines, cho Bloomberg biết các tàu Trung Quốc chở rất nhiều bao xi măng, gỗ và thép đến gần đảo Gạc Ma từ giữa tháng 5.
“Dường như họ đang chuẩn bị xây các tòa nhà lớn. Hành động của họ đang làm biến dạng đại dương”, ông Abdulpata nhận định.
Các nhà quan sát quốc tế nhận định tham vọng mở rộng các căn cứ quân sự của Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa nhằm áp đặt uy quyền của Bắc Kinh trong Biển Đông. Nhiều báo cho biết Trung Quốc dự định xây một đường băng tại đá Gạc Ma. Một khi đường băng này hoạt động thì Bắc Kinh có thể thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, tương tự như vùng phòng không trên biển Hoa Đông.
Ảnh chụp hồi tháng 2 ghi nhận tàu Trung Quốc gắn máy xúc hoạt động gần bãi Én Đất (thuộc quần đảo Trường Sa) để khai thác tài nguyên. Ảnh: Inquirer
Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, cho rằng việc Trung Quốc xây cơ sở quân sự, đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ đẩy sự ổn định của các nước Đông Nam Á vào tình thế bấp bênh.
“Căn cứ mà Trung Quốc dự tính xây bao gồm cả bến tàu để họ có thể tiếp tế và hỗ trợ cho các tàu khu trục. Ngoài ra, bạn có thể thấy đường băng có chiều dài hơn 1,6 km, nghĩa là nó cho phép các máy bay chiến đấu, như chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc (có phạm vi hoạt động hơn 3.200 km) hiện diện tại căn cứ. Đảo Gạc Ma giống như một chấm ở giữa vòng tròn với bán kính khoảng hơn 1.600 km. Khu vực ấy bao gồm rất nhiều phần lãnh thổ của các nước trong khu vực. Do vậy, căn cứ của Trung Quốc có thể đe dọa tất cả căn cứ của chúng ta”, Golez nhấn mạnh.
Theo Tri Thức
Vụ đâm tàu: 5 ngư dân mất tích đã trôi rất xa?
2h sáng ngày 19/9, tàu SAR 272 thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III đã đưa thêm 2 thi thể ngư dân gặp nạn ngoài khơi Vũng Tàu vào bờ
Như vậy, đến nay đã có 3/8 nạn nhân mất tích trong vụ đâm tàu được tìm thấy xác, đưa vào bờ để người thân nhận dạng, đưa về quê lo hậu sự. 5 người còn lại vẫn đang mất tích.
Theo cơ quan chức năng, sau khi tìm thấy 2 thi thể hôm qua (18/9) do cả 2 đang trong giai đoạn trương sình, phân hủy nên tàu cứu hộ đã nhanh chóng đưa vào bờ rồi chuyển về Bệnh viện Lê Lợi (Vũng Tàu) để người thân đến nhận diện.
Hai thi thể được đưa vào bờ rạng sáng nay (19/9)
9h sáng nay, anh Nguyễn Hữu Phước, anh trai của ngư dân xấu số Nguyễn Văn Khánh có mặt tại Bệnh viện Lê Lợi và đã nhận diện ra 1 trong 2 thi thể là em trai mình. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cơ quan chức năng bàn giao thi thể anh Khánh cho gia đình để đưa về quê lo hậu sự. Hiện thi thể ngư dân còn lại vẫn đang chờ người nhà nhận diện.
Hiện 5 ngư dân trên tàu cá Tiền Giang bị tàu hàng Sima Sapphire (quốc tịch Singapore) đâm chìm vào rạng sáng ngày 16/9 tại vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu, cách bờ hơn 50 hải lý về phía Nam vẫn chưa được tìm thấy.
Lãnh đạo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn cứu hộ hàng hải khu vực III (Vũng Tàu) cho biết, đơn vị vẫn đang tích cực tìm kiếm 5 ngư dân mất tích, mở địa bàn tìm kiếm rộng, thông báo cho các tàu cá ngư dân đang hoạt động trên vùng biển này hỗ trợ. Tuy nhiên, do thời tiết hiện đang rất xấu và chuyển biến phức tạp nên công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn, các ngư dân mất tích có thể đã bị trôi rất xa.
Tàu Sima Sapphire đã được đưa về cảng CMIT ở huyện Tân Thành phục vụ điều tra
Ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết: "Công tác điều tra, khám nghiệm tàu hàng gây tai nạn đang diễn ra khẩn trương. Tổ điều tra đã tạm giữ bằng cấp thủy thủ đoàn, lái tàu, nhật ký hàng hải và hải đồ. Hiện hộp đen của tàu hàng Sima Sapphre vẫn chưa được tổ điều tra thu giữ vì việc này khá phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Cũng theo ông Chiến, trong ngày hôm nay, tổ điều tra sẽ lấy lời khai của thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng của tàu hàng".
Hiện tàu Sima Sapphire đã được đưa về cảng CMIT ở huyện Tân Thành tiếp tục phục vụ công tác điều tra.
Cũng trong sáng nay, lực lượng Cảnh sát Biển, Hải quân đã điều động 2 tàu ra hiện trường, khu vực xảy ra vụ đâm tàu, phối hợp cùng lực lượng cứu hộ cứu nạn tham gia tìm kiếm 5 nạn nhân còn mất tích. Trong khi đó, tỉnh Tiền Giang điều động thêm 10 tàu cá của ngư dân tỉnh này tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích. Thông tin từ hiện trường cho biết, do ảnh hưởng của bão số 8, hiện biển động, sóng to gió lớn nên việc tìm kiếm nạn nhân mất tích hết sức khó khăn.
Theo Hải Âu - Lê Mai (Khampha.vn)
14 người chết và mất tích vì bão số 8 Sáng 19/9, Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây nguyên cho biết, cơn bão số 8 đã gây thiệt hại nặng nề, làm 2 người chết và ít nhất 12 người mất tích. Tính đến sáng nay, bão số 8 đã làm 2 người chết và ít nhất 12 người mất tích. Cụ thể, tại Quảng Trị, 1...