Báo Pháp: Trung Quốc quấy nhiễu để lấn chiếm biển đảo
Báo Pháp Libération nhận định hành động bành trướng trên biển củaBắc Kinhlàm các nước láng giềng lo ngại và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Ngư dân Trung Quốc là lính xung kích trên biển.
Về tham vọng của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương, tác giả bài viết “ Trung Quốc tiến ra biển” đăng trên báo Liberation ngày 1/4 nhận định từ nhiều năm qua, Trung Quốc không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng trên biển cũng như trên đất liền. Các nước láng giềng hết sức quan ngại trước sự hung hăng của Bắc Kinh trên đại dương và nhân đó, Mỹ cũng đã củng cố sự hiện diện về ngoại giao và quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương, một chiến lược mà Tổng thống Barack Obama gọi là “xoay trục về phía châu Á”.
Cuộc khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên đã tạo một cái cớ tốt cho Mỹ và các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc để chống lại cái thế đang lên của Trung Quốc.
Tiến ra biển để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”
Lợi ích chiến lược của Bắc Kinh nằm trong khuôn khổ “giấc mơ Trung Hoa ” mà ông Tập Cận Bình đã trình làng trong bài diễn văn nhậm chức Chủ tịch nước hồi tháng Ba. Ông Tập đã gắn liền “giấc mơ” này với khái niệm “phục hưng Trung Quốc”, nhằm khôi phục lại quá khứ của đế chế Trung Hoa thời xa xưa. Để đạt được điều đó, Bắc Kinh đã lao vào công cuộc chinh phục những vùng lãnh thổ được cho là cần phải giành lại, theo kiểu vết dầu loang.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Nhật Bản quản lý nhưng bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, hồi tháng 11/2012 là trung tâm cuộc khủng hoảng ngoại giao và thương mại giữa Tokyo và Bắc Kinh. Các sản phẩm của Nhật bị tẩy chay và đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh bị những người biểu tình vây hãm. Từ đó đến nay, mỗi ngày Bắc Kinh đều cử tàu đến quấy nhiễu lực lượng tuần duyên Nhật xung quanh quần đảo này. Thậm chí một chiến hạm Trung Quốc còn chĩa radar định vị hỏa lực vào một tàu khu trục Nhật và tất nhiên là Bắc Kinh đã chối phăng vụ việc nói trên.
Libération dẫn lời các chuyên gia cho rằng các vụ va chạm trên biển có nguy cơ lớn dẫn đến những cuộc đụng độ. Hôm 13/12/2012, lần đầu tiên kể từ nửa thế kỷ qua, một máy bay trinh sát Trung Quốc đã xâm phạm không phận Nhật Bản. Một phi đội Nhật lập tức bay lên truy đuổi, khiến người ta lo ngại một trận không chiến. Khu vực này bị Trung Quốc coi là “lãnh thổ chủ quyền cốt lõi” (tương tự như Tây Tạng), có nghĩa là quyền sở hữu không thể tranh cãi.
Video đang HOT
Bãi cạn Scarborough, cũng bị Trung Quốc yêu sách, nằm cách Philippines 160 km nhưng cách bờ biển Trung Quốc đến 800 km. Mùa xuân năm ngoái, các chiến hạm Trung Quốc đã phong tỏa lối vào chính, khiến các ngư dân Philippines không thể vào được. Để phản ứng lại, Tokyo và Manila đã đứng chung một mặt trận, hợp tác với nhau trong lãnh vực quốc phòng. Những vụ đụng độ tương tự cũng diễn ra thường xuyên với Việt Nam xung quanh quần đảo Hoàng Sa (bị Trung Quốc chiếm đóng) và quần đảo Trường Sa mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và vùng lãnh thổ Đài Loan cũng đòi hỏi chủ quyền.
Quấy nhiễu trên biển: Cuộc chiến tranh tiêu hao sinh lực
Libération nhận định những vụ đối đầu này chỉ là khúc dạo đầu của chiến dịch gặm nhấm đầy tham vọng, bởi vì Bắc Kinh yêu sách toàn bộ Biển Đông, có nơi cách Hoa lục đến hai ngàn cây số ! Khẳng định được kế thừa từ đế quốc Trung Hoa cũ, Bắc Kinh đã tái khẳng định chủ quyền bằng cách cho phát hành các hộ chiếu có in tấm bản đồ bao gồm “đường lưỡi bò”. Tuần qua, một đội tàu chiến hiện đại của Trung Quốc đã tập luyện đổ bộ lên một đảo san hô chỉ cách Malaysia có 80 km. Vốn hiền lành trước Bắc Kinh, Kuala Lumpur cũng đã phải lên tiếng. Rõ ràng là Bắc Kinh đã làm các láng giềng rất lo ngại.
Năm 2010, ông Shinzo Abe (nay đã trở thành Thủ tướng Nhật) giải thích: “Từ những năm 1980, chiến lược quân sự của Trung Quốc dựa trên quan niệm biên giới chiến lược. Ý tưởng này nói rõ là các đường biên giới và đặc khu kinh tế được xác định bởi quyền lực của một quốc gia. Kinh tế Trung Quốc càng lớn mạnh, thì vòng ảnh hưởng càng phải mở rộng. Một số cho rằng quan niệm này cũng tương đồng với q uan niệm &’không gian sinh tồn’ (Lebensraum) của Đức quốc xã”.
Sở hữu ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì trên thế giới, năm ngoái Trung Quốc đã cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên là Liêu Ninh. Nhưng về mặt chính thức thì Bắc Kinh vẫn rêu rao quan niệm “trỗi dậy hòa bình” và luôn tìm cách đưa “dân sự” lên tuyến đầu để chiếm giữ các vùng biển yêu sách. Chuyên gia Stéphanie Kleine-Ahlbrandt của International Crisis Group (ICG) mới đây đã giải thích với tờ Los Angeles Times: “Đó là một chiến lược tinh quái, bởi vì Trung Quốc có thể đạt được việc kiểm soát một khu vực mà chẳng cần bắn ra phát súng nào”.
Bài báo của Libération kết luận: Đôi khi tình hình cũng có khác. Tuần trước, Việt Nam lên án Bắc Kinh đã bắn vào một chiếc tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã chối bay. Có một điều chắc chắn là Bắc Kinh lại dấn thêm được một bước về chủ quyền trên biển.
Theo vietbao
Bức tự họa đáng giá hơn 600 tỉ bị quên lãng trong tu viện
Bức chân dung của danh họa người Hà Lan - Rembrandt được treo trong tu viện của Anh suốt nhiều năm, chẳng ai ngó ngàng tới. Mới đây, khi các nhà nghiên cứu tìm ra nguồn gốc thực sự của nó, giá bức tranh ngay lập tức tăng đến chóng mặt.
Trong suốt những năm qua, du khách tới thăm tu viện Buckland ở hạt Devon của Anh chỉ dừng lại một vài giây đứng ngắm bức chân dung của danh họa Rembrandt treo trong tu viện. Người ta luôn nghĩ rằng đó là tác phẩm được vẽ bởi học trò của danh họa.
Gần đây, các nhà nghiên cứu hội họa muốn làm rõ nguồn gốc bức tranh nên đã thực hiện các biện pháp nghiên cứu, tìm hiểu niên đại, phân tích cách vẽ và pha trộn màu sắc của nó, thật kỳ lạ, người ta nhận thấy điểm tương đương quá lớn giữa phong cách Rembrandt và bức tranh.
Bức chân dung vốn được treo trong nhà của một quý tộc địa phương, sau đó nó được đem tặng cho tu viện nhưng không ai nghĩ đó là một tác phẩm quý giá do chính tay danh họa vẽ.
Giờ đây, khi các nghiên cứu phát hiện ra bức tranh chứa đựng rất nhiều bút tích của Rembrandt, ngay lập tức giá của nó tăng lên từng ngày và đã chạm mức 20 triệu bảng Anh (tương đương hơn 639 tỉ VND).
Tuy vậy, tu viện khẳng định bức tranh đã được trao cho họ như một món quà, vì vậy họ sẽ giữ bức tranh ở lại tu viện để mọi người có thể tiếp tục đến chiêm ngưỡng và sẽ không bao giờ đem bán.
Những nhà nghiên cứu chuyên sâu về tranh của Rembrandt từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về tu viện Buckland. Tất cả đều có chung nhận định rằng bức tranh chính là tác phẩm tự họa của tác giả.
Bức tranh được vẽ từ năm 1635, khi đó Rembrandt 29 tuổi, ông mặc một chiếc áo choàng không tay và đội một chiếc mũ nhung, tất cả đều màu đen. Trên mũ còn gắn lông đà điểu Châu Phi.
Danh họa Rembrandt Harmenszoon van Rijn, một trong những tên tuổi hàng đầu của thế hệ vàng mỹ thuật Hà Lan. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông nổi tiếng với số lượng tranh tự họa hiếm có - gần 50 bức sơn dầu, 32 bức sử dụng thuật khắc axit và 7 bức khắc họa chân dung chi tiết.
Một nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Hà Lan - ông Van de Wetering cho biết: "Trong 45 năm qua, Hiệp hội nghiên cứu về Rembrandt đã đúc kết được nhiều tri thức về phong cách của ông, nhờ thế, khi tiếp xúc với bức tranh cổ bị quên lãng này, chúng tôi đã nhanh chóng có những nhận định mới về nó."
Khi bức tranh được đem đi chụp X-Quang, những giả thiết đưa ra càng được khẳng định. Kỹ thuật vẽ hoàn toàn trùng khớp với những gì người ta thường thấy ở các bức tranh nổi tiếng của danh họa.
Trong năm nay, bức họa sẽ được gửi tới các chuyên gia để làm sạch lớp bụi bám trên bề mặt.
Cùng chiêm ngưỡng một số bức tự họa nổi tiếng khác của Rembrandt:
Theo Dantri
Báo Pháp tiếp tục in truyện về nhà tiên tri Hồi giáo Một tạp chí châm biếm của Pháp vừa phát hành cuốn truyện tranh đặc biệt về cuộc đời của nhà tiên tri Mohammed, một động thái có thể kích động làn sóng biểu tình mới. Chủ bút tạp chí châm biếm Charlie Hebdo của Pháp, Stephane Charbonnier. Ảnh: AFP Tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo, từng kích động làn sóng biểu...